Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

5 mẹo giúp bạn không bao giờ hết chuyện để nói khi giao tiếp

Đăng 6 năm trước

Chúng ta đều từng trong hoàn cảnh như vậy: khi đang nói chuyện với người khác, mọi thứ vẫn đang diễn ra rất vui vẻ rồi tự dưng yên lặng và lúng túng. Lúc đó đầu óc bạn hoàn toàn trống rỗng, bạn không biết mình phải nói gì và có thể cảm nhận đôi mắt của người đối diện đang nhìn đi xung quanh như thể muốn tìm ai đó để nói chuyện. Hoàn cảnh này thật khó xử! Bài viết dưới đây đưa ra 5 mẹo hữu ích giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

1. Áp dụng câu nói "...làm tôi nhớ đến..."

Khi bạn nhận ra mình đang ở trong hoàn cảnh mà đầu óc thật sự trống rỗng, hãy thử áp dụng câu nói "...làm tôi nhớ đến...". Điều này có nghĩa là bạn thử nhìn xung quanh và nói: "Cái gì đó làm tôi nhớ đến..." và điền vào dấu ba chấm. Cách này khá hữu hiệu để bắt đầu một cuộc hội thoại mới cũng như để tiếp tục cuộc hội thoại khi đối phương mới kết thúc một câu chuyện. 

Đây chính là cách các nhóm bạn bè vẫn thường dùng để tương tác với nhau. Đó là vì chúng ta thường sẽ hứng thú với người đem lại cho ta cảm giác người ta cũng giống mình. Từ đó, những câu chuyện liên quan có thể xây nên cầu nối giữa hai người. Nhưng hãy lưu ý đừng liên tục nói những chuyện của mình và tỏ ra hay ho hơn chuyện của họ, hoặc bạn sẽ bị coi là một kẻ ngạo nghễ.

2. Cố gắng hỏi những câu hỏi mở

Khi đặt câu hỏi, bạn nên cố gắng hỏi những câu hỏi mở càng nhiều càng tốt. Thay vì nói rằng: "Ồ, hóa ra bạn đến từ Đà Lạt. Bạn có thích mọi thứ ở đó không?". Thì bạn có thể hỏi: "Bạn thích Đà Lạt như thế nào? Tôi tò mò về nơi đó quá!". Đối với câu hỏi thứ nhất, sau đó sẽ chỉ là một lời đáp có hoặc không và rồi yên lặng một cách lúng túng. Còn với câu hỏi thứ hai sẽ làm cho người kia nói về những thứ họ thích, mở ra nhiều chủ đề cho cuộc hội thoại hơn. 

Ngoài ra, hãy nhớ rằng quy luật mà tất cả những đứa trẻ 3 tuổi đều biết chỉ đơn giản là hỏi "tại sao". Đó chính là một cách khá hay để khiến cho người khác nói chuyện nhiều hơn. Vì vậy, ví dụ như khi ai đó nói rằng họ là tư vấn viên, bạn có thể hỏi là: "Tại sao bạn lại quyết định làm nghề tư vấn?". Cụ thể hơn, không giống những đứa trẻ lên ba, bạn không phải cứ liên tục hỏi tại sao, nhưng đào sâu hơn vào động lực của họ thường sẽ giúp bạn và người đó có sự kết nối sâu sắc hơn trong cuộc đối thoại. 

3. Dùng những câu hỏi "phục hồi"

Trường hợp xấu nhất, khi mà cuộc hội thoại trở nên thật sự yên ắng, hãy dùng những câu hỏi có thể "phục hồi". Đó là những câu hỏi chuyển chủ đề có thể "cứu sống" cuộc trò chuyện của bạn. Đây là ba câu hỏi tiêu biểu nhất: 

  1. Nếu bạn đang đi với một nhóm mới và cuộc trò chuyện chấm dứt ngay sau câu đùa đầu tiên. Một câu hỏi "phục hồi" hữu hiệu là: "Làm sao các cậu lại biết nhau vậy?". Dường như lúc nào cũng có câu chuyện nào đó giúp dựng nên một cuộc hội thoại.
  2. Nếu bạn đang nói chuyện với một người, bạn có thể hỏi: "Vậy câu chuyện của bạn là gì?". Điều thú vị ở câu hỏi này chính là câu hỏi quá mở đến nỗi người kia có thể sẽ dẫn bạn đến với chủ đề mà họ muốn nói. Thường thì sẽ phản hồi kiểu như: "Ý cậu là tôi làm nghề gì hay là tôi thích làm gì cho vui?". Giọng điệu và sự nhiệt tình của họ thường sẽ cho bạn biết mình nên tiếp tục với khía cạnh nào của cuộc hội thoại.
  3. Cuối cùng, đối với những người mà bạn biết rõ, hãy hỏi họ về kế hoạch tương lai. Câu hỏi kiểu này khá hay vì chủ đề cuộc hội thoại sẽ liên tục được thay mới, giúp bạn dễ dàng kết nối với những người làm việc công sở hay đồng nghiệp cùng công ty bạn làm hơn.

4. Đọc theo kịch bản khen ngợi

Nếu thấy ai đó hay cười, bạn có thể nói là: "Trông cậu giống kiểu người mà trẻ con hay thích ấy nhỉ?". Hoặc nếu họ trông khỏe mạnh, bạn có thể nói: "Nhìn cậu có vẻ thích tập thể thao.". Nếu bạn nói đúng, có thể họ sẽ cởi mở hơn và nói với bạn nhiều hơn về vấn đề đó. Nhưng kể cả nếu bạn sai thì bạn cũng có thể nói ra điều gì đó khiến cho bạn có ấn tượng trong lần đầu tiên gặp nhau. Dù sao thì bạn cũng có những điều mới mẻ để nói trong cuộc hội thoại đó.

5. Lật nhanh kịch bản

Để không phải lo lắng về việc hết chuyện để nói, thay vào đó, cho phép người kia tiếp tục cuộc trò chuyện bằng cách thể hiện rằng mình thoải mái với sự yên lặng. Nghiêm túc mà nói, bạn có thể cảm thấy 30 giây là hơi lâu, nhưng nếu bạn chỉ cần hít thở sâu trong lúc cố giữ mình thật thoải mái khi nhìn vào mắt người kia, thường thì người kia sẽ bình luận gì đó hoặc hỏi bạn một câu hỏi. Hoặc nếu bạn thật sự muốn họ tiếp tục, hãy nhắc lại mấy từ cuối mà họ vừa nói. Cách này sẽ làm cho họ đi vào chi tiết hơn và thường thì chúng cũng giúp tác động mạnh mẽ khiến cho người ta cởi mở với bạn hơn.

Chúc bạn luôn may mắn và thành công!

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #kỹ_năng_giao_tiếp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn