Đào

6 cách vượt qua nỗi sợ làm người khác thất vọng

Đăng 4 năm trước

Quan tâm và lo lắng cho người khác hoàn toàn là một điều bình thường, nhưng phí thời gian làm sao khi chúng ta bị nỗi sợ làm người khác thất vọng xâm chiếm lấy tâm trí mình. Xã hội ngày nay dường như tôn vinh nỗi sợ này như một điều gì đó khá tích cực bởi nó nghĩa là ta biết quan tâm đến người khác. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một luồng cảm xúc vô cùng tiêu cực khiến ta bỏ quên cả hạnh phúc của chính bản thân mình. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 6 bước giúp bạn chiến thắng nỗi sợ này.

1. Chấp nhận rằng bạn không bao giờ đủ tốt cả

Điều này có vẻ khó nghe, nhưng điều quan trọng là hãy nhớ rằng, nếu mục tiêu của bạn là làm hài lòng mọi người – thì chắc chắn là bạn sẽ luôn thất bại. Thậm chí nếu bạn hành động đúng đắn (như suy nghĩ của bản thân) thì sẽ luôn luôn có người có quan điểm và ý kiến khác với bạn về mọi thứ. Rất tiếc, ý nghĩ rằng bạn có thể làm tất cả mọi người hài lòng là vô cùng hoang đường, đơn giản vì điều đó không thể xảy ra.  

Người lạ, gia đình và bạn bè luôn có ý kiến khác nhau về quan niệm đúng sai. Có thể họ có quan điểm gần giống nhau về hành vi được coi là tốt hoặc cũng có thể rất khác nhau – nhưng chốt lại thì điều đó cũng chẳng quan trọng lắm. Lí do là họ sẽ hoàn toàn không bao giờ cùng suy nghĩ với nhau cả, và điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ luôn thất bại trong việc làm hài lòng một ai đó.

Mark Manson lí giải cho sự khác nhau này như sau: 

“Vấn đề không phải là chúng ta so sánh bản thân mình vớingười khác mà là chúng ta đánh giá bản thân theo tiêu chuẩn nào.”

Chúng ta đều thích sự hoàn hảo, nhưng ngay khi ta nhận ra rằng ta nhất định không thể đi tới đâu trong công cuộc làm hài lòng người khác thì tốt nhất là hãy gạt bỏ nỗi sợ đó sang một bên đi.

2. Thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân

Vùng an toàn dễ chịu và thoải mái làm sao, nhưng nó cũng chặn đứng sự phát triển của bạn. Chúng ta không thể tiến về phía trước nếu cứ ờ lì một chỗ được – đó cũng chính xác là những gì bạn làm trong vùng an toàn. Bạn dậm chận tại chỗ ở một nơi mà bạn đã quen thuộc và biết quá rõ. Thế nhưng đôi khi cách duy nhất để chế ngự nỗi sợ là đẩy bản thân vào những lĩnh vực mới mẻ hơn.   

Hãy bắt đầu với những thứ nhỏ nhặt. Đó có thể là một công việc mà bạn vẫn đang trì hoãn vì nó dường như khiến bạn không thoải mái chút nào. Đó có thể là bất cứ điều gì, từ việc chia sẻ suy nghĩ của bạn (mặc dù có thể làm người đó tuột mood) đến việc tham gia lớp thể hình mà bạn cảm thấy là mình không phù hợp. 

Bắt đầu với những thứ nhỏ bé, để rồi sau đó bạn sẽ thấy nhẹ nhõm và mạnh mẽ hơn nhiều, bởi 9/10 lần là việc đẩy bản thân khỏi vùng an toàn không hề đáng sợ hay không thoải mái như bạn tưởng tượng. Sau khi cảm thấy được lợi ích khi chế ngự được nỗi sợ - dù lớn hay nhỏ - tự động bạn sẽ muốn thử thách bản thân nhiều hơn nữa.

3. Phân tích hành vi của bản thân

Đôi khi ta sống chậm hơn và nhìn lại bản thân mình bây giờ. Thử hỏi bản thân mình một vài câu hỏi: Nỗi sợ của mình đến từ đâu? Mình có lo lắng quá về nó không và lí do tại sao mình lại sợ như vậy? Trị liệu cũng là một lựa chọn không tồi nếu bạn muốn có một lời khuyên khác (đương nhiên là chuyên nghiệp hơn), hoặc bạn cũng có thể ngẫm lại bản thân mình trong quá khứ.

Nỗi sợ làm người khác thất vọng là vô cùng bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa rằng nỗi sợ này không phải là một đặc điểm xuất phát từ tuổi ấu thơ, sang chấn hay một mối quan hệ trong quá khứ. Cách mà ta phản ứng với những thứ khác thì thường là về chính bản thân ta nhiều hơn là về người khác.  

Một ví dụ về hành vi của ta đối với người khác có thể được giải thích qua học thuyết gắn bó (Attachment Theory):

"Về cơ bản, khi nhắc đến sự thân mật và quan tâm thì tất cả chúng ta đều khác nhau. Nhưng thay vào đó, chúng ta đều có mỗi “kiểu gắn bó” tương đối nhất quán với nhau. Học thuyết này khẳng định rằng điều này bắt nguồn phần lớn là do sự dạy dỗ của bố mẹ. Nhưng những mối quan hệ khi trưởng thành, việc đi gặp bác sĩ tâm lý và trải qua những sang chấn cũng có thể ảnh hưởng “kiểu gắn bó” của ta về sau.”

Mặc dù học thuyết gắn bó này lấy tiền đề trong một mối quan hệ lãng mạn và cách chúng ta phản ứng với sự thân thiết và quan tâm nhưng nó vẫn rất có ích khi bạn đang cố tìm hiểu về lí do bạn có nỗi sợ làm người xung quanh thất vọng.

Học thuyết gắn bó có nhiều kiểu gắn bó khác nhau và có liên quan đến sự giáo dục của bố mẹ. Nếu bạn xem xét kĩ hơn về từng kiểu và cách mà từng loại phảnứng trong các trường hợp, việc đánh giá bản thân sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ có một cái nhìn rõ hơn về bản thân mình cũng như tại sao mình lại phản ứng theo một cách nhất định như vậy và nguồn cơn của nỗi sợ đến từ đâu.

(Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về thuyết gắn bó thì có thể tham khảo tại đây)

4. Thiết lập ranh giới cá nhân

Tạo ra ranh giới trong cuộc sống khá quan trọng, đặc biệt là những ranh giới về cảm xúc. Đừng để người khác hiểu lầm sự tốt bụng của bạn là sự yếu đuối.  

Nếu bạn đang đọc bài này thì chắc là bạn rất muốn làm hài lòng người xung quanh bạn. Đó không phải là điều xấu gì cả. Đơn giản là bạn muốn làm người khác vui vẻ và bạn thích giúp đỡ người khác, nhưng nếu bạn luôn hành động như thế với tất cả mọi người thì đến một lúc nào đó sẽ có người lợi dụng lòng tốt của bạn mà thôi.

5. Đừng suy đoán phản ứng của người khác

Lí do mà người nào đó phản ứng hay hành động theo một cách nhất định nào đấy không hẳn là vì bạn. Bạn có thể sợ nói “không” với người khác vì bạn sợ phản ứng của họ, nhưng làm sao mà bạn biết phản ứng mà bạn nhận được đó là do bạn chứ không phải là do một yếu tố nào khác?  

Lấy một ví dụ cụ thể. Một người mời bạn tới bữa tiệc nhưng bạn lại e ngại nói “không” chỉ vì bạn sợ sẽ làm họ thất vọng –nhưng chắc gì họ đã thất vọng? Có thể do bạn nghĩ rằng mình biết là người này sẽ phản ứng tiêu cực hoặc do bạn đã thấy người đó phản ứng theo cách này với mộtngười nói “không”, nhưng điều này chẳng liên quan gì đến bạn cũng như việc bạn có làm thất vọng họ hay không.  

Người đó có thể tức giận đơn giản là vì đó là cách mà họ phản ứng với những điều không theo kế hoạch của họ (chứ không phải vì họ có suy nghĩ tiêu cực về bạn). Hoặc họ trông có vẻ khó chịu vì họ không muốn bị tuột mood sau khi bạn nói là bạn sẽ không đến bữa tiệc.

Tiến sĩ Jennice Vilhauer giải thích cho điềunày như sau:  

“Suy đoán nghĩa là thế này: Nếu tôi không có được thứ tôi muốn thì nghĩa là tôi không đủ tốt và không xứng đáng với thứ đó. Khi suy đoán của bạn thiên về sự thất vọng quá mức, bạn cần khẳng định bạn thân mình và đừng suy xét đến những yếu tố hoàn cảnh không liên quan đến bạn”. 

Đừng phân tích hoàn cảnh và suy đoán phản ứng của người khác với hành động của bạn.Hãy chỉ hành động theo tiêu chuẩn và suy nghĩ của bạn mà thôi.

6. Đánh giá lại giá trị bản thân

Nếu bạn muốn gạt bỏ nỗi sợ làm người khác thất vọng thì điều đầu tiên bạn cần tìm ra chính xác con người của mình. Giá trị của bạn là gì? Bạn muốn đứng về cái gì? Liệu bạn có đang hành động để trở thành người khác hay không – nếu không thì có thể làm gì để thay đổi điều này?  

Khó mà tìm được hoàn toàn giá trị cốt lõi của bản thân. Nó mất nhiều thờigian và là một quá trình tìm kiếm không ngừng, bởi vì chúng ta (tràn trề hi vọng rằng) không ngừng dịch chuyển và phát triển. Chúng ta thay đổi theo thời gian và trưởng thành, tâm trí cũng đổi thay không ngừng như vậy.

Nhưng nếu ta không dành thời gian để hiểu mình, đánh giá lại giá trị bản thân, biết được bản thân muốn gì thì ta sẽ dễ áp lực bởi những điều người khác nghĩ vàcũng dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác.

Lời kết

Nỗi sợ có thể đáng sợ và áp đảo bản thân ta, vì vậy ta cần sống dựa theo trực giác của bản thân thay vì cứ sợ hãi như vậy.  

Càng thấy thoải mái và tốt đẹp về hành động của mình, bạn càng dễ loại bỏ được stress cũng như nỗi sợ không làm hài lòng người khác.  

Kết lại, mọi người có thể không hài lòng với hành động của bạn – nhưng đó mới là chính là con người bạn đấy thôi.


Dịch: Đào – OhayTV  

Nguồn: lifehack.org

Chủ đề chính: #cách_sống_tốt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn