Bùi Thị Phương Tha

6 sai lầm tài chính tồi tệ nhất và lý do vì sao bạn phạm phải

Đăng 9 năm trước

Trả hết số nợ bằng tiền tiết kiệm của bạn, không xây dựng một quỹ dự phòng khẩn cấp, Không có ngân sách, không có kế hoạch... là những sai lầm về quản lý tài chính phổ biến nhất

Trả hết số nợ bằng tiền tiết kiệm của bạn, không xây dựng một quỹ dự phòng khẩn cấp, Không có ngân sách, không có kế hoạch... là những sai lầm về quản lý tài chính phổ biến nhất

Tình hình tài chính hiện tại của bạn là sự kết hợp của mọi quyết định tài chính mà bạn đã thực hiện cho đến thời điểm này. Điều này có nghĩa là rất nhiều lựa chọn của bạn có thể xuất phát từ những dự định tốt đẹp nhưng chúng lại hoàn toàn thất bại bởi việc lên kế hoạch không chu đáo hoặc do thiếu kiến thức. Tuy nhiên, phát hiện ra sai lầm và xác định đúng bạn sai ở chỗ nào có thể giúp bạn tránh khỏi việc đi lại vết xe đổ.

1. Trả hết số nợ bằng tiền tiết kiệm của bạn

Mô tả hình ảnh

- Điều bạn đang nghĩ: khoản nợ tốn 19%, lương hưu thu được 4%. Vậy bằng cách mượn tạm lương hưu để trả nợ thì bạn có thể bỏ túi phần chênh lệch.

- Sai lầm của bạn: rút tiền thì dễ nhưng để trả lại thì rất khó. Vay lương hưu có thể là một phương án khả thi nhưng ngay cả những nhà hoạch định kỷ luật nhất cũng phải mất một thời gian dài dành dụm tiền để xây dựng lại những tài khoản này. Khi khoản nợ được trả thì nỗi lo phải trả nợ không còn nữa.  Do đó bạn có thể tiếp tục “ngựa quen đường cũ”, nghĩa là bạn lại đi vay, lại phải xoay xở với đống nợ và lại lấy tiền lương hưu để trả nợ. Bạn cứ rơi vào vòng luẩn quẩn như vậy mãi.

Nếu bạn định làm điều đó, bạn phải sống với suy nghĩ rằng luôn luôn có một khoản nợ mà bạn phải trả – chính là trả lại tiền lương hưu của bạn. Hãy giữ vững tinh thần đó mỗi khi bạn cầm trong tay thẻ tín dụng của mình, đồng thời phải xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ để trả lại tiền cho chính mình.

2. Không xây dựng một quỹ dự phòng khẩn cấp

Mô tả hình ảnh

- Điều bạn đang nghĩ: Trường hợp khẩn cấp sẽ không xảy ra với bạn. Hoặc nếu nó xảy ra thì bạn có thể vượt qua bằng cách sử dụng tiền mặt trong ngân hàng hoặc dựa vào những thẻ tín dụng chưa được dùng đến.

- Sai lầm của bạn: Hầu hết các hộ gia đình đều sống bằng tiền lương và những vấn đề không lường trước được có thể dễ dàng trở thành một thảm họa nếu bạn không có sự chuẩn bị từ trước. Những nhà hoạch định tài chính cho rằng bạn nên giữ chi phí sinh hoạt của ba tháng trong một tài khoản mà bạn có thể rút ra dễ dàng. Thay đổi chỗ làm hoặc bị mất việc có thể làm cạn kiệt khoản tiết kiệm của bạn và đẩy bạn vào vòng tròn luẩn quẩn của nợ nần. Khoản tiết kiệm ba tháng đó hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc bạn giữ được hoặc bị mất căn nhà.

3. Không có ngân sách, không có kế hoạch

Mô tả hình ảnh

- Điều bạn đang nghĩ: Việc lập ngân sách tốn quá nhiều thời gian và quá nhàm chán. Dù sao thì bạn cũng không lâm vào cảnh nợ nần nữa đâu.

- Sai lầm của bạn: Tình hình tài chính trong tương lai phụ thuộc vào những gì đang xảy ra vào thời điểm này. Người ta có thể ngồi trước máy vi tính hoặc TV hơn 20 tiếng một ngày nhưng lại không có nổi 2 tiếng một tuần để cân nhắc về vấn đề tài chính của mình. Bạn cần biết bạn đang ở đâu và bạn đang đi đâu. Chính vì vậy lập kế hoạch chi tiêu là một điều nhất thiết bạn phải làm.

4. Không có bảo hiểm

Mô tả hình ảnh

- Điều bạn đang nghĩ: Điều đó sẽ không xảy ra với tôi. Bạn không cần phải thuyết phục tôi mua cái mà tôi hoàn toàn không cần đến.

- Sai lầm của bạn: Tình trạng y tế và sức khỏe là những việc không bao giờ có thể báo trước được. Bảo hiểm sẽ chăm sóc những người phụ thuộc vào nguồn thu nhập. Nếu bạn sống một mình và không phải phụ thuộc vào bất cứ ai hay điều gì thì bạn không cần đến bảo hiểm. Nhưng nếu bạn có gia đình-những người phụ thuộc vào thu nhập của bạn thì bạn nên cân nhắc việc mua bảo hiểm.

5. Không đầu tư

Mô tả hình ảnh

- Điều bạn đang nghĩ: Bạn không dễ tin người và bạn cảm thấy thị trường luôn đầy rẫy rủi ro.

- Sai lầm của bạn: Nếu bạn không làm cho tiền đẻ ra tiền thì bạn có thể không bao giờ được ngừng làm việc. Bạn nên hiểu phải mất bao lâu để khoản đầu tư của bạn tăng lên và những rủi ro nào bạn có thể chịu đựng được. Sau đó tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn phù hợp với mục đích đầu tư của bạn.

6. Bỏ qua những cơ hội tăng thêm thu nhập

Mô tả hình ảnh

- Điều bạn đang nghĩ: Thu nhập từ công việc hiện tại đủ để tôi trang trải chi phí sinh hoạt. Tôi không muốn mình không có những khoảng thời gian dành riêng cho bản thân.

- Sai lầm của bạn: Không có gì được đảm bảo hoàn toàn và mọi thứ đều có hồi kết. Tại sao lại chần chừ đến lúc quá trễ để có thể làm điều gì đó? Những thời điểm xấu thậm chí sẽ quay lại và việc làm thì luôn có sẵn. Khi bạn có công việc được trả lương kha khá thì với kỹ năng của mình bạn hoàn toàn có thể kiếm được nhiều hơn nếu bạn có thể. Đây là điều rất cần thiết trong thời buổi suy thoái.

Mô tả hình ảnh

Những sai lầm tài chính tồi tệ nhất: Nhiều người mất cả đời để xây dựng nên cơ ngơi đáng ngưỡng mộ nhưng để mất đi tất cả thì dễ dàng hơn nhiều. Đó có thể không phải là hậu quả của một quyết định tồi nhưng là sự kết hợp của những dự định tốt cùng với sự thực hiện kém hiệu quả và điều này biến việc phục hồi mọi thứ trở thành không thể. Để tránh những cạm bẫy lớn, bạn nên bắt đầu theo dõi việc chi tiêu của mình ngay bây giờ, lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro, tích cực làm việc nhưng chi tiêu ít thôi, “bóc dài cắn ngắn” chứ đừng nên “bóc ngắn cắn dài”. Điểm mấu chốt là bạn phải thực hiện kế hoạch, đừng chỉ suy nghĩ rồi rồi để đấy.

Theo Investopedia

Chủ đề chính: #quản_lý_tài_chính

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn