Lão Nông

5 vị thuốc thần dược quanh ta, không phải ai cũng biết

Đăng 4 năm trước

Đại danh y Tuệ Tĩnh có câu nói 'Nam dược trị nam nhân', vì vậy cây cỏ quanh ta đều là vị thuốc quý, không phải ai cũng biết. Sau đây, là 5 vị thuốc quý quanh ta. Đó là, những vị thuốc, cây thuốc gì?

1. Tía tô vị thuốc quý chữa cảm mạo

             Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy vung kín và khi xông mở vung. 

              Cháo tía tô:Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.Uống nước tía tô: Có 2cách. Tía tô tươi 15 - 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này dùngcho trẻ em người già yếu. 

           Có thai bị cảm mạo:Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, có đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).

           Cho người già yếu: Tía tô bổ hư, giáng khí dùng cho trường hợp khó thở ở trẻ em, người già, người có thai vừa hiệu quả, vừa antoàn.Ho tuổi già(lão khái) ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mạn tính). Nếu không phải do phong hàn và bệnh khác thì dùng thang "Tam tử phụng mẫu" gồm có tô tử, lai phục tử, xuyên bối mẫu mỗi vị 8 gam và bạch giới tử 2g. Sắc uống nóng.

2. Cây sả vị thuốc quý không thể thiếu trong nhà bạn

         Người ta trồng sả để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, làm dưa, ướp thịt cá. Lá sả dùng nấu nước gội đầu, thường phối hợp với một số cây có tinh dầu khác (bạc hà, kinh giới, lá chanh, ngải cứu, lá buởi…) để nấu nước xông giải cảm. 

         Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi thối, trừ tà khí, giải cảm hàn thấp,nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa.

         Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa:Nấu nước lá sả tắm hằng ngày (kinh nghiệm dân gian).   Cảm cúm: Nồi nước xông gồm lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lả ổi. Trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).         

         Hai chân tự nhiên phù:Củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè (kinh nghiệm dân gian). 

         Có thai hay nôn ọe: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày (kinh nghiệm dân gian).          

        Nhức đầu do thời tiết: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu (thiếu một thứ cũng được), thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.         

          Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng...): Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần).

3. Cải soong món ăn, vị thuốc tốt quanh ta

         Theo đông y Cải soong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế tư dưỡng. Từ thời Thượng cổ, Hippocrat cho là nó có tính long đờm. Dioscoride cho biết nó có tính lợi tiểu. Từ thời Trung cổ, người ta dùng nó làm thuốc lọc máu và trị bệnh đường hô hấp. Từ thế kỷ 16, các tính chất như lợi tiểu, làm ngon miệng, chống hoại huyết đã được nói đến. Ngày nay ta biết Cải soong là một loại rautốt cho cơ thể. Trước hết, nó có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hoá,cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống Thiếu máu, chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho. Nó còn làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.

 Một số bài thuốc từ cải soong: 

 1. Nóng bức mùa hè,người mệt, hắt hơi, dùng Cải soong,  một nắm (60g), rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống.

 2. Trị giun, giải độc,lợi tiểu, dùng Cải soong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm Cải soong, 3 củ Hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước uống ngày 2 ly giữa các bữa ăn. 

 3. Tàn nhang, dùng 3 phần dịch Cải soong, 1 phần mật ong quấy đều, dùng vải mềm tẩm thuốc xoa sáng và chiều, để khô rồi rửa sạch. Ghi chú: Người nghiện thuốc lá nên ăn nhiều Cải soong. Nước dịch của Cải soong dùng súc miệng làm chắc chân răng và làm đỡ hôi miệng. 

4. Rau mùi gia vị ngon, vị thuốc quý quanh ta

          Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm, dược tính như sau:

          - Chữa cảm cúm: Hạt rau mùi giúp hạ sốt và chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi. Uống dịch ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt.

         - Chữa rối loạn tiêu hóa: 1-2 muỗng dịch nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ,viêm gan và viêm ruột kết. Nó cũng rất hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn. Rau mùi khô còn chữa tiêu chảy và lỵ cấp tính. Bài thuốc gồm rau mùi khô phốihợp với ớt xanh, xác dừa, gừng và nho đen không hạt sẽ giúp chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa.        

           - Hạ cholesterol trong máu: Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp làm hạ cholesterol trong máu. Đun 1 nhúm hạt rau mùi khô trong nước sôi, lọc,để nguội và uống nhiều lần trong ngày còn giúp lợi tiểu vì kích thích sự bài tiết của thận.           

          - Chữa rong kinh: 6 g hạt rau mùi khô đun với 1/2 lít nước, sắc cho cạn còn phân nửa, có thể cho thêm tí đường cho dễ uống, uống lúc còn nóng. Chỉ sau 3 đến 4 ngày uống thuốc này người bệnh sẽ thấy dễ chịu ngay.

5. Húng tranh vị thuốc quý quanh ta

         Một số bài thuốc nam thường dùng trong dân gian từ cây húng chanh:

      - Rắn cắn, bò cạp và ong đốt: Lá húng chanh tươi giã đắp- Chữa chảy máu cam: Húng chanh 20g, lá trắc bá sao đen 15g, hoa hòe sao đen 10g, cam thảo đất 15g. Sắc uống ngày một thang. Lá húng chanh đem vò nát, nhét vào bên mũi chảy máu. 

        - Chữa dị ứng nổi mề đay: Lá húng chanh nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát. 

         - Chữa đau bụng: Lá húng chanh non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.- Chữa cảm cúm, ho, viêm họng, khản tiếng:Lá húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm 2 lần trong ngày. Đối với trẻ em,thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.

           - Chữa sốt cao, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, lá tía tô 15g, gừng tươi 5g cắt lát mỏng, cam thảo đất 15g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi.- Chữa hôi miệng: Húng chanh khô một nắm đem sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng rồi nhổ ra. Cần làm 5-7 lần.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn