Cú mèo

7 bài học lãnh đạo từ danh tướng La Mã cổ đại Julius Caesar

Đăng 7 năm trước

Julius Caesar được xếp vào 10 vị tướng kiệt xuất nhất lịch sử. Điều gì đã khiến ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Cộng hòa La Mã thời cổ đại? Bài học gì được rút ra từ chính cuộc đời của ông?

Vào ngày 15 tháng 13 năm 44 trước Công nguyên, Julius Caesar trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Nhà độc tài thành Rome bị lừa đến một buổi họp của Viện Nguyên lão và bị đâm chết.

Từ trước đó, quyền lực của nhà chính trị, tướng quân Ceasar không ngừng tăng lên. Cái chết của ông đã châm ngòi cho những cuộc nội chiến khác đánh dấu sự sụp đổ của Cộng hòa La Mã. Thể chế Nhà nước thay đổi thành Đế chế La Mã do Octavian,người thừa kế do Caesar chỉ định, lên nắm quyền.

Ngày nay, Caesar vẫn được xem là một trong những tướng lĩnh vĩ đại nhất trong lịch sử. Từ Caesarism (theo tên Caesar) dùng để ám chỉ chế độ độc tài quân sự.

Một người đã từng là Thầy trưởng tế của Jupiter xoay xở thế nào để có thế nắm giữ quyền lực to lớn? Một sự nghiệp lừng lẫy và cái chết bi thảm khi đang ở đỉnh cao quyền lực.

Hãy cùng lần dở lại lịch sử qua những trang viết của chính Caesar và các tác giả đương thời để tìm hiểu phong cách lãnh đạo của ông, cũng như những bài học rút ra từ sự nghiệp lẫy lừng của Hoàng đế Caesar.

1. Khả năng diễn thuyết

Những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất không chỉ làm nên những điều đáng ngạc nhiên – họ biết cách trình bày câu chuyện một cách thuyết phục.

Sau chiến thắng thần tốc trước Pharnacles II của Pontus, Caesar đã viết một báo cáo gửi về Rome mô tả chiến tích của ông. Theo tiểu sử gia Hy Lạp Plutarch và sử giả La Mã Suetonius, vị chỉ huy không đi vào quá chi tiết, chỉ viết đơn giản: “Ta đến, Ta thấy, Ta chinh phục”. Câu nói này vẫn chứng tỏ được sức ảnh hưởng dù trải qua hàng thế kỷ.

Caesar thường xuyên viết về kỹ năng quân sự của ông (thực tế ông là tác giả của một vài tác phẩm quân sự). Ông nhận ra rằng những câu ngắn gọn, súc tích sẽ truyền đạt được những thông điệp mạnh mẽ nhất.

2. Dám mạo hiểm

Tại La Mã cổ đại, băng qua sông Rubicon với một đội quân được cho là việc rất ghê gớm. Và việc làm này là hành động gửi đi một lời tuyên chiến và có thể bị trừng trị với cái chết.

Khi Caesar vượt qua Rubicon với binh đoàn của ông, ông đã dấn thân vào nguy hiểm. Trong quyển “Cuộc đời của thần Julius”, Suetounius viết rằng Caesar đã trích dẫn một câu của nhà soạn kịch thành Athen khi băng qua sông với nội dung như sau "the die is cast" (phóng lao phải theo lao).

3. Khởi đầu với một nhóm nhỏ chẳng có vấn đề gì

Thông thường, bạn sẽ bắt đầu từ một nhân vật quyền lực trong một nhóm nhỏ để trở thành một lãnh đạo.

Caesar hiểu được điều này. Ông đã thành công trong việc từng bước giành lại vị trí quyền lực, thậm chí sau khi mất quyền thừa kế vào thời niên thiếu.

Theo tác phẩm ‘Cuộc đời các danh nhân Hy Lạp và La Mã’ của Plutarch, vị tướng quân cũng đã để lại dấu ấn khiến người khác tò mò trong một lần đi qua một ngôi làng nhỏ tại vùng núi Alps: “Ta thà là người đứng đầu tại đây còn hơn là người thứ hai tại Rome”.

4. Không gì là bất biến

Là một vị tướng lĩnh, Caesar hiểu rằng tình thế có thể thay đổi trong tích tắc.Theo tác giả Bill Yonne trong tác phẩm ‘Julius Caesar: Bài học lãnh đạo từ nhà viễn chinh vĩ đại’, Caesar đã từng viết rằng “trong chiến tranh, những sự kiện đặc biệt quan trọng có thể xuất phát từ những nguyên nhân tầm thường”.

Tự hài lòng với một chút chiến thắng chưa bao giờ là một việc tốt – bởi mọi việc luôn có thể rơi vào tình trạng xấu nhất.

5. Đừng bao giờ tự lừa gạt bản thân

Một lãnh đạo thành công, không bao giờ bắt đầu mọi thứ từ những điều hão huyền.

Trong bản ghi chép ‘Các cuộc chiến xứ Gallia’, Caesar kết luận rằng: “Trong hầu hết các trường hợp người ta cố tin tưởng vào những gì họ mong ước” khi mô tả một sai lầm mang tính chiến thuật trước kẻ thù Gallia.

Nhà lãnh đạo giỏi cư xử theo lý trí và không cho phép cảm xúc hoặc những khái niệm mơ hồ, thiếu căn cứ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ. Thiên hướng và bản năng cũng rất quan trọng, nhưng những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất biết cách tận dụng cả hai – cả điều kiện thực tế và bản năng.

6. Không ngủ quên trên chiến thắng

Cho dù diễn tiến mọi việc có tốt như thế nào đi nữa, những nhà lãnh đạo tài giỏi bao giờ cũng dự đoán, đặt ra những tình huống tồi tệ nhất.

Trong ‘Bài tường thuật về các cuộc chiến xứ Gallic’, Caesar viết: “Những vị thần bất tử sẽ không cho phép những kẻ mà họ muốn trừng phạt vì tội lỗi của chúng được hưởng sự vinh quang lừng lẫy mà không hề bị trừng phạt trong một khoảng thời gian dài, do đó chúng sẽ chịu đựng những vận rủi”.

Về cơ bản, nếu bạn đang ở trên đỉnh vinh quang, hãy cẩn trọng. Caesar sẽ cho bạn bài học để đời từ chính cuộc đời của ông. Ông đã lơ là để những âm mưu ám sát sôi sục sau lưng khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao, dẫn đến cái chết bi thảm nổi tiếng trong lịch sử.

7. Đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân

Để dẫn đầu, bạn cần tự tin vào khả năng của bản thân. Đây là điều mà Caesar chưa bao giờ thiếu.

Trong bài viết miêu tả về cuộc đời của Caesar, Plutarch đã viết rằng khi còn là thanh niên, Julius Caesar bị bọn hải tặc bắt cóc trên vùng biển Địa Trung Hải. Khi bọn chúng đòi khoản tiền chuộc 20 talent, Caesar bật cười. Ông nói rằng chúng không biết đang bắt giữ ai và bảo rằng mình đáng giá đến 50 talent.

Ông tuyên bố sẽ đích thân giết chúng một khi được tự do. Sau khi được giải thoát, ông đã tập hợp một hạm đội, săn lùng và tiêu diệt chúng theo đúng như những gì ông đã tuyên bố.

(Nguồn Business Insider)

Có thể bạn quan tâm:

Chủ đề chính: #nghệ_thuật_lãnh_đạo

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn