Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

5 quan niệm sai lầm về thành công mà nhiều người vẫn cho là đúng

Đăng 6 năm trước

Làm việc điên cuồng, ôm đồm thật nhiều thứ và muốn thành công là phải hy sinh… Tất cả những suy nghĩ này đều là những lầm tưởng mà bạn cần thay đổi.

Bạn muốn làm được nhiều hơn trong cuộc đời – có được một thân hình lý tưởng, theo đuổi sở thích bạn đam mê, khởi nghiệp hay thăng tiến trong công việc.... Bạn bắt đầu xây dựng thói quen tích cực mà có thể đưa bạn đưa đi đúng hướng – tập thể dục, dậy sớm, viết lách, thiền, các “nghi thức” buổi tối, học tập… 

Bạn bắt đầu với tràn đầy sự quyết tâm (có thể thỉ trong khoảng 1 tuần). Sau đó, có thứ gì đó khiến bạn bắt đầu bỏ quên thói quen trong một vài ngày: dự án mới, các sự kiện bất ngờ của gia đình, ốm đau và vô số các lý do khác. 

Thi thoảng, bạn cảm thấy rằng đơn giản là bạn chẳng còn sức để làm bất kỳ thứ gì nữa. Bạn quá bận, quá già và kiệt sức.

Nhưng sẽ thế nào nếu đó không phải là sự thật? Sẽ thế nào nếu thứ khiến bạn thất bại lại nằm ở những giới hạn trong niềm tin mà bạn luôn nắm giữ? Tất nhiên, ở đây ý của tôi không phải là các niềm tin tích cực.

Phần lớn mọi người đều có rất nhiều niềm tin về thứ nên làm, không nên làm, cách cư xử đúng đắn và con đường dẫn tới thành công. Nếu chỉ xét ở bề nổi thì nhiều trong số đó tốt đẹp, tạo động lực và đúng trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy.

Dưới đây là 5 niềm tin sai lầm về thành công mà ai cũng cần biết.

1. Tất cả những gì cần làm đó là phải thật chăm chỉ

Ít nhất một nửa số người mà tôi biết, trong những năm gần đây, thất bại đều vì lý do này. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đó là sự thật.

Hiển nhiên, thành công yêu cầu một sự nỗ lực, chăm chỉ đến điên cuồng, bất kể bạn muốn chiến thắng trong một cuộc chạy marathon hay khởi nghiệp thành công. Bạn không thể nào muốn có được thứ bạn muốn mà không dành hàng giờ vùi đầu vào nó, cho dù bạn có tìm ra cách làm việc thông minh như thế nào đi chăng nữa.

Tuy nhiên, bạn còn có những công việc khác như việc nhà, chăm sóc con cái. Bạn lấy đâu ra thời gian và năng lượng để kiên trì với các thói quen tốt mới xây dựng mỗi ngày, chẳng hạn như chạy 30 phút hay tập thiền? Và rồi, bạn lờ chúng đi và cứ tiếp tục bỏ qua tất cả. 

Điều thú vị ở đây là chăm chỉ không phải là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công, ít nhất là ở giai đoạn đầu mới tạo ra một thói quen. Thứ duy nhất quan trọng ở đây đó là bạn thực sự làm nó mỗi ngày, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nên, thay vì dành 30 phút thì hãy khởi đầu với khoảng 2 phút. 

Có thể bạn nghĩ rằng 2 phút không giúp bạn đạt được kết quả nào rõ rệt nhưng sẽ giúp bạn làm quen với thói quen mới, đúng hơn là chính bộ não của bạn. Dần dần, chúng sẽ trở thành một hoạt động thường ngày, giống như việc bạn vẫn đánh răng sáng sớm vậy.

Chăm chỉ quan trọng nhưng đó mới chỉ là bước thứ hai mà thôi. Sự kiên trì mới là bước đầu tiên đưa bạn đạt được thứ bạn muốn.

2. Đặt deadline thật sát và nếu không hoàn thành, nghĩa là bạn thất bại

“Tôi phải giảm được 5kg/tháng” hay “năm nay, tôi phải xuất bản được 2 cuốn sách” trong khi đầu năm nay bạn mới tập viết lách.

Không có deadline, bạn rất dễ rơi vào trì hoãn và chẳng hoàn thành thứ gì cả. Nhưng sẽ thế nào nếu tôi nói chính nó thực sự sẽ khiến bạn thất bại trong nhiều trường hợp?

Thứ nhất, deadline khiến bạn bị hút vào mục tiêu và kết quả cần đạt được. Bạn sẽ liên tục đánh giá bạn làm tốt như thế nào mỗi ngày bằng cách đứng lên bàn cân hay phát xét một cách khắt khe chất lượng bài viết của bạn.

Điều mà bạn bỏ qua ở đây đó là trong những tuần đầu, bạn sẽ không nhận thấy bất cứ một kết quả rõ ràng nào cả. Nếu liên tục chỉ chăm chăm vào thành tích thì không có gì lạ khi “vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản”.

Thứ hai, deadline khiến bạn đánh giá thấp tổng lượng thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu. Hãy nhìn xung quanh bạn và bạn sẽ thấy điều này xảy ra với tất cả mọi người: chậm thời hạn và cần thêm thời gian để hoàn thành công việc. Nếu deadline không thực tế thì các kỳ vọng sẽ trở nên bất khả thi và khiến bạn mất động lực.

Do vậy, trong thời gian đầu làm bất cứ điều gì, đừng đặt ra thời hạn quá khắc nghiệt mà hãy tập trung vào thứ quan trọng hơn: xây dựng nền tảng cho công việc/thói quen đó. Cụ thể hơn, để duy trì động lực, hãy tập trung vào câu hỏi tại sao (big why): Tại sao bạn muốn hoàn thành dự án này? Phần thưởng nào bạn sẽ đạt được? Bạn sẽ hạnh phúc và hài lòng hơn như thế nào nếu có kết quả tốt? 

3. Bạn phải trở nên tốt hơn và tuyệt vời hơn hiện tại

Mục tiêu quan trọng. Tất cả các chuyến hành trình của sự thay đổi đều bắt đầu với mục tiêu. Đồng thời, bạn cũng phải có quyết tâm để giành được chúng. Tuy nhiên, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quá quyết tâm? Bạn bắt đầu nuôi dưỡng một niềm tin khác: con người bạn hiện tại chưa có gì tốt đẹp cả.

Bạn quên mất một điều cốt lõi: self-acceptance (chấp nhận bản thân).

Vậy nên, bạn phải chấp nhận bản thân bạn là ai và sau đó, toàn tâm toàn ý với mong muốn tăng trưởng chính mình. Nếu nghĩ rằng bạn đã rất “hoàn hảo”, bạn sẽ không có động lực để cố gắng nữa. Nhưng nếu nghĩ rằng bạn quá vô dụng thì bạn sẽ bị ám ảnh bởi những khuyết điểm của mình, dẫn tới không thể nào hình thành được suy nghĩ tích cực và dễ mất động lực khi gặp thất bại.

4. Bạn phải sẵn sàng hy sinh mọi thứ để có được thành công

Có lẽ, bạn đã nghe câu chuyện này hàng triệu lần: người thành công phải làm việc hàng giờ, thậm chí quên cả ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ.

Eric Clapton dành 18 giờ mỗi ngày để tập đàn, Bill Gates thi thoảng ngủ ở văn phòng, không về nhà để tiết kiệm thời gian hay Edison làm việc cả ngày không nghỉ trong quá trình phát minh ra bóng đèn điện…. Thông điệp cơ bản bạn thu được đó là bạn cần hy sinh ngay cả những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất nếu muốn thành công.

Tuy nhiên, bạn đã quên một điều đó là họ không hề làm việc như “siêu nhân” mỗi ngày.

Nếu liên tục bỏ bữa sáng, ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày hay gần như không nghỉ ngơi khi làm việc thì năng suất, khả năng ra quyết định đúng đắn, trí nhớ, trí thông minh, ý chí, động lực… của bạn không sớm thì muộn sẽ giảm sút.

Thay vì dành thời gian làm tất cả mọi thứ một cách điên cuồng thì tại sao bạn không ưu tiên hoàn thành những thứ quan trọng hơn, sát với mục tiêu của bạn và bớt thời gian cho những thứ khác như lướt Facebook, xem TV hay đến quán bar mỗi ngày?

5. Phải thay đổi bản thân hoàn toàn thật nhanh chóng

Bạn muốn khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn, tự tin hơn, làm việc hiệu quả hơn mà vẫn có thể cân bằng được công việc và cuộc sống.

Phần lớn thời gian, chúng ta được tạo động lực để làm thứ gì đó nhờ việc nghĩ về con người mà chúng ta muốn trở thành. Điển hình nhất là bất cứ thứ gì cũng trở nên có thể khi chúng ta cầu nguyện ở thời điểm bước sang Năm mới. 

“Chính xác. Đây sẽ là thời điểm tôi trở nên khác biệt”. 

Bạn mong muốn tạo ra một “cuộc cách mạng”. Bạn cố gắng thực hiện 6 thói quen mới mỗi ngày, thậm chí là nhiều hơn…. Nhưng cuối cùng, bạn vẫn thất bại đấy thôi.

Tại sao? Đó là bởi vì tạo ra sự thay đổi cần ý chí. Trong cuốn sách Willpower: Rediscovering the Greatest Human Strenth của Roy Baumeister, ông đã nhấn mạnh tới việc phát triển nhiều thói quen mới cùng lúc sẽ phân chia ý chí, khiến cho chúng ta khó mà đạt được tất cả.

Thế nên, hãy làm từng bước một, thực hiện từng mục tiêu nhỏ cho tới mục tiêu lớn chứ không nên ôm đồm. Hãy để cho thành công đầu tiên của bạn dẫn đường đưa bạn tới các thành công sau đó.

Theo Marc & Angel

Chủ đề chính: #thành_công

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn