Hannie Pham Điều quý giá nhất là thấy mình vẫn thức dậy mỗi sáng. Điều hạnh phúc nhất là luôn có gia đình ở bên.

7 bước để đàm phán lương hiệu quả

Đăng 7 năm trước

Bạn chuẩn bị đến một cuộc phỏng vấn việc làm, chắc hẳn bạn mong muốn có được một mức lương nhất định. Nhưng bạn không biết cách đàm phán thế nào để nhà tuyển dụng đáp ứng mức lương đó cho bạn.

Dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 7 bước để thành công trong cuộc đàm phán lương với các nhà tuyển dụng:

Hãy mạnh dạn đưa ra một con số

Có phải bạn từng nghe rằng trong cuộc đàm phán, người đưa ra đề nghị đầu tiên là người thua cuộc. Nhưng trong trường hợp này điều đó là không cần thiết. 

Hãy đưa ra một mức lương đầu tiên để làm dấu mốc. Đừng đề nghị con số quá thấp vì bạn sẽ có thể phải hạ nó xuống. 

Có thể người tuyển dụng sẽ chủ động yêu cầu bạn đưa ra một mức lương mong muốn, vậy thì bạn đừng ngại mà không nói ra. Không nên ngần ngại mà để họ nói mức lương trước, bởi rất có thể họ sẽ đưa ra mức lương thấp hơn bạn muốn rất nhiều, khi đó đám phán sẽ khó khăn hơn. 

Nếu bạn nghĩ vị trí đó tương đương với mức lương 75.000 đô, vậy thì hãy đề nghị mức lương là 82.000 đô, như vậy, người mà bạn đang đàm phán sẽ không thể bắt đầu với mức 50.000 đô được. Bằng cách này bạn sẽ tiến gần hơn mốc lương mà bạn đặt ra – con số mà bạn sẵn sàng chấp nhận công việc.

Hãy tham khảo mức lương trung bình

Để bước 1 hiệu quả, bạn cần chắc chắn rằng con số mà bạn đưa ra là chính xác, rằng nó không quá xa vời so với khả năng chi trả của công ty, nhưng cũng không quá thấp so với yêu cầu của vị trí đó. 

Bạn cần tiến hành một cuộc nghiên cứu để xác định mức lương trung bình của người đang làm tại vị trí mà bạn ứng tuyển, trong một công ty có quy mô tương đương với công ty mà bạn sẽ đến phỏng vấn. Thông tin này giống như một kinh nghiệm rất đáng giá giúp bạn có thêm sức mạnh để thương lượng tốt hơn. Đừng bao giờ đàm phán mà không có bất kì một thông tin nào.

Lắng nghe

Bạn không thể đạt được điều gì nếu chỉ biết diễn thuyết, để đàm phán hiệu quả, bạn phải là người lắng nghe giỏi. 

Rất nhiều người chỉ lo trả lời những câu hỏi khi đến phỏng vấn, mà không hề để ý đến những gì nhà tuyển dụng nói. Điều này có thể dẫn đến bạn đưa ra những vấn đề không liên quan đến buổi nói chuyện và bỏ lỡ những điểm mấu chốt có thể giúp bạn đàm phán tốt hơn. Hãy nhớ, lắng nghe là chìa khóa thành công.

Phải làm rõ yêu cầu

Bạn đã làm tốt việc lắng nghe, bước tiếp theo là phải làm rõ những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Để bắt đầu hãy nói “Để chắc chắn rằng tôi đã hiểu đúng, đây là những gì bạn muốn phải không?”. Sau đó hãy trình bày rõ ràng những gì bạn đã nghe được, và những gì bạn hiểu được. 

Đừng bao giờ giả vờ biết rõ những gì người khác muốn, bạn luôn phải xác nhận lại thông tin bạn nghe được để chắc chắn bạn đã hiểu đúng. Khi đã hiểu rõ yêu cầu công việc bạn sẽ định hình được mức lương cụ thể, chính xác hơn, cũng như có cách thương thảo hiệu quả hơn.

Để đôi bên đều là người chiến thắng

Khi làm việc với người khác nhất định phải tìm ra cách giải quyết các bất đồng. Điều này sẽ cho phép hai bên hiểu được những gì người kia mong muốn. 

Trong đàm phán lương, người tuyển dụng luôn muốn có được bạn – một ứng viên, với mức lương 5.000 đô, thấp hơn mức lương trung bình của ngành đó. Công ty đó sẽ trở thành “người chiến thắng” vì đã tiết kiệm được vài nghìn đô la, nhưng nó cũng có thể gây phản ứng ngược khi ứng viên biết họ đã bị thiệt, do vậy họ sẽ vẫn tiếp tục tìm công việc khác ngay cả khi đã nhận việc. Và không nhà tuyển dụng nào muốn mất thời gian tuyển nhân viên rồi lại để họ đi mất. Do vậy dù nhà tuyển dụng có đưa ra mức lương thấp, bạn cũng đừng vội bỏ cuộc. Hãy cố gắng đàm phán và tìm ra giải pháp để cả hai cùng là “người chiến thắng” (win - win)

Thỏa thuận thành công

Các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên cần đơn giản và rõ ràng để tránh gây hiểu lầm. 

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn “ Nếu tôi đồng ý với mức lương bạn yêu cầu, bạn sẽ chấp nhận công việc ngày chứ?”, chính là dấu hiệu cho thấy họ sẽ xem xét "kĩ lưỡng" mức lương mà bạn đề nghị. Do vậy bạn cũng hãy nhanh chóng đi đến kết thúc tốt đẹp cho cuộc thương thảo này.

Đừng chỉ đàm phán lương

Đừng chỉ chăm chăm vào đàm phán mức lương mà quên các lợi ích quan trọng khác. Bạn cũng cần đàm phán về thời gian làm việc, các điều khoản về bồi thường, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, trách nhiệm công việc, các ràng buộc với tổ chức…

Theo Success

Chủ đề chính: #đàm_phán_lương

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn