Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

6 nhạc phẩm tuyệt mệnh

Đăng 6 năm trước

Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ diệu kì. Và qua đó, đôi khi, nó khắc họa với những Định mệnh đau buồn của những số phận tài hoa. Hay cũng là những lời dự báo cho sự vụt tắt của một vì sao trên nền trời âm nhạc.

1/ Gloomy Sunday - Bài ca báo tử ( Reszo Seress )

Gloomy Sunday (Chủ Nhật buồn) là một bài hát do nghệ sỹ piano người Hungary tên Reszo Seress viết vào năm 1932 tại Paris. Lời bài hát xuất xứ từ một bài thơ thất tình của Jávor Lázio như một kỉ niệm cho mối tình đã chết

"Chủ Nhật buồn với muôn cành hoa trắng

Anh vẫn chờ em trong tiếng nguyện kinh cầu "

Bài hát u uất này đã có sức tác động to lớn đến tâm lý và cảm xúc con người đến nỗi... người ta đã tự sát vì nó. Có hơn 100 vụ tự tử liên quan đến bài hát này. Và sau này tác giả cũng tự vẫn.

Năm 1936, trên tờ tạp chí Thời Gian, tác giả đã mô tả một số vụ tự tử. Một người thợ đóng giày Hungary tên Josept Keller tự tử và để lại một số ghi chép có lời bài hát Gloomy Sunday. Một thi thể trên sông Danube với 2 tay nắm chặt lời bài hát. Hai người bắn nhau khi nghe band nhạc chơi ca khúc này. Và nhiều trường hợp đã kết thúc cuộc sống mình khi nghe bài hát này. Bài hát bị cấm ở Hungary.

Tại Mỹ, bài hát bị cấm trên BBC đến năm 2002.

Tại Berlin (Đức), một thanh niên sau khi nghe bài hát đã phàn nàn với bạn bè rằng anh ta bị ám ảnh bởi giai điệu và ca từ của nó. Anh ta rơi vào trạng thái trầm cảm mà không sao thoát ra được. Cuối cùng anh ta dùng súng bắn vào đầu tự vẫn.

Vài ngày sau, cũng tại Berlin, người ta phát hiện một cô gái treo cổ tự tử và dưới chân cô là bài Szomorú Vasárnap. Báo chí bắt đầu loan tin về hiện tượng này, và liên tiếp các vụ án tương tự xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hungary, Pháp, Mỹ.

Một nỗi ám ảnh thật sự ngay cả đối với Rezso Seress và ông đã viết

Tôi đứng giữa thành công chết người này như là một kẻ bị kết tội. Cái tên gây chết chóc này đã làm tôi đau đớn và có vẻ những người khác với những cảm giác như tôi nhận thấy sự đau đớn của họ trong đó.

Lệnh cấm lưu hành bài hát đã được nhiều nước đưa ra. Nhưng càng cấm thì bài hát càng nổi tiếng và danh sách những nạn nhân ngày càng dài thêm, ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, màu da... Có tới 15 quốc gia  kiện  Seress, buộc tội ông có liên quan đến những cái chết đó.

Bài hát được dịch ra 100 thứ tiếng (Trong đó, lời Việt do Nhạc sỹ Phạm Duy viết lời)

Rezso Seress là một người Do Thái. Trong Thế Chiến ông bị Đức Quốc Xã bắt vào trại tập trung. Và khi phải tự đào hố chôn mình, một sĩ quan Đức từng nghe ông hát "Chủ nhật buôn" tại Budapest vài năm trước đó đã cứu ông khỏi cái chết. Vậy mà, ông cũng tự kết thúc cuộc sống mình vào tháng 1/1968, khi biết mình đã lâm trọng bệnh, ông đã lao ra khỏi cửa sổ từ tầng 4. Như lời mà Phạm Duy đã phỏng dịch

"Hồn lìa rồi nhưng em ơi tình còn nồng đôi con ngươi"

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, ca khúc này chẳng qua là giọt nước làm tràn ly khi những năm 1935-1936, nhân loại đang đứng trước những cuộc đại khủng hoảng: Thế Chiến thứ 2, khủng hoảng kinh tế, chết chóc, thất nghiệp gia tăng, nạn đói kém,.

Các nhà tâm lý học cho rằng hiện tượng tự tử thời kỳ đó là do bối cảnh xã hội khủng hoảng tác động mạnh lên tâm lý con người và bản thân bài hát này, cũng như cái chết của tác giả chỉ là một biểu hiện bề mặt của cuộc khủng hoảng đó.

Nghe: Ca khúc Gloomy Sunday tiếng Hugary

2/ Opera Carmen- Tự do bị giết chết ( Bizet)

Georges Bizet ( 1833-1875) là nhà soạn nhạc người Pháp. Ông là một tài năng có thể sánh ngang với Mozart. Ông có thể đọc và chơi các bản nhạc khi lên 4 tuổi. Ông đã được cả châu Âu biết đến với vỡ Opera Carmen.  Một tác phẩm làm nên tên tuổi ông cũng là một tác phẩm đau khổ của Bizet.

Bizet đã dồn tất cả tinh thần và tâm huyết vào Carmen. Ngày 3 tháng 3 năm 1875, Carmen được công diễn tại Paris.

Câu chuyện được viết trong bối cảnh tại Sevilla, Tây Ban Nha, khoảng năm 1830, và liên quan tới Carmen, một phụ nữ Gypsy xinh đẹp với tính khí bốc lửa. Tự do trong tình yêu, cô đã quyến rũ hạ sĩ Don José, một người lính còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Quan hệ của họ khiến anh ta chối bỏ tình yêu cũ của mình, nổi loạn chống lại chỉ huy, và gia nhập một nhóm buôn lậu. Anh ta ghen tuông khi cô bỏ mình để quay sang đấu sĩ đấu bò Escamillo khiến anh giết Carmen.

Như một đeịnh mệnh đau buồn của Bizet, khán giả đã thực sự sốc với tác phẩm. Hình tượng nàng Carmen lẳng lơ không chung thủy làm phẫn nộ dữ dội. Họ phản đối, chửi rủa, la ó ca sỹ và người nhạc sỹ tội nghiệp. Dư luận đã chỉ trích Bizet đã đưa một ả điếm lên sân khấu.

Thảm họa như ập xuống đầu Bizet, ông tuyệt vọng, suy sụp tinh thần và ra đi 3 tháng sau đó bởi căn bệnh nhồi máu cơ tim ở tuổi 37.

Carmen được mô tả là có sự đam mê trong tình yêu, một thế giới tàn nhẫn nhưng cuồng nhiệt, minh chứng cho sự gắn bó giữa Tự do và Cái chết. Như lời nàng Carmen:

"Tôi sẽ yêu một người khác và tôi sẽ chết khi tôi nói rằng tôi yêu anh ta"Opera Carmen   

Xem trích đoạn Carmen

3/ Bản giao hưởng số 8 - Một cuộc đời dang dở ( Schubert )

Mùa đông tháng 11/1828, Franz Schubert từ giã thế giới ở tuổi 32 vì bệnh thủy đậu ở ngoại ô thành Vienne. Khi ra đi, ông để lại vỏn vẹn 6 shilling đồng 6 xu và một đống bản thảo viết tay.

Cuộc sống của F.Schubert là những chuỗi ngày thiếu thốn, bệnh tật và kiệt sức đến nỗi ông phải thốt lên "  Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì lại biến thành đau khổ nhưng khi tôi muốn hát về đau khô thì đau khổ lại hóa tình yêu".

1827 Beethoven người được Schubert luôn kính phục qua đời, như được dự báo trước về số phận, ông lao vào sáng táng chạy đua với thời gian.

Shubert đã để  lại cho nhân loại 10 bản sonata, 20 bản tứ tấu, 7 bản giao hưởng, 5 vở opera. Nhưng trớ trêu thay, vượt trên 7 bản giao hưởng kia lại là Giao hưởng số 8  giọng Si thứ vẫn còn đang "dang dở", chỉ vỏn vẹn 2 chương đầu. Trong lịch sử âm nhạc, đây là bản gia hưởng duy nhất chỉ có 2 chương nên được gọi là Unfinished Symphony hay Giao hưởng dang dở.

Vào đầu năm 1922,khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp của mình, ông viết một bản bản thảo mới phối được 2 chương. Bệnh tật nhiều lần làm ông giáng đoạn. Ông đã gởi hai chương này cho Anselm Huttenbrenner, Giám độc hiệp hội âm nhạc Styria nhưng ông này đã cất vào một ngăn kéo và quên bẵng chúng đi, cho đến khi Schubert qua đời.

Trên bia mộ ông ghi " Ở đây, cái chết đã chôn vùi một kho báu và cả những niềm hy vọng còn quý báu hơn "

Xem Giao hưởng bỏ dở (Giao hưởng số 8 cung Si thứ)

4/ Hồ Thiên Nga - Cái chết của tình yêu (Tchaikovsky)

Pyotr Ilyich Tchaikovsky ( 7/5/1840-6/11/1893 )

Là một đại diện cho âm nhạc Cổ điển Nga thời kì lãng mạn với các tác phẩm mang đậm chất thần thoại và dân gian Nga. Và điều đặc biệt hơn, ông là một nhạc sỹ của thế giới thứ 3, điều làm số phận ông trở nên nghiệt ngã, bi thương.

Ông đã để lại cho đời khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng: 7 giao hưởng, 3 vũ kịch, 10 vở nhạc kịch opera. Trong đó, nổi tiếng nhất là vũ kịch "Hồ thiên nga"

Năm 1877, ông lấy vợ để che dấ việc đồng tính nhưng chỉ 3 tuần sau 2 người đã ly hôn. Cũng chính vì điều này, Tchaikovsky đã bị xã hội Nga kì thị và ruồng bỏ khỏi Nga. Ông được bà Von Neck thương cảm nên đã tài trợ cho ông sống và sáng tác.

Trong vở Hồ thiên nga, chàng hoàng tử Digfrid đã không đến được với nàng Odetta, khi chàng bị Odilla- con gái một phù thủy giả dạng làm Odetta và lừa dối chàng để tuyên bố là vị hôn thê. Và cái kết bi thảm khi Digfrid phát hiện, nhưng không thể làm lại từ đầu, chàng đã tìm đến cái chết cùng nàng thiên nga Odetta.

Vở vũ kịch thể hiện một cuộc chiến giữa tình yêu và số phận, giữa sự thật trong trắng và sự gian dối, phản bội. Một thế giới tươi đẹp bị thế lực đen tối che lấp. Tình yêu của Odetta đã chết khi vừa chớm nở.

Phải chăng hình ảnh nhân vật Odetta là phản chiếu về nội tâm giằng xé của thiên tài Tchaikovsky trong một cuộc sống nghiệt ngã, không lối thoát và mơ ước về một tình yêu tuyệt đối đã bị giết chết.

Cái chết của Tchaikovsky:

Năm 1980, nhà nghiên cứu âm nhạc Alexandra Orlova đã đưa ra giả thiết về việc tự sát của Tchaikovsky dựa theo lời kể của nhà sử học Alexander Voitov. Theo đó, Tchaikovsky có mối quan hệ đồng tính với cháu của công tước Stenbock Fermor. Bấy giờ, nước Nga nghiêm cấm đồng tính. Những người phạm tội này phải chịu những hình phạt rất hà khắc như đày đến Siberia hay bị đánh bằng roi. Stenbock Fermor hay việc, rất tức giận, viết thư tố giác ông đến Nga hoàng Đệ tam. Bức thư chuyển đến tay Nikolai Jakobi, là đồng mông với Tchaikovsky tại trường Luật ở St Petersburg nên đã nghĩ ra cách "danh dự" để cứu vớt danh tiếng của trường là buộc Tchaikovsky phải tự vẫn bằng thuốc độc.

Xem opera Hồ thiên nga

5/ Giao hưởng số 5 - Định mệnh cuộc đời (Beethoven)

Trên thế giới, chắc không có ai mất đi thính lực mà vẫn hăng say sự nghiệp sáng tác của mình như thiên tài người Đức:  Ludwig van Beethoven  (17/12/1770 - 26/3/1827).

Khoảng năm 1796, khi đang 26 tuổi, ông bắt đầu mất dần thính giác. Và cuộc đời càng nghiệt ngã, tàn nhẫn với Beethoven. Năm 1819, ông bị điếc hoàn toàn cả hai tai, 1823, bắt đầu bị mù mắt. Năm 1825, ông bị xơ gan cổ chướng, năm 1826 bị viêm phổi và 6h45 ngày 26/3/1827, ông trút hơi thở cuối cùng.

Những tháng năm cuối đời, Beethoven đối diện với những cơn bạo bệnh, lúc điếc, khi mù, toàn thân thống khổ nhưng ông đã để lại một khối di sản âm nhạc đồ sộ 135 tác phẩm bao gồm các thể loại như: opera (nhạc kịch), balett (Vũ kịch), 10 giao hưởng, Camarazence (nhạc thính phòng), khúc cầu kinh (mise), song tấu (duo), tam tấu (trio), tứ tấu (kvartett), 15 bản sonatta .

Trong tất cả, nổi trội như một cái kết được báo trước về cuộc sống bi thảm của mình từ 1804 đến 1808, ông viết bản Giao hưởng số 5 cung Đô thứ được mệnh danh là Giao hưởng Định mệnh . Ông hoàn thành giao hưởng này vào năm 30 tuổi, khi bệnh điếc đã trầm trọng.

Giao hưởng bao gồm hai chủ đề chính là "cuộc sống con người" và "số mệnh". Mở đầu tác phẩm là chủ đề "số mệnh" được vang lên với 4 âm thanh mô phỏng tiếng gõ cửa của Định mệnh, lúc mạnh mẽ, lúc yếu ớt nhưng tấm bi kịch của cuộc đời Beethoven. Đó là cuộc chiến, khi thì số phận lấn áp, khi thì còn người đẩy lùi số phận. Và kế thúc là chiến thắng của cuộc sống con người với giai điệu tươi sáng, mãnh liệt. Tuy vậy, "số mệnh" vẫn lẩn khuất đâu đó, chờ lúc quay lại. Tác phẩm như muôn lớp sóng xô như tâm trạng giằng xé của người nhạc sỹ. Dẫu đang chiến đấu với tử thần nhưng chưa bao giờ Beetoven mất đi niềm tin về tình yêu, về con người luôn đi tìm cái thiện mỹ.

Xem Giao hưởng số 5 - Giao hưởng Định mệnh 

7/ Giọt mưa thu - Nỗi sầu vạn cổ (Đặng Thế Phong)

Đặng Thế Phong (1918-1942), là một ngôi sao sáng trong nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn đầu. Ông mất năm 24 tuổi chỉ để lại 3 nhạc phẩm "Đêm thu". "Con thuyền không bến" và  "Giọt mưa thu"

Là một người nghệ sỹ đa tài. Trong thời gian ông học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ( École supérieu cles Beaux - Arts ), có một giai thoại khi giáo sư- họa sỹ người Pháp Tardieu chấm bài của Đặng Thế Phong vẽ bức tranh một thân cây cụt, ông khen ngợi nhưng nói rằng " E Đặng Thế Phong không sống được lâu.

Cuộc sống của Đặng Thế Phong là những chuỗi ngày lận đận, bôn ba đây đó. Ông được giới chuyên môn đánh giá là người có trình độ âm nhạc khá vững chắc và là người say mê âm nhạc, say mê đến hơi thở cuối cùng. Lúc lâm chung, ông xin người em út của mình ca và đàn nhạc phẩm Serenade của Schubert.

Ông bị mắc bệnh lao, một căn bệnh nan y thời đó. Cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi, ông về lại Nam Định cho đến lúc lìa đời.

Trên giường bệnh, ông vẫn tiếp tục sáng tác và cho ra đời ca khúc Giọt mưa Thu với tên gọi ban đầu là Vạn cổ sầu được viết trong một hôm mưa ngâu tầm tã. Có lẽ, đây là lời tạ từ thế nhân của Đặng Thế Phong khi ông lấy mưa ngâu là giọt lệ chia ly của Ngưu Lang - Chức Nữ, giai điệu thật ai oán, não nề, thê lương

"Gió xa xôi vẫn về

Mưa giăng mù lê thê

Đến bao năm nữa trời

Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu"

Để kết bài viết, xin mượn đôi câu Kiều để kết lại bài viết với niềm thương cảm cho những ngôi sao sáng, tài hoa bạc mệnh trên nền trời âm nhạc thế giới

"Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao."

Nghe ca khúc Giọt mưa Thu

Chủ đề chính: #âm_nhạc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn