Nguyễn Thị Nguyệt

7 bài học cơ bản mà bố mẹ Việt nên dạy con nhỏ

Đăng 7 năm trước

Trẻ khi còn nhỏ cần được dạy cách làm người đúng cách thì khi trưởng thành mới có thể thành người thành công. Những đứa trẻ giỏi không phải là những đứa thông minh mà là những đứa ngoan ngoãn. Bố mẹ Việt cần dạy con những điều nhỏ nhất khi chúng còn nhỏ.

Khi xem các chương trình về những đứa trẻ của các nước khác đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, tôi không chỉ cảm thấy thích thú với tính cách thú vị hài hước của những cậu bé, cô bé đó. Mà hơn hết, tôi cảm thấy ngạc nhiên trước nhân cách, con người chúng dù rằng chúng mới chỉ là những đứa trẻ chưa hiểu biết nhiều. Chúng khiến tôi phải khâm phục cách dạy dỗ con cái của những người bố, người mẹ khi đã biết cách dạy con mình ngay từ khi còn nhỏ.

Nhưng rồi, nhìn lại những đứa trẻ quanh nhà tôi mà tôi vẫn thường chơi thì tôi lại thấy buồn và có chút thất vọng. Có thể vì quá bận rộn với công việc, hoặc chủ quan vì nghĩ rằng con mình còn nhỏ nên nhiều người lớn Việt đã thờ ơ với cách dạy cách sống cho chúng. Chỉ với những câu nói, hành động nhỏ nhưng sẽ là nền tảng giúp chúng trở thành người tốt có phẩm chất tốt sau này. Sau đây là câu nói, hành động cơ bản mà các bậc làm cha làm mẹ nên dạy cho con họ ngay từ nhỏ:

1. Chào hỏi

Đây được xem là hành động cơ bản khi gặp người khác. Nhưng đa số những đứa trẻ khi gặp người khác không bao giờ tự động làm mà phải để người lớn nhắc nhở. Cháu chào cô/bà/ông..khi đến nhà người khác chơi, chào bố/mẹ khi đi chơi về,…Chào bạn/cậu…khi gặp bạn cùng lớp.Chúng cần được học cách chào ngườikhác từ người lớn đến bạn bè, hay đứa trẻ nhỏ tuổi hơn. Chỉ một lời chào nhỏ nhưng sẽ giúp trẻ biết cách tôn trọng, thân thiết với người khác. 

2. Cảm ơn

Tôi cảm thấy rất bực mình khi mà mình cho ai đó thứ gì mà không nhận được lời cảm ơn. Với trẻ học cách nói lời “cảm ơn” khi nhận thứ gì,hay khi được ai giúp là dạy chúng phải luôn biết ơn với những thứ mình có. Với những em chưa biết nói, thì việc dơ hai tay ra nhận đồ chính là biểu hiện của sự biết ơn. Dù là một thứ quà bé nhỏ, nhưng nếu trẻ học cách nói cảm ơn từ nhỏ thì sau này mỗi khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác chúng sẽ sống có trách nhiệm hơn và biết “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

3. Xin lỗi

“Làm sai nhưng nếu biết nhận lỗi thì mới là người tốt”-Bác Hồ đã dạy chúng ta bài học quý giá. Nếu chúng ta làm sai việc gì đó, chúng ta phải biết xin lỗi vì lỗi lầm đó. Nhưng nhiều đứa trẻ không bao giờ cho rằng chúng làm sai, và rồi nhiều cha mẹ vì thương con không dám quát mắng nên cứ thế bỏ qua cho con mình. Con đánh nhau với bạn nhưng vì thấy con khóc nên nghĩ rằng con nhà người khác mới là người có lỗi. Dù không biết ai đúng ai sai, nhưng chỉcần nói câu xin lỗi thì mọi chuyện sẽ được giải quyết hài hòa hơn.

4. Nói lời yêu thương

“Con yêu mẹ”, “Tớ mến cậu”, “Con nhớ bố”, “em yêu anh” tình cảm của trẻ nhỏ thường rất thật lòng. Nên biết cách dạy trẻ nói ra lòng mình đừng quá cứng nhắc mà làm trẻ thấy ngượng nghịu khi nói ra những lời yêu thương. Hãy cố gắng nói yêu chúng, nhớ chúng thật nhiều để chúng biết rằng việc nói ra lời yêu thương làm người nghe thấy hạnh phúc. Đừng ngại ngần ôm hôn, nói yêu con khi bạn đi chào tạm biệt chúng hay chúng làm việc tốt. 

6. Mời người khác khi ăn gì

Trẻ cứ thấy đồ ăn là lấy tay lấy ăn liền mà không bao giờ nói mời người lớn ăn. Đặc biệt trong những bữa ăn gia đình Việt ngày nay, ta sẽ ít được thấy cảnh con cái mời ông bà, cha mẹ ăn cơm nữa. Những đứa trẻ còn bé chỉ biết ngồi vào bàn là ăn thứ chúng thích mà không biết bố mẹ chúng đã ngồi vào bàn hay chưa, đã ăn hay chưa. "Con mời bố mẹ ăn", Bố mẹ ăn ngon miệng" những lời nói đơn giản đó sẽ dạy trẻ sống có lễ phép hơn biết tôn trọng người lớn tuổi hơn. Bởi vì sau này khi chúng trưởng thành đi ra xã hội khắc nghiệt, chúng sẽ chỉ biết sống không có quy tắc, vai vế và rồi sẽ bị xã hội ghẻ lạnh lại. 

5. Lắng nghe và nói "vâng, dạ"

Mỗi khi chúng ta nói hay bảo trẻ làm gì, cần dạy chúng cách nói vâng, dạ. Nếu cứ để thế mà nghĩ rằng chúng đang nghe mình nói thì trẻ sẽ luôn nghĩ rằng việc lắng nghe người khác nói là không cần thiết. Nếu chúng biết trả lời lại bằng việc nói “vâng,dạ” thì có nghĩa là chúng đang lắng nghe và chịu làm theo lời ta nói. Nếu trẻ làm sai, ta cần nói nhẹ nhàng và phân tích chochúng biết chúng làm sai. Và đừng vì thấy trẻ im lặng lắng nghe mà cho rằng trẻ hiểu và biết lỗi rồi. Cần bảo trẻ trả lời vâng và hứa từ nay không được làm thế nữa.

7. Chia sẻ

Trẻ thường rất ít khi chịu chia sẻ đồ chơi, hay thức ăn những thứ chúng thích cho người khác, ngay cả với anh em của chúng. Trong cuộc sống nếu ta biết cách sẻ chia, biết cách cho đi thì chắc chắn ta sẽ nhận được những phần quà tốt đẹp từ mọi người. Vậy nên từ khi bé nên dạy con biết chia sẻ với người khác. Bởi chúng cũng sẽ được người khác sẻ chia lại. 

Vì một tương lai tốt đẹp hơn cho con em mình, ngay từ bây giờ chúng ta cần dạy trẻ những điều nhỏ nhất khi chúng còn nhỏ. Bởi tuổi nhỏ chính là thời điểm hoàn hảo để trẻ học hỏi mọi điều tốt đẹp.

Chủ đề chính: #dạy_con_nhỏ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn