Nguyễn Nhung

6 Tín Hiệu Cảnh Báo Sức Khỏe Mà Bạn Không Được Bỏ Qua (Phần 1)

Đăng 5 năm trước

Những bài tự kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nhà có thể giúp chúng ta xác định và ngăn chặn những căn bệnh nguy hiểm. 70% các ca mắc bệnh ung thư vú đã được phát hiện sớm bởi chính người bệnh nhờ những bài kiểm tra thân thể tại nhà. Tuy nhiên, trong khi hầu hết phụ nữ biết cách kiểm tra ngực thì chỉ có rất ít người trong số họ nhận ra các dấu hiệu ở mắt, lưỡi và da. Bài báo này tổng hợp 6 dấu hiệu cho thấy vấn đề sức khỏe mà bạn nên chú ý tới để có một cơ thể khỏe mạnh.

1. Sự thay đổi cân nặng bất thường.

Kiểm tra cân nặng của bản thân là một việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên giảm cân không phải lúc nào cũng là việc đáng vui mừng, giống như việc tăng thêm vài cân chưa chắc đã xuất phát từ những lần ăn vặt tối muộn. Việc chúng ta đột ngột thay đổi cân nặng đều có thể tới từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  •    Rối loạn tuyến giáp có thể khiến lượng hóc-môn của cơ thể giảm đi dẫn đến sự thay đổi ở cân nặng. Bạn nên tới gặp bác sĩ nội tiết để làm một bài kiểm tra về sự kích thích hóc-môn ở tuyến giáp. Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể sẽ kê đơn sinh thiết tuyến giáp cho bạn.
  •    Ngủ không đủ giấc cũng là một lí do khiến cho cân nặng thay đổi. Khi cơ thể bạn nhận thức được việc thiếu ngủ bởi vì căng thẳng, nó sẽ bắt đầu trữ một lượng mỡ nhất định. Vì thế việc lập một chế độ ngủ nghỉ không dưới 8 tiếng mỗi đêm là một việc quan trọng để tránh tình trạng béo phì. 
  •   Sự không cân bằng hóc-môn, thường để nhận biết cho sự bắt đầu của kỳ kinh nguyệt, là lý do thứ ba cho sự biến đổi cân nặng. Trong trường hợp này, bạn nên tìm tới các bác sĩ phụ khoa để kiểm tra lượng hóc-môn của cơ thể.

2. Sự phù nề ở một số bộ phận cơ thể.

Nếu bạn nhân thấy dấu hiệu sưng ở chân, ngón chân hay các ngón tay vào cuối ngày thì rất có thể bạn đã gặp hội chứng phù nề.

  • Cảm giác sưng ở mặt đi kèm với sưng húp ở mắt vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cho thấy những vấn đề ở thận, đây là lúc bạn cần tới gặp bác sĩ tiết niệu và siêu âm toàn bộ hệ thống tiết niệu.
  • Huyết áp cao và những vấn đề về tim mạch cũng sẽ biểu hiện qua sự sưng phù. Hãy ghi lại chỉ số huyết áp của bản thân để duy trì chúng trong tầm kiểm soát và lập tức gặp bác sĩ chuyên khoa tim để được kiểm tra kỹ càng.
  • Nếu tĩnh mạch chân của bạn có dấu hiệu hơi lồi ra thì bạn có thể đã bị giãn tĩnh mạch, hãy tới gặp bác sĩ tĩnh mạch để kiểm tra tình trạng hiện nay của bạn.

3. Các dấu hiệu bất thường ở lưỡi.

Màu sắc lưỡi của bạn cũng có thể chỉ ra sự hiện diện của các bệnh khác nhau. Đôi khi, thậm chí có thể có một lớp màu trắng trên lưỡi và nó có thể là mỏng hoặc dày. Nếu nó mỏng và không có vấn đề gì với các cơ quan nội tạng của bạn, thì không có gì phải lo lắng vì ngay cả những người khỏe mạnh đều có nó. Tuy nhiên, nếu nó dày, bạn thực sự cần kiểm tra sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt. 

  • Một lớp màu trắng trên bề mặt lưỡi biểu thị rằng bạn đang có các vấn đề về tiêu hóa. Nếu lưỡi của bạn luôn luôn là màu trắng và bạn thường xuyên bị đau bụng, bạn cần gặp một bác sĩ tiêu hóa càng sớm càng tốt. 
  • Các vấn đề về gan hoặc túi mật có thể khiến lưỡi chuyển sang màu vàng và bị che phủ bởi một lớp rất dày. Ngoài ra, vị đắng có thể xuất hiện trong miệng của bạn. Như trong các trường hợp khác, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng này.
  • Một lớp màu vàng hơi xám trên lưỡi xuất hiện khi có các bệnh mãn tính của ruột hoặc khi cơ thể bị mất nước. Một lần nữa, bạn nên ngay lập tức đi gặp một bác sĩ tiêu hóa.   (còn tiếp)

                                                                                      Nguồn: Brightside

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn