Hoa Thiên Điểu

7 câu thành ngữ mà chúng ta thường dùng sai

Đăng 8 năm trước

ướt như chuột lột, cao chạy xa bay, dùi đục chấm mắm tôm, ra ngô ra khoai là những câu thành ngữ tưởng chừng như quen thuộc, nhưng nhiều người dùng sai

Có những thành câu thành ngữ, tuy được dùng hằng ngày, nhưng chính bản thân người dùng cũng không nhận ra sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

Cùng điểm qua 7 câu thành ngữ quen thuộc nhưng hay bị nhầm lẫn:

Câu 1: "Ướt như chuột lột".

Chuột không thể nào "lột" được, chỉ có rắn mới "lột" được thôi.

Câu đúng: "Ướt như chuột lội" - chỉ một người bị ướt lướt thước, quần áo dính chặt vào người, giống một con chuột lội từ dưới nước lên.

ướt như chuột lột

Câu 2: "Dùi đục chấm mắm cáy".

Dùi đục là dụng cụ nghề mộc, không ăn được. Thế nên cấu "Dùi đục chấm mắm cáy" không có ý nghĩa gì.

Câu đúng: "Bầu dục chấm mắm cáy" - Bầu dục là món ăn ngon, nhưng lại chấm mắm cáy, thứ nước chấm "xoàng", chỉ sự kết hợp không hài hòa, bất cân xứng.

Câu 3: "Chân nam đá chân chiêu"

Thành ngữ này thể hiện thủ pháp "đối", nhưng "chiêu" có nghĩa là bên trái, còn "nam" không có nghĩa là bên phải.

Câu đúng: "Chân đăm đá chân chiêu" - chỉ dáng điệu say xỉn, tất tưởi, đi đứng không ngay ngắn, vững vàng.

chân nam đá chân chiêu


Câu 4: "Râu ông nọ cắm cằm bà kia"

Câu này hàm ý chỉ sự nhầm lẫn, không hợp lý. Nghĩa này không sai, nhưng so với nghĩa gốc thì hoàn toàn khác nhau.

Câu đúng: "Dâu ông nọ chăn tằm bà kia" - ý chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho mình.

Câu 5: "Ra ngô ra khoai"

Câu này vốn dùng để phân biệt những thứ gần giống nhau. Nhưng "ngô" với "khoai" thì hoàn toàn khác biệt, không thể nhầm lẫn.

Câu đúng: "Ra môn ra khoai" - nghĩa là phải làm rõ ràng, giống như phải làm rõ khoai môn với khoai sọ.

Câu 6: "Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm"

Gà đến tuổi thì mọc lông mọc cánh, chứ không thể nào "mọc đuôi tôm" khi "chủ vắng nhà" được.

Câu đúng: "Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm" - ý rặng không có ai quản dễ sinh mấy trò phá phách, hư hỏng.

Câu 7: "Cao chạy xa bay"

"Bay xa" thì có lý, nhưng ai có thể "chạy cao".

Câu đúng: "Xa chạy cao bay" - hàm ý chỉ sự biệt tăm, trốn kỹ, khó có thể tìm thấy ngay lập tức.

Một số bài đăng khác của mình:

Chủ đề chính: #thành_ngữ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn