Phạm Quang Lập

5 món ăn quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Miền Trung.

Đăng 8 năm trước

Ngày Tết Đoan Ngọ bây giờ đã được ít thấy dần ở các vùng nông thôn. Nhưng ở Miền Trung ngày này và những món ăn gần như là ngày Tết rất quan trọng.

Theo truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Và dần dần, do ảnh hưởng nền văn hóa của nước lân cận này mà Tết Đoan Ngọ cũng trở thành ngày lễ, Tết truyền thống của một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc nhưng được lai căng và biến thể.

Ở Việt Nam Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày Tết "giết sâu bọ". Là khoảng thời gian chuyển giao giữa hai mùa. Dịp để các nông dân nghỉ ngơi, làm sạch đồng ruộng, giết sâu bọ  và cầu nguyện một vụ mùa mới sung túc,  bội thu hơn.

Đối với Miền Trung, Tết Đoan Ngọ còn là dịp để họp mặt, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, láng giềng. Như một ngày  tết thực thụ thông qua việc cúng bái và cùng nhau ăn uống những món ăn thân thuộc nhất.

1. Bánh ú nước tro:

Là một trong những món ăn có từ lâu đời trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Miền Trung. Bánh có dạng hình chóp. Được nặn từ bàn tay con người và gói bằng lá chuối. Bánh ú tro nước có nhiều tên gọi khác như bánh ú, bánh giò tùy theo từng địa phương. Cũng tùy theo từng vùng mà mỗi vùng bánh tro có những vị rất khác nhau, rất riêng của từng vùng. Nhưng, dù có bằng hương vị nào thì bánh tro vẫn giữ được sức hút từ sự dân dã,  mộc mạc của người Miền Trung.

Mô tả hình ảnh


2. Hoa quả.

Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm  quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Riêng với Tết Đoan Ngọ,  người Miền Trung thoải mái, đa dạng hơn trong việc chọn những sản phẩm hoa quả của mình. Bởi như đã nói, Người Miền Trung còn coi đây là dịp để tiếp đãi khách tới thăm chơi trong ngày này.

Mô tả hình ảnh

Mô tả hình ảnh

3. Cơm rượu.

Không như cơm rượu của miền Bắc thường rời, cơm rượu miền Trung ép thành từng khối thì cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn. Món ăn có nước tiết ra, pha thêm đường nên có vị ngọt đúng chất miền Nam. Cơm rượu được chế biến như nấu xôi. Gạo nếp sau khi chín, trải đều ra mâm hay khuôn và để hơi nguội, không được quá nóng men rượu sẽ bị chết không lên men.

Mô tả hình ảnh

4. Thịt Vịt.

Thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết “giết sâu bọ” của người dân miền Trung. Một số giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch (lập hạ). Trong khi đó, một số lại quan niệm, vịt sẽ bắt đầu béo ngậy, thơm ngon hơn kể từ ngày mùng 5/5 (âm lịch) trở đi.
Người miền Trung  đặc biệt rất thích món vịt tiết canh.

Mô tả hình ảnh

5. Chè.

Vừa là món để cúng, vừa để đãi khách. Thường thì với ngày nay người Miền Trung hay nấu chè đậu, chè nếp, chè đầu xanh, chè trôi nức. ..

Mô tả hình ảnh

Nếu thích, cùng chia sẻ và đọc bài của mình nhiều hơn tại Đây nhé!!!

Ốc -  Sưu Tầm và Tổng Hợp.

Chủ đề chính: #Món_ăn_ngày_tết_Đoan_Ngọ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn