Lục Thị Trúc Mai Tôi là một cô gái vui tính và hòa đồng, sở thích của tôi là du lịch, đọc sách, xem phim, rất mong được kết bạn với mọi người!

6 Cách ứng xử khi bị phê bình

Đăng 5 năm trước

Khi bị người khác phê bình mà chúng ta tỏ ra kích động, không chịu được khi bị phê bình, từ chối và tránh né sự phê bình một cách quá mức là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Vậy phải làm thế nào để bản thân càng tự tin và kiên cường hơn đón nhận sự phê bình? Hãy bắt đầu từ việc nhìn thẳng vào phê bình và đón nhận nó một cách thiện ý, lý trí nhé!

1. Thái độ chân thành, kiên nhẫn lắng nghe

Chúng ta kiên nhẫn lắng nghe, không được ngắt lời,hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể tỏ vẻ khó chịu. Bạn nhớ cảnh tưởng đứa trẻ khi bị mẹ phê bình không ? chúng trợn mắt, bĩu môi, mặc dù không nói lời nói nhưng biểu cảm kiểu chống đối. Điều này khiến mẹ chúng giận hơn: "Con bé này, thái độ gì thế ?" Thế là người mẹ liền cầm roi đánh con một trận.

Ngộ nhỡ chúng ta bị đổ oan thì cũng không được ngắt lời đối phương mà hãy chờ cho họ nói xong rồi mới giải thích. Điều đó khiến cho đối phương cảm thấy ta khoan dung độ lượng và dễ nảy sinh cảm giác mắc nợ với ta.

2. Nhìn rõ bản chất của những lời phê bình.

Nên nhớ phần lớn các tình huống con người tức giận dẫn đến cãi nhau hoàn toàn không phải do nội dung nói chuyện mà là do thái độ nói chuyện. Cũng như vậy, con người ta tức giận và ra sức chỉ trích người phạm lỗi hoàn toàn không phải do bản thân sai lầm mà là thái độ đối phương không chiu nhận lỗi. Vì vậy khi bị phê bình chúng ta không nên ăn miếng trả miếng hoặc tâm lý chống đối mà hãy kìm lại và ngẫm xem thực chất của vấn đề là gì, đồng thời giữ thái độ " có lỗi thì sửa, không có thì thôi". Tức là hãy cứ lắng nghe, chúng ta cũng không mất gì cả mà thậm chí còn được thêm. Làm được như vậy chúng ta có thể sẽ nghe được lời vàng ý ngọc.

3. Giúp đối phương bình tĩnh lại và xác định điểm cần phê bình.

Đôi khi đối phương chưa hết giận nên cứ phê bình chúng ta cho sướng miệng, nhưng ta vẫn chưa hiểu mình đắc tôi đội phương chỗ nào. Khi ấy không nên trực tiếp cãi lại mà nên giúp họ sắp xếp mạch tư duy, để họ bày tỏ xong nỗi bất mãn.

4. Chân thành nhờ đối phương góp ý bản thân nên sửa thế nào.

Khi bị phê bình mà chúng ta chân thành nhờ đối phương góp ý cách sửa sai thì thái độ họ sẽ mềm dẻo ngay, có thể sẽ kiên trì chỉ cho ta cách cải thiện khuyết điểm.

5. Nhận thức rõ sai lầm và dũng cảm xin lỗi.

Người ta nói "Biết sai mà sửa, vẫn là người tốt". Một câu "tôi sai rôi", một câu "tôi xin lỗi" sẽ có thể khiến mọi người giữ được hòa khí, làm dịu lại tâm trạng căng thẳng đang bùng nổ của đối phương.

6. Vứt bỏ tâm lý "thể diện"

Đây là điều khó thức hiện nhất bởi vì ai cũng có "cái tôi", có "mặt mũi" cả. Đây là do cách chúng ta suy nghĩ, nhất định không được nghĩ rằng bị phê bình một trận nghĩa là mất hết thể diện, người vừa bị phê bình đã sồn sồn lên sẽ bị coi là nông cạn và thiếu tu dưỡng, như thế mới là mất thể diện thực sự.

Trúc Mai


Những bài viết có thể hữu ích với bạn:

Chủ đề chính: #hoàn_thiện_bản_thân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn