Kysigau

7 dấu hiệu cho biết bạn có bị SAD - trầm cảm theo mùa không

Đăng 5 năm trước

Rất nhiều người bị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) mà không biết. Bạn hay thấy sầu muộn vào mùa đông, mệt mỏi, khó tập trung... đó không phải do tự bản thân mà chính là chứng SAD trầm cảm theo mùa gây ra.

Bạn có bị SAD không? 

SAD là chứng bệnh trầm cảm theo mùa mà bạn có thể đã từng nghe thấy trong thời gian vừa qua nhưng chưa thực sự hiểu rõ. 

SAD viết tắt của cụm từ “Seasonal Affective Disorder”, đây là một trong các loại bệnh trầm cảm hay chính là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, một loại rối loạn khí sắc thường xuất hiện vào mùa thu – đông và có xu hướng phục hồi vào cuối mùa xuân hay hè. Chứng bệnh này khá phổ biến nhưng không nhiều người biết vì nó có nhiều đặc điểm giống bệnh trầm cảm. 

Thật nguy hiểm khi rất nhiều bệnh nhân mắc hội chứng SAD đều nghĩ rằng mình đang bị trầm cảm và điều trị theo hướng này. 

Trầm cảm theo mùa khác trầm cảm ở chỗ nó có tính chất chu kỳ rõ rệt và khi qua khỏi mùa bị ảnh hưởng thì người mắc chứng bệnh này lại trở về trạng thái sức khỏe và tâm lý như bình thường. Nguyên nhân chính của chứng bệnh SAD được cho là xuất phát từ sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa.

Dưới đây là 7 dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy bạn đã mắc chứng SAD:

1. Luôn mệt mỏi và buồn ngủ

Những người mắc chứng SAD thường có xu hướng cần ngủ nhiều hơn trong mùa đông, đôi khi hơn rất nhiều. Nếu bạn ngủ rất nhiều mà vẫn thèm ngủ và không cảm thấy tỉnh táo, nhiều khả năng bạn đã mắc SAD rồi. 

Nghiên cứu trên tạp chí Psychosomatic Research chỉ ra, các bệnh nhân bị chứng SAD trung bình ngủ 7,5 tiếng mỗi ngày trong mùa hè, 8,5 tiếng trong mùa xuân và thu, và cần đến 10 tiếng để ngủ trong mùa đông. 

Tuy nhiên, ngủ nhiều không đồng nghĩa với việc bạn cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn. Người mắc SAD thường bị chứng mất ngủ, và rối loạn giấc ngủ, do vậy có xu hướng gà gật ở nơi làm việc.

2. Hay cảm thấy buồn bã

 SAD là một dạng trầm cảm và nó cũng có hầu hết những đặc điểm của căn bệnh này. Hai triệu chứng chủ yếu là cảm thấy mất hy vọng và buồn bã, không có hứng thú với các hoạt động (chẳng hạn công tác xã hội) mà bình thường vẫn hay tham gia.

Nếu bạn trải qua các triệu chứng này trong ít nhất 2 tuần, nó là dấu hiệu của trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy điều này chỉ có trong mùa thu và đông, và các triệu chứng đó biến mất trong thời gian còn lại của năm, nó có thể là dấu hiệu bạn bị trầm cảm mùa đông.

3. Dễ cáu kỉnh, giận dữ

Bạn sẽ hay cảm thấy bực mình, giận dữ và cáu kỉnh hơn khi mắc chứng trầm cảm và SAD. Người mắc chứng SAD dễ bị kích thích hơn nhiều so với người khỏe mạnh bình thường. Người bị trầm cảm theo mùa cũng dễ nỗi nóng hơn những người trầm cảm thông thường.

4. Thèm ăn hơn

Giống như bệnh trầm cảm, SAD làm tăng cảm giác ngon miệng ở một số người. 65% người bị chứng rối loạn này cảm thấy đói hơn trong những tháng trời lạnh và tối. Đây có thể là một phản ứng sinh lý của cơ thể, do đó, đến cuối mùa này, bạn thường tăng cân. 

5. Thèm chất bột

Người mắc SAD có cảm giác thèm rất chất bột (như bánh mỳ và mỳ), vì chúng có tác dụng làm tăng serotonin - tiết chất truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng.

6. Khó tập trung hơn

Một loạt hoạt động xử lý tâm thần trên não, như khả năng tập trung, ghi nhớ, nói... sẽ bị ảnh hưởng khi bạn mắc chứng SAD. Ở người mắc SAD, tình trạng này cũng tương tự như người bị trầm cảm không theo mùa. 

7. Mất cảm hứng với "chuyện ấy"

Không còn ham muốn cũng là triệu chứng khá phổ biến với những người bị SAD trong mùa thu và đông. Ngược lại, nếu rối loạn cảm xúc xảy ra vào mùa xuân và hè thì triệu chứng sẽ ngược lại. 

Để điều trị chứng SAD, người ta thường dùng thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp ánh sáng. Với liệu pháp ánh sáng, người ta có thể hẹn giờ để một chiếc đèn trên đầu giường bật sáng lúc bạn gần thức giấc, cho nó từ từ sáng dần lên. Bạn cũng có thể đặt một chiếc đèn huỳnh quang trước mặt lúc đang ăn, đọc sách hay làm việc vào buổi sáng (đèn có độ sáng mạnh hơn ánh sáng trong nhà) trong vòng nửa tiếng đến 2 tiếng. Sau khoảng 5 ngày đến 2 tuần bạn sẽ thấy chứng bệnh tiêu tan dần.

Chủ đề chính: #trầm_cảm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn