Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

6 lời khuyên hữu ích giúp bạn đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống

Đăng 6 năm trước

'Bình tĩnh đi!', 'Hãy thư giãn nào!' 'Đừng phản ứng tiêu cực như vậy!' Những cụm từ này thường được nghe khi bạn đang gặp những rắc rối và áp lực trong cuộc sống. Bài viết này đưa ra 6 lời khuyên hữu ích giúp bạn đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống một cách dễ dàng. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

1. Kiểm soát cảm xúc

Biết kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng tuyệt vời! Làm thế nào bạn có thể duy trì trạng thái ổn định về nhận thức một cách nhất quán? Trước hết, khi đối mặt với những vấn đề rắc rối, bạn phải nhận ra lỗi của bản thân (nếu có) và chịu trách nhiệm về hành động cũng như suy nghĩ của bạn. 

Một khi đã giải quyết được vấn đề này, bạn có thể bắt đầu tìm một số cách để giải tỏa tinh thần cho bản thân. Ngồi thiền tập yoga là hai phương pháp hiệu quả giúp thư giãn đầu óc nhưng mọi người lại ít sử dụng đến. 

Để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống, bạn chỉ cần bỏ ra vài phút một ngày để thực hiện một trong hai phương pháp trên, chúng sẽ mang lại cho bạn kết quả bất ngờ.

2. Chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm thực sự có khả năng chống viêm, bởi chúng sẽ làm dịu các giác quan của bạn ở mức độ sinh học. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn có nhiều đường, thực phẩm chứa gluten và lúa mì. Tất cả loại thực phẩm này chỉ làm tăng các triệu chứng viêm trong cơ thể, khiến cho thần kinh của bạn dễ bị căng thẳng nhiều hơn. 

Một số loại thực phẩm giúp gia tăng sự hạnh phúc và làm giảm căng thẳng thần kinh như sô-cô-la đen (điều chỉnh lại mức độ căng thẳng trong nồng độ cortisol của bạn) và các loại thực phẩm chứa axit béo omega-3 thúc đẩy việc bảo vệ các tế bào thần kinh như cá hồi, hạt bí và hạt hướng dương,...

Các vitamin B phức hợp hỗ trợ "khả năng giao tiếp" hiệu quả giữa các tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền thần kinh. Thêm thực phẩm chức năng vào chế độ dinh dưỡng sẽ đảm bảo được nhu cầu hấp thụ vitamin B cần thiết cho cơ thể bạn bao gồm folate, B6 và B12. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, hãy ăn một ít hạt hướng dương hay một miếng sô-cô-la đen, tình trạng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy!

3. Luôn tìm kiếm những điều thú vị

Khi tìm thấy một điều gì đó thú vị mà bạn thực sự thích làm, cơ thể của bạn sẽ giải phóng endorphins (một hoocmon tự nhiên giúp chống lại những căng thẳng mà bạn đang gặp phải). 

Một số hành động đơn giản cũng làm giảm sự lo lắng cho bạn như mỉm cười và suy nghĩ lạc quan, hai hành động này chắc chắn sẽ giúp cơ thể bạn sản sinh nhiều endorphins (hoocmon hạnh phúc) nhiều hơn.

Bạn không cần phải bỏ công sức quá nhiều để thực hiện những hành động này và kết quả có được lại rất tích cực. Lần cuối cùng bạn đã cố gắng mỉm cười thay vì giận dữ là khi nào? Tại sao bạn không thử lại lần nữa! Ngoài ra, bất kỳ hoạt động nào mà bạn thích làm cũng có thể đem lại hiệu quả tương tự. 

Bạn có thể đi mua sắm những thứ bạn yêu thích, dọn dẹp nhà cửa, xem phim, nghe nhạc, hoặc đọc sách để thư giãn lúc rảnh rỗi. Hãy tận hưởng thời gian nghỉ ngơi của bản thân một cách thật hiệu quả bạn nhé!

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ đúng giờ sẽ giúp hệ thần kinh của bạn được thư giãn hơn rất nhiều. Ngủ là một trong những cách tốt nhất làm "trẻ hóa" các dây thần kinh cũng như khôi phục lại hệ thống miễn dịch của bạn. 

Chợp mắt khoảng 10 phút cũng đủ thời gian để cơ thể bạn khôi phục lại trạng thái ban đầu. Vì thế, khi bạn đang đứng trước những căng thẳng mà chưa tìm được hướng giải quyết, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chợp mắt một lát. Mọi chuyện sẽ đâu vào đó thôi!

Khi bạn bắt đầu cảm thấy tức giận hoặc lo lắng, hãy dừng lại và tự hỏi mình, "Tôi có cần phải làm việc này không?" Bước tiếp theo là kiểm soát suy nghĩ của bạn bằng cách làm theo các bước đã được liệt kê ở trên. 

Hệ thần kinh của bạn là nền tảng vững chắc cho một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. Hãy luôn chăm sóc nó thật tốt bạn nhé!

5. Đừng phàn nàn

Phàn nàn về những gì bạn căng thẳng có vẻ giống như một ý tưởng tốt, nhưng một nghiên cứu trước đây cho thấy việc giải tỏa về các vấn đề của bạn cho bạn bè không phải luôn luôn là hữu ích. 

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Kent ở Anh. Những người tham gia nghiên cứu cảm thấy ít hài lòng với hoàn cảnh của họ hơn so với trước khi họ nói chuyện với một người bạn về những thất bại, rắc rối của họ. 

"Phàn nàn không phải là một chiến lược hiệu quả cho bất cứ ai cố gắng để đối phó với căng thẳng mỗi ngày, cho dù họ có phải là người cầu toàn, có xu hướng muốn mọi thứ phải hoàn hảo hay không", nhà tâm lý học xã hội Brad J. Bushman, giảng dạy tại Đại học bang Ohio cho biết. 

Thay vào đó, hãy thử một hoặc tất cả ba chiến lược giúp mọi người đối phó với những thất bại, đó là chấp nhận, hài hước và tích cực tái định hình, có nghĩa là tìm kiếm những điều tốt đẹp trong những tình huống căng thẳng.

6. Dành thời gian liệt kê những lo lắng

Sẽ rất tốt nếu những người hay lo lắng quá nhiều dành một khoảng thời gian để suy nghĩ về những điều đáng lo ngại, những điều đang làm phiền họ. 

Mỗi ngày nên dành ra một khoảng thời gian để liệt kê ra những vấn đề khiến bạn lo lắng, nêu ra những vấn đề giải quyết được và không giải quyết được. Tuy nó không thể giúp con người ngừng lo lắng hoàn toàn nhưng có thể giúp họ trì hoãn và hạn chế các lo lắng. Điều này cho phép con người kiểm soát tốt hơn thói quen bực bội, cáu kỉnh của họ và tập trung vào những công việc lý tưởng, tích cực hơn.

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #căng_thẳng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn