Mun mun

7 kỹ năng lắng nghe tích cực giúp bạn giao tiếp giỏi hơn

Đăng 8 năm trước

“Nói là gieo, nghe mới là gặt”.Vì thế chúng ta cần có kỹ năng lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Sau đây là 7 kỹ năng lắng nghe để thấu cảm người khác.

Có câu nói rất đúng rằng: “Nói là gieo, nghe mới là gặt”. Vậy mà trong cuộc sống, mình thấy có nhiều bạn nói thao thao bất tuyệt mà không để ý tới cảm giác của người khác. Nếu bạn cũng như vậy, mình nghĩ rằng, bạn cần học thêm kỹ năng lắng nghe để giao tiếp đạt hiệu quả hơn. Sau đây, mình chia sẻ với các bạn là 7 kỹ năng lắng nghe tích cực mà mình đã đọc được

1. Người nghe luôn suy nghĩ trước người nói, cố gắng đoán xem câu chuyện sẽ đi tới đâu

Mô tả hình ảnh

2. Bắt kịp suy nghĩ của người nói chuyện. Cố gắng hiểu được suy nghĩ, định kiến, thái độ của người nói

Mô tả hình ảnh

3. Cố gắng không ngắt lời họ, chờ đến thời điểm thích hợp, có dấu hiệu cho phép bạn mới nói.


4. Hãy khuyến khích người nói tiếp tục câu chuyện bằng cách tỏ ra rằng bạn hiểu vấn đề của họ, thông cảm với họ có thể bằng cái gật đầu, một giọng nói, nụ cười, ánh mắt.

Đơn giản có thể tổng kết thành một câu hài hước như sau:

“Mắt chớp chớp, mồm đớp đớp, mồng hóng hớt, đầu gật như lạy phật”

5. Tận dụng cơ hội để thể hiện những gì bạn hiểu về câu chuyện vừa nghe.

Ví dụ, bạn có thể nói:

“Tôi hiểu điều bạn nói là như thế này………”

Nếu như bạn hiểu chuyện chưa chính xác, thì người nói sẽ nói lại để bạn hiểu, nếu bạn hiểu thiếu, người nói sẽ nói bổ sung thêm,…

6. Suốt cuộc nói chuyện, người nghe phải cố gắng hiểu thêm các ẩn ý mà người nói không cần thiết phải nói ra

Ví dụ:

Một người đi ăn xin chìa chiếc nón ra nói với một bà chủ nhà:

- Chồng tôi bị tàn tật

Bà chủ:

- Tôi không phải bác sĩ. Chị gặp không đúng người rồi.

Trong trường hợp này, bà chủ không hiểu ý người ăn xin muốn xin tiền.

Hoặc:

Khách hàng uống cà phê nói với cô nhân viên:

- Em mới học nghề à?

Cô nhân viên:

- Không! Em làm lâu năm rồi!

Ở trường hợp này, cô nhân viên không hiểu câu nói "em mới học nghề à" có ẩn ý là em pha cà phê khó uống lắm. Vì vậy, cô gái mới trả lời thật thà như vậy.

7. Sử dụng các câu hỏi, câu giải thích để hiểu sâu hơn suy nghĩ của người khác.

Ví dụ:

Ngưới nói:

- "Tôi thực sự ghét cái lão già đó"

Bạn có thế thêm:

- "Ông ta thật chẳng thể là con người đàng hoàng chứ hả?"

Lúc đó người nói mới thanh minh:

“Ồ,không phải ông ấy không đàng hoàng, mà ông ấy cứ yêu cầu quá nhiều lúc tôi đang bận”

Câu hỏi của bạn đã gợi cho người nói bộc lộ nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Việc người nghe dùng các từ ngữ giải thích và đặt câu hỏi ngược lại sẽ giúp họ làm rõ những vẫn đề thắc mắc, chưa hiểu.

Hoa Lửa (Theo sách khoa học giao tiếp)

Chủ đề chính: #kỹ_năng_giao_tiếp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn