Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

5 Vụ ám sát Tổng Thống chấn động lịch sử nhân loại

Đăng 4 năm trước

Họ là những nhà lãnh đạo kiết xuất có đóng góp vô cùng to lớn đối với quốc gia cũng như là những bậc vĩ nhân trong tiến trình lịch sử nhân loại. Thế nhưng, số phận của họ lại kết thúc bi thảm bởi những mưu đồ chính trị của những thế lực đối lập trong bóng tối. Tuy nhiên, tên tuổi của họ vẫn luôn được thế giới ca tụng như những vị anh hùng.

1. Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee

Đây là vị Tổng thống thứ 3 của Đại Hàn Dân Quốc. Ông có nhiều phát kiến, cải cách độc đáo và táo bạo giúp Hàn Quốc phát triển vượt bậc trong thập niên 60-70 của thế kỷ 20, đưa nước này từ một quốc gia lạc hậu, đói kém trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Tổng thống Park Chung Hee sinh ngày 14 tháng 11, 1917 tại Gumi, Hàn Quốc. Ông nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc từ năm 1963 đến năm 1979. Vì để rút ngắn giai đoạn cải cách quốc gia, ông đã áp dụng những chính sách vô cùng hà khắc để tập trung toàn bộ mọi nguồn lực nhằm phát triển kinh tế.

Ông đã thẳng tay thanh trừng các quan chức tham nhũng, ngăn chặn những tập đoàn kinh tế tham gia lũng đoạn, thao túng kinh tế của Hàn Quốc. Ông muốn xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, tạo nhiều cơ hội cho các tập đoàn vừa và nhỏ phát triển dựa trên tiềm lực và sự sáng tạo của mình. Chính vì điều này ông vấp phải rất nhiều sự phản đối của các nhân vật đối lập. Ông đã bác bỏ những ý kiến ấy và vẫn tiến hành theo cách của mình và bị cho là kể độc đoán, một nhà lãnh đạo độc tài.

Từ đây, các nghị sĩ đối lập có quyền lợi bị lung lay bởi những chính sách của Tổng thống Park đã lên kế hoạch để loại ông khỏi chính trường Hàn Quốc bằng một vụ mưu sát.Tổng thống Park Chung-hee bị ám sát ngày 26-10-1979 trong một tiệc tại một tòa nhà bí mật trong Nhà Xanh (Phủ Tổng thống) .

Sát thủ Kim Jae-gyu không ai khác là giám đốc Cục Tình báo trung ương Hàn Quốc (KCIA) do chính tay ông Park bổ nhiệm. Kim khai trước tòa: “Park là một cản ngại cho nền dân chủ”, còn việc hạ sát tổng thống là “hành động yêu nước”. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, động cơ của Kim không rõ ràng. Ông ta cũng bị xử treo cổ ngày 24-5-1980. Park Chung Hee cùng các vệ sĩ đã bị Kim và các nhân viên KCIA hạ sát bằng súng. Cũng có thông tin nghi ngờ vụ ám sát có liên quan đến bàn tay của cục tình báo Hoa Kỳ CIA.

Có thể nói, đây là một cái kết bi thảm cho gia đình Tổng thống Park vì trước đó 5 năm, phu nhân của ông là bà Youk Young Soo cũng bị bắn chết bởi một đối tượng thuộc tổ chức thân Bắc Triều Tiên ở Nhật là Mun Se Gwang. Kẻ ám sát muốn nhắm vào Tổng thống Park nhưng đường đạn oan nghiệt đã cướp đi mạng sống của phu nhân Youk Young Soo.

2. Tổng thống Abraham Lincoln

Ông là Tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông được cả thế giới ca ngợi là người đã chấm dứt chế độ nô lệ. Những đóng góp của ông vố cùng quan trọng đến sự phát triển của Hoa Kỳ trong thời gian ông cầm quyền, giúp quốc gia vượt qua những cuộc khủng hoảng về Hiến pháp, quân sự và đạo đức, đưa Hoa Kỳ chấm dứt cuộc Nội chiến Nam Bắc.

Lincoln chủ trương những giải pháp ôn hòa, không thù địch sau chiến tranh nhằm nhanh chóng tái thiết đất nước.Chính vì theo một chủ trương trung lập, ông gánh chịu sự công kích từ nhiều phía. Chính sách hòa giải và bao dung của ông thời hậu chiến trong lúc xã hội đang diễn ra nhiều thuẫn và các cuộc tranh chấp về quyền lợi khiến phân hóa sâu sắc.

Khi cuộc chiến sắp kết thúc, kế hoạch tái thiết của tổng thống tiếp tục được điều chỉnh. Tin rằng chính phủ liên bang có một phần trách nhiệm đối với hàng triệu nô lệ được giải phóng, Lincoln ký ban hàng đạo luật Freedman’s Bureau thiết lập một cơ quan liên bang đáp ứng các nhu cầu của những cựu nô lệ, cung ứng đất thuê trong hạn ba năm với quyền được mua đứt cho những người vừa được tự do.Ông bắt đầu trở thành cái gai trong mắt của những lực lượng tàn dư thuộc Liên minh miền nam sau chiến tranh.

Theo Wikipedia:Một diễn viên nổi tiếng, John Wilkes Booth, là gián điệp của Liên minh đến từ Maryland; dù chưa bao giờ gia nhập quân đội Liên minh, Booth có mối quan hệ với mật vụ Liên minh. Năm 1864, Booth lên kế hoạch bắt cóc Lincoln để đòi thả tù binh Liên minh. Nhưng sau khi dự buổi diễn thuyết của Lincoln vào ngày 11 tháng 4 năm 1865, Booth giận dữ thay đổi kế hoạch và quyết định ám sát tổng thống.

Dò biết Tổng thống, Đệ Nhất Phu nhân, và Tướng Ulysses S. Grant, nhân vì ăn mừng việc chấm dứt chiến tranh, sẽ đến Nhà hát Ford, Booth cùng đồng bọn lập kế hoạch ám sát Phó Tổng thống Andrew Johnson, Bộ trưởng Ngoại giao William H. Seward, và Tướng Grant. Ngày 14 tháng 4, Lincoln đến xem vở kịch "Our American Cousin" mà không có cận vệ chính Ward Hill Lamon đi cùng. Đến phút chót, thay vì đi xem kịch, Grant cùng vợ đến Philadelphia.

Trong lúc nghỉ giải lao, John Parker, cận vệ của Lincoln, rời nhà hát cùng người đánh xe đến quán rượu Star kế cận. Lợi dụng cơ hội Tổng thống ngồi trong lô danh dự mà không có cận vệ bên cạnh, khoảng 10 giờ tối, Booth lẻn vào và bắn vào sau đầu của Tổng thống từ cự ly gần. Thiếu tá Henry Rathbone chụp bắt Booth nhưng hung thủ đâm trúng Rathbone và trốn thoát.

Sau mười ngày đào tẩu, người ta tìm thấy Booth tại một nông trang ở Virginia, khoảng 30 dặm (48 km) phía nam Washington D. C. Ngày 26 tháng 4, sau một cuộc đụng độ ngắn, Booth bị binh sĩ Liên bang giết chết.Ông được lịch sử xem là một vị anh hùng trong việc chống lại chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc, ông đã  để lại câu nói bất hủ:

“Không có lý do gì trên thế giới này khiến cho người da đen không được hưởng tất cả các quyền được liệt kê trong Tuyên ngôn Độc lập - quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Họ cần được hưởng ngang bằng những người da trắng”

3. Tổng thống John F.Kennedy

"Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước này" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).                                                                                                 John F. Kenedy

Ông là Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng ông vẫn được nhân dân Mỹ xem là một trong những vị Tổng thống vĩ đại trong lịch sử Hoa Kỳ. Kennnedy là một vị Tổng thống trẻ tuổi và có nhiều sức thu hút to lớn với công chúng với những hành động táo bạo, quyết đoán mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia cùng các vấn đề thế giới.

Ông cũng vận động các quốc gia hợp tác với nhau để chống lại chủ nghĩa độc tài, nghèo khổ, bệnh tật và chiến tranh.Trong thời gian cầm quyền, Kennedy cũng nỗ lực để chấm dứt nạn kì thị chủng tộc. Năm 1954 Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết chấm dứt tình trạng phân cách học sinh da trắng và da màu tại các trường công lập. Ông ủng hộ mạnh mẽ các phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ. Cũng chính vì điều này, ông bị nhiều cộng da trằng ở miền nam phản đối kịch liệt.

Về khoa học vũ trụ, Kennedy đã tích cực thúc đẩy các chương trình phát triển thám hiểm không gian của Hoa Kỳ trong thời gian này như một mục tiêu để chạy đua với Liên Xô.  Kennedy yêu cầu quốc hội chuẩn chi hơn 22 tỷ đô la cho Đề án Apollo, với mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng trước khi chấm dứt thập niên 1960. Năm 1969, sáu năm sau khi Kennedy chết, mục tiêu này được hoàn thành khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

Vào ngày 22.11.1963, chính là ngày định mệnh đối với Tổng thống John F.Kennedy khi ông phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy đến thăm thành phố Dallas ở bang Texas. Cuộc điều tra chính thức cho thấy Tổng thống Kennedy bị ám sát bởi một sát thủ đơn độc tên là Lee Harvey Oswald.

Chỉ hai ngày sau cái chết của Tổng thống Kennedy, Oswald bị bắn chết ngay tại đồn cảnh sát Dallas. Mặc dù vậy, kết luận này vẫn còn gây tranh cãi sau 55 kể từ khi Tổng thống Kennedy qua đời và vụ ám sát này được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế kỷ 20. Bởi nhiều người cho rằng không có đủ bằng chứng đáng tin cậy để kết luận vụ ám sát chỉ do Lee Harvey Oswald tiến hành.Tổng thống Mỹ được đưa tới Bệnh viện Parkland và được thông báo qua đời 30 phút sau.

Kẻ nổ súng duy nhất bị phát hiện đến nay là Lee Harvey Oswald, một cựu quân nhân thủy quân lục chiến. Trong vòng sáu giây, y đã bắn tổng cộng ba phát đạn vào ông Kennedy, trúng hai. Sau đó chính Oswald bị tay chủ hộp đêm Jack Ruby bắn chết trên đường áp giải từ nhà tù thành phố lên quận, câu chuyện về cuộc ám sát tổng thống Kennedy càng thêm nhiều nghi vấn.

Người ta tin rằng Oswald không thể hành động một mình và danh sách hung thủ tiềm năng, đồng bọn với Oswald là Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), những tên cướp và thậm chí là cả “cánh tay phải” của ông Kennedy. Tổng thống Kennedy là một trong những lãnh đạo được nể trọng và yêu mến nhất lịch sử Mỹ hiện đại. Cái chết của ông ở tuổi 46 gây nhiều tiếc nuối, nhưng bản thân ông cũng dính liền với những thông tin giả mạo, sai lệch, thuyết âm mưu.

Tháng 10-2017, tổng thống Donald Trump quyết định công bố thêm 2.800 tập tin tài liệu mật về vụ ám sát ông Kennedy. Theo một khảo sát năm 2013, không dưới 62% người Mỹ tin rằng có một âm mưu lớn hơn đằng sau một nghi phạm mang tên Lee Harvey Oswald.Ngay khi tổng thống Kennedy vừa bị ám sát, phó tổng thống Lyndon B. Johnson là người chịu tai tiếng không ít, vì có nhiều người theo thuyết âm mưu nói rằng chính ông là kẻ chủ mưu giết tổng thống để sau đó được kế nhiệm.

Chủ tịch Cuba khi đó Fidel Castro cũng nằm trong "diện nghi vấn" của những thuyết âm mưu, do mối quan hệ Cuba - Mỹ cực kỳ nhạy cảm. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng quy trách nhiệm cho Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), Cơ quan tình báo Liên Xô KGB, hay các tổ chức mafia.

Đó là một thời kỳ căng thẳng của lịch sử quốc tế, nên kẻ thù của nước Mỹ không biết đâu mà lần. Nhưng tựu trung, sau khi tiếp nhận rất nhiều thuyết âm mưu, chỉ một điều chắc chắn rằng người ta không tin rằng Oswald đã hành động một mình.Chính tổng thống Trump, người thường bài bác tin giả, trong thời gian tranh cử đã cáo buộc cha của ứng viên đối thủ trong Đảng Cộng hòa Ted Cruz là người liên quan tới vụ việc trên. Theo ông Trump, cha của Ted Cruz là Rafael Cruz, đã chụp hình cùng Oswald trước khi vụ ám sát diễn ra.

4. Tổng thống William McKinley

William McKinley hầu như luôn luôn cài một bông hoa cẩm chướng đỏ trên ve áo của mình khi đến bất kì đâu như một lá bùa may mắn. Và có vẻ đúng như thế thật. Trong khi chào đón một dòng người vào năm 1901, ông đã rút bông hoa từ áo mình ra tặng một bé gái . Vài giây sau, ông đã bị ám sát và qua đời 8 ngày sau đó.

William McKinley sinh ngày 29/1/1843 tại bang Ohio, nơi được coi là “vùng đất của những tổng thống”. Chỉ tính trong thế kỷ 19, đã có tới 6 tổng thống Mỹ xuất thân từ bang này, nhiều hơn bất cứ một bang nào khác ở Mỹ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Allegheny bang Pennsylvania vào năm 1861. Khi cuộc nội chiến nổ ra cũng vào năm này, McKinley đã ngay lập tức đăng ký tham gia đơn vị bộ binh tình nguyện bang Ohio.

Đơn vị của ông đã trải qua rất nhiều trận chiến, trong đó McKinley đã tham gia chiến đấu tại Cedar Creek, Opequon và Fishers Hill.Ông cũng tham gia vào cuộc đụng độ đáng sợ giữa Liên minh miền Nam và Liên bang miền Bắc tại Antietam ngày 17/9/1862. Hôm đó, trận chiến đẫm máu nhất của cuộc nội chiến đã diễn ra ngay bên ngoài Sharpsburg bang Maryland, và kéo dài trong vài ngày. Trận chiến chấm dứt với trên 22.000 người chết và bị thương trên chiến trường bên bờ sông Antietam. McKinley sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng khủng khiếp đó.

Vai trò của Tổng thống McKinley trong lịch sử được thể hiện qua cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898, trong đó Mỹ đã dễ dàng giành thắng lợi. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Mỹ giành quyền kiểm soát Puéctô Ricô, đảo Guam và 7.200 hòn đảo của Phillíppin. Tuy nhiên, những lợi ích có được sau chiến tranh không phải là không bị chỉ trích bởi nhiều người không đồng ý Mỹ tiếp quản những vùng lãnh thổ ở quá xa. Tổng thống McKinley sau khi cân nhắc kỹ càng cuối cùng đã phê duyệt việc tiếp quản.

William McKinley, Jr. (sinh 29 tháng 1 năm 1843 - mất 14 tháng 9 năm 1901) là tổng thống thứ 25 của hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và là quân nhân cuối cùng của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ được bầu làm tổng thống. Vào khoảng thập niên 1880, người đàn ông quê Ohio này được biết đến khắp toàn quốc với tư cách là nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa.

Các chính sách nổi trội của ông là coi việc đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu như là một phương châm cho sự thịnh vượng, điển hình là bảng thuế McKinley ra đời năm 1890. Với tư cách là ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1896, ông nắm giữ tiêu chuẩn vàng và đề xuất Thuyết đa nguyên giữa các nhóm sắc tộc.

Chiến dịch tranh cử của McKinley, thiết kế bởi Mark Hanna, giới thiệu những kĩ thuật quảng bá cổ động mới trong tranh cử đồng thời đã tạo nên cuộc cách mạng hóa cho các loại hình quảng cáo cổ động tranh cử, chiến dịch này đã đánh bại chiến dịch của đối thủ của ông là William Jennings Bryan. Cuộc bầu cử năm 1896 là một cuộc bầu cử tái tổ chức (realigning election) đã đánh dấu sự mở đầu của Thời kỳ tiến bộ.

McKinley đã lãnh đạo đất nước trở lại thời kỳ thịnh vượng sau cuộc suy thoái kinh tế Panic 1893 và ông tái đắc cử sau một cuộc bầu cử quyết liệt nữa với Bryan năm 1900, lần này là tập trung vào chính sách đối ngoại. Trên cương vị tổng thống, McKinley đã chiến tranh với Tây Ban Nha trong cái gọi là Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ.

Trong nhiều tháng ông đã phản đối yêu cầu của cộng đồng cho cuộc chiến, một cuộc chiến bắt nguồn từ các thông tin về sự tàn bạo của Tây Ban Nha tại Cuba, nhưng chính quyền của McKinley đã không thể ép Tây Ban Nha đồng ý thực hiện cải tổ ngay lập tức. Sau đó ông xâm chiếm Philippines, Puerto Rico, Guam và Hawaii đồng thời thiết lập nên một chế độ bảo hộ với Cuba. McKinley bị một người theo chủ nghĩa vô chính phủ có tên là Leon Czolgosz ám sát năm 1901, Phó tổng thống Theodore Roosevelt là người kế nhiệm ông.

5. Tổng thống Ngô Đình Diệm

Là vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa tức Đệ Nhất Cộng hòa sau khi phế truất Cựu hoàng Bảo Đại. Ông từng làm quan dưới thời vua Bảo Đại, sau đó giữ chức Thủ tướng của Quốc gia Việt Nam.

Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo lâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã cải đạo cho dòng họ ông, nên tên thánh của ông là Gioan Baotixita (João Batista).Cha ông là Ngô Đình Khả và mẹ ông là Phạm Thị Thân, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Ngô Đình Khả từng làm võ quan từ triều Đồng Khánh, theo Nguyễn Thân một người hợp tác với chính phủ Liên bang Đông Dương (thuộc Pháp) đàn áp các phong trào chống Pháp như nhóm Văn Thân của ngự sử Phan Đình Phùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Khả từng làm tới Thượng thư triều đình nhà Nguyễn kiêm Phụ đạo Đại thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái.

Ông Diệm làm quan trong thời gian triều Nguyễn sắp suy tàn, là một con người chính trực, mẫn cán, lại là người ái quốc theo chủ nghĩa dân tộc, có đường lối chống Pháp tích cực. Bất mãn trước sự nhu nhược, bất lực của Hoàng đế Bảo Đại trong việc đối phó với những yêu sách của người Pháp, ông đã từ chức Thượng thư.

Ông đã từng lên án Bảo Đại “chẳng là gì chỉ là công cụ trong tay người Pháp”. Trước sự khí khái của ông cụ Phan Bội Châu đã có bài thơ tặng ông, đăng trên báo Tiếng Dân có những câu như sau:

Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói

Nhá nhem thây kệ mắt đen thui

Ví chăng kịp lúc làm vai vế

Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi

Từ năm 1042 đến năm 1944, ông tích cực tham gia phong trào chống Pháp và đi nhiều nơi để vận động độc lập cho Việt Nam. Trong thời gian ở Nhật, ông gặp tướng Douglas MacArthur chỉ huy quân Mỹ tại Nhật để thuyết phục Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam, nhưng tướng Douglas MacArthur tiếp kiến ông và Giám mục Ngô Đình Thục rất lạnh nhạt, không có biểu hiện gì cho thấy tướng Douglas MacArthur sẽ ủng hộ Việt Nam.

Theo lời khuyên của Wesley Fishel, giáo sư chính trị Đại học Michigan, ông Diệm sang Hoa Kỳ để thuyết phục Tổng thống Mỹ Eisenhower ủng hộ Việt Nam độc lập.Tháng 9 năm 1950, Ngô Đình Diệm đến Washington gặp các viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng ông không gây được ấn tượng với họ. Sau khi gặp, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhận xét Ngô Đình Diệm “quan tâm ngang bằng nếu không nói là hơn… đến việc thực hiện các tham vọng cá nhân, thay vì giải quyết những vấn đề phức tạp mà đất nước của ông đang đối mặt ngày hôm nay”.

Tháng 10 năm 1950, Ngô Đình Diệm sang Vatican gặp Giáo hoàng rồi đến Paris gặp các quan chức Việt và Pháp đồng thời đề nghị Bảo Ðại bổ nhiệm ông làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam với điều kiện ông có đủ thẩm quyền để chỉ đạo các cơ quan hành chính tại Việt Nam nhưng Bảo Đại chỉ trả lời chung chung.

Ông triệt để bác bỏ sự can thiệp của người Pháp vào các vấn đề tại Việt Nam.Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương (một cơ quan do Pháp thành lập), từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Quốc gia Việt Nam quản lý. Tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp trong vòng năm tháng thực hiện chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam mọi công tác của Quân đội Quốc gia Việt Nam còn phụ thuộc vào bộ chỉ huy Liên hiệp Pháp.

Với người một mực theo chủ nghĩa dân tộc độc lập, ông tích cực phản đối các thế lực nước ngoài can thiệp chính trị vào Việt Nam. Ông đã thành công trong việc loại bỏ những bộ phận thân Pháp, thân Bảo Đại còn sót lại tại miền nam và xây dựng một chế độ cộng hòa mới. Và cũng chính vì điều này, ông đã gây ra những mối bất hòa với người Mỹ.

Là một người Công giáo mộ đạo hết mực, ông khá ưu ái với người Công giáo, đây chính là nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn dân tộc, gây những bức xúc với cộng đồng người Phật giáo tại Việt Nam.

Thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền là giai đoạn mà kinh tế của Việt Nam Cộng hòa tăng trưởng tương đối nhanh (giai đoạn 1955-1960) và tăng trưởng vừa phải (1960-1963), song vẫn giữ được mức độ tăng giá vừa phải. Ngân sách Nhà nước thời gian đầu cân đối thậm chí có thặng dư, song từ năm 1961 trở đi bắt đầu chuyển sang thâm hụt. Mức độ đầu tư lớn, nông và công nghiệp nói chung đều phát triển.

Tuy nhiên chính sách ruộng đất không giải quyết được việc địa chủ chiếm hữu phần lớn ruộng đất, khiến nông dân nghèo không có kế sinh nhai.Một số chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn này có thể coi là tiến bộ, song bất ổn định chính trị (xung đột vũ trang giữa các phe phái, các vụ đảo chính, sự nổi dậy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam) đã hạn chế các chính sách nói trên phát huy hiệu quả.

Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đưa quân vào Việt Nam mà muốn đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính vì điều này mà người Mỹ đã chỉ đạo các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khởi động cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Đến tháng 5/1963, khi trả lời phỏng vấn tờ Washington Post, ông Nhu tuyên bố Mỹ có thể rút đi một nửa số cố vấn. Đại sứ Pháp Lalouette, cho rằng "quyết định của ông Nhu vào hồi tháng 4 yêu cầu rút cố vấn cấp tỉnh đã là lý do chính để người Mỹ quyết định lật đổ ông Diệm".

Các mối quan hệ của chế độ Ngô Đình Diệm với Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn trong năm 1963, do sự bất mãn ngày một tăng trong phần lớn Phật tử ở miền Nam Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1960 CIA bắt đầu nhận thấy mầm mống nổi loạn chống Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn ngày càng tăng, CIA tập hợp thông tin về thành phần bất mãn trong quân đội đồng thời cố gắng khai thác tướng Trần Văn Minh và các nguồn khác nhằm liên lạc với thành phần tham gia đảo chính. Nhân viên CIA Miller được lệnh của Trạm CIA tránh can dự "cố vấn" cho phe đảo chính mà chỉ việc lặng lẽ theo dõi diễn biến rồi báo cáo về Trạm.

Tướng Dương Văn Minh và các đồng mưu lên kế hoạch lật đổ chính phủ của Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 bằng một cuộc đảo chính nhanh gọn chóng vánh. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đưa quân đội tới chiếm đóng tất cả các vị trí trọng yếu ở Sài Gòn, chặn mọi cửa ngõ ra vào nội đô. Tại dinh tổng thống, chỉ có một lực lượng nhỏ trung thành bảo vệ cho Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, các tướng lĩnh đảo chính kêu gọi Ngô Đình Diệm đầu hàng và Ngô Đình Diệm sẽ được ra nước ngoài sống lưu vong nếu đầu hàng.

Tuy nhiên tối hôm đó, Ngô Đình Diệm và đoàn tùy tùng đã trốn thoát khỏi dinh tổng thống bằng một đường hầm tới Chợ Lớn, về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn. Sáng sớm ngày 2 tháng 11, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lực lượng đảo chính bắt, cuộc đảo chính tới đây là kết thúc, phe đảo chính chỉ còn việc thành lập chính phủ mới.

Hành động đảo chính đã đưa Việt Nam Cộng hòa đến tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong một thời gian cho đến khi Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #ám_sát_tổng_thống

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn