Nguyễn Minh Ngọc Hà Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today. - James Dean -

6 mẹo hay để sống khỏe mạnh

Đăng 7 năm trước

Nếu chú ý và thực hiện đúng những mẹo nho nhỏ này hàng ngày, bạn sẽ giảm thiểu tối đa các nguy cơ bệnh tật. Cùng Ohay tham khảo 6 mẹo hay để sống khỏe mạnh dưới đây nhé.

1. Không uống thuốc với nước lạnh

Theo nghiên cứu mới đây nhất của Hiệp hội chăm sóc sức khỏe Phần Lan, uống thuốc bằng nước ấm tốt hơn cho đường ruột và giúp thuốc phát huy tác dụng hiệu quả hơn dùng nước lọc thông thường. 

Nhiều người có thói quen uống bất kể là thuốc viên, thuốc bột, con nhộng… đều không uống nước hoặc uống nước lọc thông thường, hoặc ngay sau đó kèm theo một số thực phẩm yêu thích để “triệt nhanh” cảm giác đắng do thuốc gây ra. Đây là thói quen thiếu khoa học và nếu duy trì thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe.

Nghiên cứu của Hiệp hội chăm sóc sức khỏe Phần Lan cho thấy, đa số các bệnh nhân đều dùng nước lọc, nguội lạnh để uống thuốc. Phần lớn thuốc sẽ “đỗ lại” khoảng 5 phút tại thực quản, thậm chí có những loại thuốc “cứng đầu” có thể “cư ngụ” ở thực quản đến 90 phút.

Nghiên cứu cũng chứng minh, nếu uống thuốc “khan”, không dùng bất cứ loại nước nào sẽ gây tổn thương cho thực quản, đường ruột, nặng hơn có thể gây viêm loét thực quản, ăn mòn và làm thủng thành dạ dày. 

Uống thuốc không dùng nước đun sôi để nguội, hay tốt nhất là nước ấm mà thay thế vào đó là nước ép trái cây, các loại đồ uống có ga… thì thực quản sẽ là nơi đầu tiên gánh chịu hậu quả, khiến người bệnh khó chịu, có cảm giác buồn nôn, sôi bụng, nóng ruột, đau bụng… Những triệu trứng này càng được biểu hiện rõ rệt khi người bệnh ăn bất cứ loại thực phẩm nào sau uống thuốc. 

Khi uống bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất nên dùng khoảng 100ml nước ấm, hoặc nước đun sôi để nguội, nhiều quá cũng gây phản tác dụng. Sau khi uống thuốc, cần giữ tư thế người ngay ngắn nhằm “tăng tốc” cho thuốc về dạ dày và nhanh phát huy hiệu quả chữa bệnh. 

2. Không ăn thức ăn khó tiêu sau 5 giờ chiều

Bữa ăn tối là một trong ba bữa ăn chính diễn ra vào thời điểm cuối giờ chiều, ở Việt Nam, bữa ăn tối diễn ra trong khoảng 17 giờ chiều đến khoảng 20 giờ tối đây là thời gian mà con người hết giờ lao động và dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, gia đình. Bữa tối là thời gian cả gia đình quây quần, cùng ăn cơm vui vẻ cho nên thường chuẩn bị những món ăn ngon nhất cho bữa tối. Các nhà khoa học đã kết luận rằng một bữa ăn tối quá muộn và quá nhiều chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính làm cho các vi trùng hoạt động mạnh mẽ.

Nhiều lời khuyên cho rằng nên ăn tối tại gia đình, không được nhịn ăn tối nhưng cũng không ăn quá no vì ăn quá nhiều vào bữa tối sẽ gây nên áp lực cho hệ tiêu hóa cũng như hệ thần kinh, từ đó gây nên hiện tượng mất ngủ, lâu ngày có thể làm chức năng hoạt động của hệ thần kinh suy giảm. Nên ăn no ở mức độ vừa phải để không gây quá tải hệ tiêu hóa.

Không nên ăn nhiều thịt mà hãy tăng cường ăn rau xanh, rau sống và ngũ cốc dạng thô, nguồn vitamin có nguồn gốc từ thực vật này rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa cũng như không ăn nhiều đồ ngọt. vì hàm lượng đường sau khi đi vào cơ thể sẽ được phân ra làm 2 loại: đường fructose và glucose và được cơ thể hấp thụ, chuyển hóa thành năng lượng và chất béo. Mặt khác, sau khi ăn tối, hoạt động của cơ thể giảm, việc ăn nhiều đồ ngọt vào bữa tối có thể tăng cường tích lũy chất béo trong cơ thể từ đó dễ gây tăng cân.

Không ăn quá muộn (nên ăn tối khoảng từ 4 - 5 tiếng trước khi ngủ), việc ăn tối quá muộn ngoài khả năng gây tăng cân còn có thể khiến bạn mắc bệnh sỏi đường tiết niệu. Không ăn cay buổi tối vì do trong ớt chứa capsaicin, có tác dụng kích thích lên đầu lưỡi, sau đó kích thích lên não bộ và hệ thần kinh trung ương khiến cho tim đập nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể tăng và gây hưng phấn trong một khoảng thời gian. Đây đều là những nguyên nhân trực tiếp khiến cho giấc ngủ đến muộn hay mất ngủ.

Một bữa ăn tối quá muộn và quá nhiều chất dinh dưỡng (ăn uống linh đình ở các bữa tiệc đêm) là nguyên gây ra những cơn ác mộng do áp suất ở dạ dày bị tăng cao. Và sau một giấc ngủ với cái bụng vẫn còn nhiều "dinh dưỡng" như vậy khiến bạn mệt mỏi và đau đầu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh.

3. Uống nhiều nước vào buổi sáng và uống ít nước vào ban đêm

6-7 giờ: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một ly ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy để nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.

8-9 giờ: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.

11 giờ: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.

12 giờ: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.

15-16 giờ: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.

17 giờ: Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.

21-22 giờ: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.

Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon. Nên hạn chế uống nước sau 18 giờ và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ từ nửa giờ đến một giờ.

4. Thời gian ngủ tốt nhất là từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng

Sau thời điểm 22 giờ là khoảng thời gian mà các cơ quan trong cơ thể của bạn giảm sự hoạt động và thiên về trạng thái nghỉ ngơi. Đó cũng là thời điểm mà bạn cần có một giấc ngủ để hồi phục sức khỏe cho các cơ quan.

Vì vậy, giờ tốt nhất để bạn đi ngủ sẽ là khoảng từ 21 đến 22 giờ hàng ngày.

Bạn có thể lên giường và trò chuyện với ai đó hay nghe một vài bài hát, chương trình radio trước khi ngủ để đầu óc được thư giãn, giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Đến thời điểm 22 giờ là lúc cơ thể của bạn bắt đầu rơi vào trạng thái cần được nghỉ ngơi để hồi phục chức năng cho ngày làm việc hôm sau.

Như vậy, 22 giờ là thời điểm vàng cho giấc ngủ và sức khỏe của bạn!

Nếu ngủ sau 22 giờ thì sao?

Việc bạn thức khuya quá 22 giờ hàng ngày, thậm chí có người làm việc xuyên đêm và có tư tưởng ngủ bù vào ngày mai thì nó cũng không hề có lợi cho bạn chút nào.

Thức khuya khiến nguồn năng lượng của bạn bị cạn kiệt, kích thích sự thèm ăn. Nguồn năng lượng tiếp tế vào ban đêm khiến bạn đỡ đói nhưng lại rất khó tiêu bởi các cơ quan trong cơ thể hầu như đã ngừng hoạt động, hoạt động yếu làm chúng khó tiêu.

Sự tích tụ các chất dinh dưỡng này trong cơ thể có thể sẽ khiến bạn bị béo phì. Mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch,…

Ngủ không đủ giấc sẽ tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư

Ngủ muộn khiến bạn dễ trầm cảm, rối loạn nội tiết tố, nhịp sinh học của cơ thể cũng bị đảo lộn.

Các chuyên gia Tâm lý học Mỹ, GS Alan Rosenwasser khẳng định rằng những người có thói quen thức khuya, ngủ muộn thường bị suy giảm chức năng thần kinh, trầm cảm.

Sự rối loạn giấc ngủ, gây rối loạn thần kinh cũng sẽ làm rối loạn hoạt động của các tế bào, đặc biệt là sự phát triển đột biến của chúng gây nên hiệu ứng xấu, tăng khả năng mắc bệnh ung thư.

5. Không nằm xuống ngay lập tức sau khi ăn xong

Nhiều người có cảm giác buồn ngủ sau khi ăn. Nhưng bạn đi ngủ ngay lúc đó sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì khi bạn nằm xuống, các dịch tiêu hóa sẽ chảy vào thực quản thay vì vào dạ dày, nguy cơ có thể gây viêm đường ruột.

Nếu bạn cảm thấy nóng rát trong miệng và cổ họng thì có thể nguyên nhân là do bạn đi ngủ ngay sau khi ăn đấy.

6. Nghe/trả lời điện thoại phía bên tai trái

Thường thì người thuận tay phải thì thùy não trái sẽ phát triển hơn. Do đó nếu nghe bằng tai bên trái, thông tin bạn ghi nhận được sẽ chuyển đến thùy não trái để xử lý, lúc này bạn sẽ ghi nhận và xử lý thông tin nhanh hơn.

Cũng có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, não trái thường dùng để tiếp thu những thứ gì liên quan đến logic, tính toán, ghi nhận thông tin, sắp xếp chúng, nói chung là những thứ liên quan đến thông tin mạch lạc rõ ràng. Còn não phải thường để quản lý cảm xúc, phản ứng, tình cảm… của con người. Do đó, dùng não trái để ghi nhận thông tin là vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh tác động của sóng bức xạ điện thoại di động liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến não. Chuyên gia đề nghị, không nên nghe điện thoại di động quá lâu, có thể sử dụng điện thoại cố định hoặc tai nghe. Nếu buộc phải nói chuyện trực tiếp bằng điện thoại di động trong thời gian dài, thì nên cách từ 1-2 phút đổi tai nghe một lần.

Ngọc Hà - Ohay TV

(tổng hợp)

Xem thêm:

Chủ đề chính: #mẹo_hay

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn