Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

6 nguyên tắc vàng giúp bảo quản an toàn thực phẩm trong tủ lạnh

Đăng 6 năm trước

Không thể phủ nhận vai trò của tủ lạnh trong việc cất giữ, bảo quản thức ăn cũng như duy trì chất dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cho vào tủ lạnh cũng tốt. Bởi có một số loại thực phẩm khi cho vào tủ lạnh có thể làm mất chất chống oxy hóa đồng thời mất đi hương vị vốn có. Bài viết dưới đây đưa ra 6 nguyên tắc vàng giúp bảo quản an toàn thực phẩm trong tủ lạnh. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

1. Không đặt thịt ở ngăn trên cùng

Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn trên cùng, nước trong thịt có thể rỉ qua các khe hở, thấm vào rau củ quả ở ngăn dưới và gây ngộ độc cho bạn nếu ăn rau sống. Tốt nhất bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín, để ở ngăn dưới cùng hoặc trên ngăn đông của tủ lạnh và để riêng biệt với các thực phẩm khác.

2. Rửa sạch rau trước khi cho vào tủ lạnh

Chúng ta thường không để ý tới vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh. Do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.

3. Đậy nắp thức ăn thừa khi cho vào tủ lạnh

Nhiều người có thói quen để nguyên thức ăn thừa vào trong tủ lạnh mà không đậy lại và việc làm này đã vô tình dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe, nguy cơ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. 

Việc này cũng tạo cơ hội cho các vi khuẩn kí sinh lây lan từ các loại thực phẩm với nhau gây nhiều bệnh nguy hiểm. Đồng thời, nếu không được đậy kín, hơi thức ăn bốc lên sẽ gây ra mùi khó chịu trong tủ lạnh. Vì thế, khi cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh, mọi người nên bọc kín bằng nylon hoặc đựng trong hộp có đậy nắp cẩn thận.

4. Cách dùng thực phẩm rã đông

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm chính là thói quen làm đông lại các thực phẩm đã rã đông. Vì thế, để tránh trường hợp phải cất lại thì khi mua thịt về bạn nên chia theo từng phần nhỏ để tiện sử dụng sau này. 

Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp thực phẩm trong ngăn đông tủ lạnh hợp lý. Cho thực phẩm mới vào phía trong và những thực phẩm cũ phía ngoài để dùng trước. Tốt hơn, bạn hãy gắn nhãn, ghi thời gian nhằm tránh tình trạng thức ăn quá hạn sử dụng.

5. Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu

Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất trung gian gây hại cho sức khỏe. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất khoảng 1/3 chất béo hòa tan trong thịt và một số chất dinh dưỡng gần như mất hết. 

Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm chỉ nên dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh với một thời gian nhất định. Các thực phẩm sống nếu muốn bảo quản lâu hơn thì nên để ở ngăn đá và khi cần sử dụng thì chuyển qua ngăn mát và chỉ nên để trong ít ngày.

6. Cách bảo quản thực phẩm từ sữa

Nếu đã đổ sữa tươi ra ly, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng cốc bằng màng bọc nylon rồi hãy cất vào tủ lạnh. Khi bảo quản sữa tươi, những chai lọ thủy tinh đựng sữa tươi sẽ tốt hơn hộp giấy, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần miệng hộp và đi theo vào ly sữa mỗi lần bạn rót ra. 

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #bảo_quản_thực_phẩm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn