Cú mèo

5 thói quen nên từ bỏ nếu muốn thành công và hạnh phúc trong năm 2017

Đăng 7 năm trước

Các thói quen xấu là một trong những yếu tố ghì chúng ta lại trên con đường thành công. Hãy cũng Ohay thay đổi 5 thói quen xấu dưới đây để tự tin đón nhận năm 2017 thành công và đầy hạnh phúc.

Chính những thói quen xấu đang cản bước của bạn trên con đường thành công và tiến tới hạnh phúc. Để thay đổi thói quen không phải điều dễ dàng nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện bởi thói quen không sẵn có mà được hình thông qua sự lặp đi lặp lại một hành vi. Ở thời điểm giao thời của năm cũ và năm mới, đã đến lúc bạn hãy từ bỏ những thói quen xấu và bước vào năm 2017 với thành công và hạnh phúc. Sau đây là 5 thói quen phổ biến bạn nên từ bỏ ngay bây giờ.

Than thở

“Những gì chúng ta cần làm là luôn hướng về tương lai; khi thế giới quanh bạn thay đổi, thậm chí là chống lại bạn – những gì đã từng là cơ hội thì giờ đã trở thành thách thức -bạn phải luôn hướng về phía trước và nghĩ về việc bạn phải làm những gì bởi than thở không phải là chiến lược hay” – Jeff Bezos 

Nếu phải lựa chọn hành vi có tác động tiêu cực nhất đến thành công và niềm hạnh phúc, than thở phải được nhắc đến đầu tiên. Than thở bắt nguồn từ sự thiếu tự tin sâu thẳm bên trong chúng ta với ý nghĩ rằng cả thế giới đang quay lưng lại với chúng ta. Nó củng cố cho niềm tin sai lầm đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta từ khi còn nhỏ, nếu chúng ta khóc than sẽ có một điều kỳ diệu hoặc ai đó sẽ xuất hiện và giúp ta vượt qua giai đoạn khó khăn. 

Than thở không chỉ vô ích mà còn có hậu quả vô cùng tồi tệ đối với lòng tự trọng, niềm tin, tác động xấu đến tinh thần, cảm xúc và cả sức khỏe. Thường xuyên than thở khiến bạn suy nghĩ tiêu cực và dần dần trở thành một thói quen. Thay vì phàn nàn, đơn giản hãy tập trung vào giải quyết vấn đề bạn đang phàn nàn. 

Chằng hạn, thay vì la um lên “Riết chịu hết nổi, từ ngày áp dụng cái quy trình này mọi việc trở nên rối tung lên, công việc không chạy”, hãy nói “Quy trình này sẽ tốt hơn nếu chúng ta làm điều X. Vậy chúng ta làm cách nào triển khai điều X?” 

Bạn có đồng ý với tôi rằng cách nói thứ hai đòi hỏi ở bạn một chút nỗ lực? Và đó là lý do tại sao than thở dễ dàng hơn bởi nó không phải tìm lời giải và không cần cố gắng.

Đổ lỗi

 “Hãy nhớ rằng, chỉ mình bạn phải chịu trách nhiệm đối với việc duy trì năng lượng của bản thân. Hãy thôi đổ lỗi, than thở và viện lý do, mà nên tiếp tục hành động để đạt được mục tiêu”- Jack Canfield

Một khi than thở đã trở thành thói quen thì bước tiếp theo của tiến trình chính là đổ lỗi – cho bất cứ ai hay ngoại cảnh hơn là việc tự kiểm điểm bản thân. Và điều này thật mỉa mai. Bạn càng giỏi đổ lỗi thì khả năng dựng chuyện để bao biện rằng bạn hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm cho hành động và hậu quả do bản thân tạo ra. 

Tôi biết bạn đang nghĩ gì, “Nhưng, có những điều mà tôi không thể kiểm soát được”. Vậy, nếu bạn chọn hành động nhận hoàn toàn trách nhiệm về cách mà bạn phản ứng với mọi thứ xảy ra với bạn, dù tốt hay xấu thì sao? Nếu bạn chấp nhận rằng bản thân luôn phải có trách nhiệm để tìm ra con đường tốt nhất hướng về phía trước thì mọi chuyện tồi tệ xảy ra với bạn sẽ là cơ hội học hỏi và trưởng thành. 

Và đây là cái giá thật sự của việc đổ lỗi cho người khác hoặc điều kiện ngoại cảnh, bạn bỏ qua cơ hội để hoàn thiện bản thân, và đó chẳng bao giờ là một điều hay nếu mục tiêu của bạn là phải thành công. Còn nếu mục tiêu của bạn là bị kẹt trong vũng lầy của quá khứ, thì hãy tiếp tục đổ lỗi đi.

Né tránh

 “Trong cuộc đua đường dài, lãng tránh nguy cơ không giúp bạn an toàn hơn việc thẳng thắn đối mặt. Dù sợ hãi hay dũng cảm đối mặt thì nguy cơ vẫn sẽ tồn tại” Helen Keller

Cha đẻ của ngành quản trị kinh doanh hiện đại, Peter Drucker đã từng nói rủi ro lớn nhất là không có rủi ro nào. Ông cho rằng chính việc cố bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm thái quá đã tạo ra nguy cơ cho chúng ta, khiến ta đánh mất cơ hội. Chiếc máy bay an toàn nhất là chiếc không cất cánh, con tàu an toàn nhất là con tàu không rời cảng. Nếu bạn muốn mọi thứ thật an toàn thì bạn đã nhầm lẫn khi xuất hiện ở thế giới này. 

 Vì thế, thay vì bị ràng buộc với suy nghĩ lãng tránh sao bạn không đối diện và xác định những gì bạn cần phải vượt qua? Khi tôi nhìn lại cuộc đời của mình, đó toàn là những điều mà tôi từng rất sợ hãi, nhưng khi đã vượt qua và làm chủ nỗi sợ thì đây chính là một trong các nhân tố đóng góp cho thành công và hạnh phúc.

Chối bỏ

“Bạn sẽ tìm thấy sự bình yên không phải bằng cách thoát khỏi vấn đề, mà bằng cách dũng cảm đối diện với nó. Bạn sẽ tìm thấy sự bình yên không phải bằng cách phủ nhận, mà là trong chiến thắng” J. Donald Walters

Nếu bạn cứ lãng tránh thì lúc nào đó chối bỏ sẽ trở thành thói quen mà chính bạn cũng thật sự không biết thói quen này có từ khi nào! Sống một cuộc sống tự lừa dối bản thân là điều tồi tệ nhất bởi điều bạn cần phải vượt qua đã trở nên vô hình với bạn. 

 Đây là một vòng lẩn quẩn. Thật ra, mọi người sống với cảm giác tự lừa dối sẽ làm bất cứ điều gì để củng cố niềm tin của họ rằng không có bất cứ trở ngại gì. Cũng giống một đứa trẻ nhắm mắt lại để già vờ rằng đang sợ sệt thứ không thật sự tồn tại. 

Vì thế, nếu chúng ta cứ chăm chăm những hành vi ấu trĩ thì để đối phó với nó chúng ta sẽ hành động như những đứa trẻ. Nhiều người trong chúng ta từ nhỏ đều học được rằng cách tốt nhất để đối phó với những cơn ác mộng và những tình huống tồi tệ là chấp nhận và đối đầu với nguồn gốc nỗi sợ hơn là tìm cách chạy trốn. Và bạn đã làm gì trong thực tế cuộc sống. Thay vì chối bỏ sự tồn tại của trở ngại, tôi đề nghị bạn đương đầu với nó bằng tất cả sức lực của mình, ghì chặt nó, chiếm hữu nó, đến khi lựa chọn duy nhất là phải vượt qua.

Hối tiếc

“Quá khứ là một thứ tuyệt vời và tôi không muốn xóa bỏ hay hối tiếc, và tôi cũng không muốn bị nó giam cầm” – Mick Jagger

Vâng, và thói quen mà chúng ta dễ mắc phải và phản tác dụng nhất trong tất cả, chính là hối tiếc. 

Phải chăng bản thân bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều thứ từ những sai lầm? Hãy thử suy nghĩ về những điều không hợp lý để đảm bảo rằng bạn đã rút ra bài học từ những sai lầm trong quá khứ? Đây là một suy nghĩ tích cực, nhưng nếu không có gì trục trặc thì sao? Nếu như mọi việc xảy ra đúng như dự đoán vì một lý do nào đó thì chúng ta chỉ cần hướng về phía trước thay vì nhìn lại sau lưng? 

Vậy thì sao bạn không thực hiện những điều mình muốn. Nếu mọi việc không đi đến đâu thì ít nhất bạn cũng đã có một bài học. Tóm lại, “Sự hối tiếc về những gì chúng ta đã làm có thể dịu đi theo thời gian; nhưng chính sự hối tiếc về những gì chúng ta đã không làm thì không bao giờ nguôi ngoai được” - Sydney J. Harris.

Nói cách khác, nếu bạn đã cố gắng nhưng chưa thành công thì hãy tự hào vì đã có đủ dũng khí để thử nghiệm – vì vậy hãy loại bỏ từ ‘hối tiếc’ khỏi từ điển của mình. 

Do vậy, để đón nhận một năm 2017 thành công, ngập tràn hạnh phúc

Thay vì than thở hãy giải quyết vấn đề 

Thay vì đổ lỗi hãy chịu trách nhiệm 

Thay vì né tránh hãy đối mặt với nỗi sợ 

Thay vì chối bỏ vấn đề hãy chấp nhận 

Thay vì hối tiếc hãy hân hoan với những gì đã cố gắng.

(Nguồn: Inc-asean)

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm:

Chủ đề chính: #suy_ngẫm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn