Lam Đôi khi lãng mạn, nhưng bản chất vô cùng thực tế, Sống hơi điên điên bất cần một chút

5 phong tục kinh dị đáng sợ của các dân tộc trên toàn thế giới.

Đăng 6 năm trước

Từ xa xưa, bất kể một dân tộc hay bộ tộc nào cũng có cho mình một nét truyền thống rất riêng, một phong tục tập quán mà có thể muôn đời họ vẫn không bỏ được,để bất cứ ai nhìn thấy nó sẽ nghĩ ngay đến họ, có những tập tục rất tốt cần được lưu truyền, nhưng bên cạnh đó có khá nhiều các phong tục được liệt kê vào hàng ghê rợn mà chính bản thân họ cũng không muốn thực hiện. Bài viết là sự tổng hợp các nét truyền thống khá kinh dị của các dân tộc trên thế giới.

1. Lồng đĩa vào môi dưới

Tùy theo từng bộ tộc đĩa sẽ được lồng vào môi dưới theo từng thời điểm khác nhau, nhưng đặc điểm chung đều thể hiện nét xinh đẹp của người phụ nữ, với quan niệm ai đeo được đĩa với kích thước càng lớn sẽ càng xinh đẹp, càng được quý trọng và sẽ nhận được nhiều của cải từ nhà trai khi đến độ tuổi kết hôn. Hai ý nghĩa khác của tục lệ này là họ tin rằng linh hồn ma quỷ sẽ tiến nhập vào từ miệng, đó là lý do tại sao sử dụng một tấm chặn. 

và có nghĩa là những người phụ nữ như này sẽ không bị người khác bắt đi làm nô lệ.Truyền thống này là đặc trưng của Bộ tộc Mursi nằm ở một vùng đất xa xôi thuộc miền Nam Ethiopia, gần biên giới với Sudan. 

 Khoảng tầm 15-16 tuổi, các cô gái ở đây sẽ được những người thân giúp đỡ khoét môi, kéo dài môi dưới sao cho có thể đặt được một chiếc đĩa vào. Những chiếc đĩa đặt trên môi các cô gái thường làm bằng gỗ hoặc sứ.Kích thước đĩa sẽ lớn dần theo độ tuổi của người phụ nữ, nó lớn đến khi nào họ hài lòng thì thôi.Các cô gái trẻ chưa chồng có thể đeo đĩa bất kỳ khi nào họ xuất hiện trước đám đông, còn những phụ nữ có chồng thì họ đeo đĩa ít hơn. Phụ nữ có chồng chỉ đeo đĩa khi phục vụ chồng trong bữa ăn, lúc tiếp khách hoặc khi khiêu vũ mà thôi. Với những người chồng đã qua đời, họ bỏ luôn chiếc đĩa trên môi.

2. Kéo cao cổ bằng những chiếc vòng

Tục lệ này được thực hiện bởi những người phụ nữ của tộc Kayan thuộc dân tộc Kareni, ngôn ngữ thuộc nhóm Miến – Tạng, có nguồn gốc cổ xưa tại vùng đất Myanmar. 

Phụ nữ ở đây, từ lúc 5 tuổi đã được đeo vòng lần đầu. Càng lớn thì càng có nhiều lễ và đeo vòng nhiều hơn, nặng hơn. Cổ người phụ nữ cứ dài ra theo năm tháng cho đến khi họ trở về với thế giới bên kia. Có người cổ cao đến gần nửa mét, với trọng lượng của hệ thống vòng trên người phụ nữ có thể lên tới 16 kg. 

Khác với ý nghĩa của việc lồng đĩa vào miệng, phụ nữ Kayan quan niệm đeo vòng cổ để giảm bớt đi sự xinh đẹp, từ đó tránh được ánh mắt dòm ngó của các bộ tộc khác, và sẽ không bị bắt đi làm nô lệ tình dục, một  ý nghĩa khác việc đeo vòng cổ cao có thể tránh được sự tấn công của thú dữ vào cổ. 

 Nếu người phụ nữ ngoại tình sẽ bị tháo vòng cổ ra, rất đau đớn và đó được xem như một hình phạt.

3. Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ

Tục lệ này được người Pokot, Kenya thực hiện, Hơn 1/4 trẻ em gái và phụ nữ ở Kenya đã trải qua nghi lễ cắt bộ phận sinh dục, theo số liệu của Liên Hợp Quốc năm 2014. Nghi lễ cắt xén bộ phận sinh dục nữ giới được thực hiện bằng việc cắt âm vật và cơ quan sinh dục bên ngoài, sau đó khâu âm đạo để làm giảm ham muốn tình dục của phụ nữ. Các vật sắc nhọn như dao lam, kéo hoặc mảnh kính vỡ sẽ được bộ tộc sử dụng để thực hiện nghi lễ. 

Ý nghĩa của tục lệ này theo quan niệm của bộ tộc là: giúp bảo vệ trinh tiết của người phụ nữ, làm giảm nguy cơ người phụ nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoại tình sau hôn nhân.Là tục lệ bắt buộc mà tất cả trẻ em gái phải chịu, họ phải trải qua giây phút rất đau đớn để thực hiện theo tục lệ của ông cha ngày xưa.

4. Tục lệ bó chân của phụ nữ Trung Quốc

Tục lệ được thực hiện bởi những người phụ nữTrung Quốc thời phong kiến xa xưa. Những người lớn trong gia đình sẽ bắt đầu dùng băng vải để bó chân cho con gái, cháu gái họ từ khi mới chỉ 2-5 tuổi vì khi đó xương bàn chânchưa phát triển hoàn thiện và dễ uốn nắn.

Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kíchthước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm. 

Quy trình bó chân sẽ bắt đầu bằng việc ngâm chân trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm.  Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt sâu để ngăn chặn sự phát triển của chân và sự nhiễm trùng.Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gãy và cuốn gọn vào trong những dải băng và kéo giật mạnh về phía gót chân.Chân sẽ được bó như thế cho đến khi họ chết đi, để có được “gót sen” như mong muốn.

 Ý nghĩa của tục lệ này để thể hiện: sự sang trọng và quý phái của người phụ nữ. Là điểm thu hút đàn ông với khát vọng có được một gia đình chồng giàu có, quyền quý của phụ nữ thời đó. Với đôi chân nhỏ xíu, bước đi uyển chuyển sẽ giống như cành đào trong gió, với họ có một sức quyến rũ lạ kì. Ngoài ra việc trong một gia đình có nhiều phụ nữ có “gót sen” còn thể hiện sức mạnh kinh tế của người chủ trong gia đình.

5.Tục nhuộm răng

Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của bộ tộc người Việt để phân biệt với các sắc dân khác.Tục nhuộm răng được thực hiện khi răng đã cứng cáp (qua giai đoạn răng sữa)  Để khởi đầu cho việc nhuộm răng thì miệng và răng phải được làm vệ sinh, phải chuẩn bị hàm răng cho thật sạch. Không được có bợn, bả răng trong các kẽ và chân răng, phải lấy hết cho đến khi lấy tay sờ vào thân răng phải trơn láng mới được. Trong ba ngày đầu phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột trộn với muối sống hầm chín thành bột. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai ngậm chanh hoặc hạnh,súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của nước cốt làm cho lớp men ngoài răng “mềm” đi, tính acid của chanh sẽ bào mòn tạo thành những vệt lõm sần sùi trên men răng. Thời gian này là thời gian đau đớn nhất cho người nhuộm răng, môi, lưỡi, lợi và niêm mạc trong vòm họng sưng tấy, hai hàm răng lung lay gần như muốn rụng. Thuốc nhuộm răng bằng nhựa cánh kiến đượcđiều chế trước đó từ 7 đến 10 ngày theo đúng công thức với tỷ lệ bột nhựa cánh kiến và nước cốt chanh tùy theo mỗi người, chất sền sệt đó được trét lên một mảnh vải thô trắng hay lụa. Ở thôn quê, người ta trét lên lá dừa, cau hay lá ngái sau đó mới áp lên hai hàm răng. 

 Việc áp thuốc nhuộm răng được thực hiện vào sau buổi ăn chiều, đến giữa đêm sẽ được thay bằng một miếng áp mới. Đến sáng người ta sẽ gỡ ra thật nhẹ nhàng tránh bị bong tróc lớp nhựa sơn mới phủ lên đêm trước. Sau khi lấy thuốc ra phải súc miệng bằng nước mắm, có nơi dùng nước dưa chua để thải hết chất thuốc c.n sót lại. Người nhuộm răng gần như phải ngậm miệng suốt đêm, tránh tối đa miếng thuốc nhuộm rơi bong ra, phải làm như vậy mỗi đêm 2 lần trong 7 đêm. Khoảng thời gian đó người nhuộm răng chỉ được nuốt thức ăn chứ không được nhai.  

Tục nhuộm răng đen thể hiện nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ thời xưa,thể hiện sự sạch sẽ văn minh.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn