Thiên Đồng Hướng tới những bài viết ưu trội về những điều trường tồn trong nhu cầu của lương tâm, trần tục và tâm linh của người Việt.

7 Cử chỉ để nói “đồng ý” hoặc “không đồng ý” trong giao tiếp

Đăng 8 năm trước

Chia sẻ với các bạn một số cử chỉ thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý trong giao tiếp một số nước trên thế giới

“Đồng ý” hoặc “không đồng ý” là hai thái độ mà chúng ta thường phải thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài cách dùng ngôn ngữ, chúng ta cũng có thể dùng những biểu tượng cử chỉ để thể hiện hai thái độ đó. Sau đây là một số biểu tượng để thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý trên thế giới

1. Cử chỉ gật đầu

Cử chỉ gật đầu thể hiện “Tôi đồng ý” ở hầu hết các quốc gia.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Hy Lạp, Yugoslavia, Bungari, và Thổ Nhĩ Kỳ lại có nghĩa rằng “Tôi không đồng ý” 

2. Cử chỉ lắc đầu

Không như ở hầu hết các quốc gia, cử chỉ lắc đầu biểu hiện cho sự “không đồng ý”, cử chỉ gật đầu biểu hiện cho "sự đồng ý"; ở Bungari cử chỉ lắc đầu lại biểu hiện “sự đồng ý” và gật đầu lại mang nghĩa “không đồng ý”.

3. Cử chỉ hất đầu ra sau

Cử chỉ “hất đầu ra sau” biểu hiện sự “đồng ý” ởThái Lan, Philippines, Ấn Độ và Lào.

4. Cử chỉ nhướng lông mày

Ở Thái Lan và một số nước khác ở châu Á khác là biểu hiện “Tôi đồng ý”

Tuy nhiên, ở Phillipines thì lại có nghía là “xin chào”

5. Cử chỉ khoanh tay

Ở một số quốc gia cử chỉ này có nghĩa là “tôi không đồng ý với anh đâu”.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, nó mang nghĩa “Tôi đang phòng thủ!”

6. Cử chỉ “O.K.” (ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ O)

Theo nhiều ngườidân Hoa Kỳ, cử chỉ đặt ngón trỏ trên ngón cái có nghĩa là“Ok”,”Tôi không sao” hay “Tôi đồng ý”. 

Tuy nhiên, cửchỉ này có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau ở một số nơi:

Ở Pháp và Bỉ, “OK” có nghĩa là bằng 0 hoặc vô giá trị. Ví dụ khi vào một nhà hàng Pháp, nếu nhân viên hỏi chỗ ngồi của bạn có ổn không mà bạn ra dấu OK, thì họ sẽ chuyển bàn giúp bạn.

Ở Nhật, ký hiệu “OK” có nghĩa là tiền. Nếu bạn kinh doanh ở Nhật và làm ký hiệu này với ý “Đồng ý” hay “Chấp nhận” thì người Nhật có thể nghĩ là bạn đang yêu cầu họ hối lộ.

Ở một số nước Địa Trung Hải, đây là ký hiệu thường được dùng để ám chỉ những người đàn ông đồng tính.

Người Thổ Nhĩ Kì lại cho rằng bạn gọi anh ta là kẻ ngốc

Còn ở cácnước Ả Rập thì hiếm khi người ta sử dụng ký hiệu này vì nó bị coi là dấu hiệu đe dọa hoặc tục tĩu.

7. Ngón tay cái chỉ lên trên

Ở những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Anh như Australia, Mỹ, Nam Phi, Singapore và New Zealand, ký hiệu ngón tay cái chĩa lên có ba nghĩa: “Tôi đồng ý”, vẫy xe đi nhờ,và một câu chửi thề. 

Ở Hy Lạp, ngón cái giúi về phía trước có nghĩa là “Biến đi”.

Đối với người Ảrập, người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp, ngón tay cái hướng lên trên được cho là biểu tượng “của quý” của nam giới và là sự sỉ nhục.

Ngoài ra, khi người châu Âu đếm từ số 1 đến 5, họ dùng ký hiệu ngón tay cái chĩa lên với nghĩa “số 1”, ngón trỏ là “số 2”. Trong khi đó đa số người nói tiếng Anh đếm “số 1” bằng ngón trỏ và “số 2” bằng ngón giữa. Trong trường hợp này, ngón tay cái chĩa lên sẽ tượng trưng cho “số 5”

Mỗi cử chỉ trên đây mang những ý nghĩa khác nhau ở những nơi khác nhau, có thể là đồng ý hoặc không đồng ý, hoặc một nghĩa nào khác. Cho nên cần chú ý sử dụng những cử chỉ này đúng nơi đúng lúc mới mới đem lại kết quả tốt đẹp trong giao tiếp bạn nhé!

Nếu thấy ý nghĩa, hãy chia sẻ bài viết này cho người khác bạn nhé!

Tổng hợp

XEM THÊM:

Chủ đề chính: #cử_chỉ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn