Nguyệt

7 người phụ nữ bản lĩnh trong lịch sử

Đăng 9 năm trước

Bạn có biết Mông Cổ từng có 1 nàng công chúa bách chiến bách thắng? Dưới đây là danh sách 7 người phụ nữ bản lĩnh trong lịch sử mà có thể bạn chưa biết

Bạn có biết Mông Cổ từng có 1 nàng công chúa bách chiến bách thắng? Dưới đây là danh sách 7 người phụ nữ bản lĩnh trong lịch sử mà có thể bạn chưa biết

1 Khutulun - Nàng công chúa hiếu chiến của Mông Cổ

Khutulun (khoảng 1260 – 1306), còn được biết đến tên gọi Aiyurug hay Khotol Tsagaan, là con gái của hãn Hải Đô, cháu gái của Hốt Tất Liệt. Lớn lên với 14 người anh trai, Khutulun là chiến binh được hãn Khải Đô xem trọng nhất. Nàng lá cánh tay đắc lực của cha mình trong nhiều trận chiến, được mệnh danh là nữ chiến binh bất khả chiến bại của Sát Hợp Đài hãn quốc. Khi hãn Hải Đô muốn Khutulun kết hôn, nàng tuyên bố chỉ lấy người có thể chiến thắng nàng trong trận đấu vật, và người thất bại phải cống nạp 100 con ngựa.

Nàng là cô công chúa bất khả chiến bại. Ở Mông Cổ có tục lệ, người chiến thắng trong các cuộc quyết đấu sẽ được thắng ngựa, Khutulun đã sở hữu hơn 10000 con ngựa nhờ chiến thắng các cuộc chiến này.

Về vấn đề hôn nhân, dưới áp lực từ những lời đồn thổi xung quanh vấn đề hôn nhân của mình, Khuntulun chấp nhận lấy một người bí ẩn mà không có một cuộc thử sức nào được tiến hành.

Theo ghi chép lịch sử, Khuntulun qua đời vào năm 46 tuổi, là nữ chiến binh anh dũng cuối cùng trong lịch sử của hãn quốc.

Mô tả hình ảnh

2. Nana Asma’u - Cô gái thay đổi góc nhìn về phụ nữ của xã hội Hồi giáo

Sinh ra trong 1 gia đình doanh nhân ở Bắc Nigeria, Nana Asma'u (1793-1864) từ nhỏ đã tiếp nhận được nền giáo dục tiên tiến và có suy nghĩ tân tiến hơn người trong xã hội Hồi giáo bấy giờ - Phụ nữ không chỉ ngồi ở góc nhà. Cha cô đã tạo điều kiện cho cô đã nghiên cứu các tác phẩm kinh điển trong tiếng Ả Rập, tiếng Latin và tiếng Hy Lạp. Với trí thông minh hơn người, từ nhỏ , Nana Asma'u có thể đọc thuộc lòng toàn bộ kinh Koran và thông thạo bốn thứ tiếng. Cô trao đổi thư từ với các học giả và các nhà lãnh đạo nước ngoài khác. Ngoài ra, cô còn sáng tác  thơ về các trận chiến, chính trị và chân lý thần linh. Và khi anh trai cô thừa kế công việc của cha, Nana đã trở thành cố vấn tin cậy cho anh mình.

Nana Asma'u có thể sống 1 cuộc sống trên vạn người của mình nhưng cô đã không cam chịu. Nhà học giả trẻ này vẫn nuôi ý chí muốn giúp những người phụ nữ của quê hương mình có thể đứng lên, cùng bước đi song song với các bậc nam giới trong xã hội Hồi giáo và cô đã tạo ra 1 mạng lưới những giáo viên nữ cùng các nhà lãnh đạo nữ tài ba đi khắp nơi truyền bá giáo dục và tạo điều kiện giúp các cô gái trẻ ở khắp nơi có thể tiếp cận nền giáo dục và tư tưởng mới tiên tiến. Mạng lưới cô lập ra dần không chỉ gói gọn trong phụ nữ mà còn nam giới và trẻ con những nơi khó khăn.

Mô tả hình ảnh

3. Policarpa Salavarrieta - Nữ cách mạng Colombia

Policarpa Salavarrieta hay còn được gọi là La Pola là 1 trong những người đã giúp Colombia giành độc lập khỏi Tây Ban Nha.

Cô được sinh ra vào khoảng năm 1790 và lớn lên trong bối cảnh rối ren, phong trào chống đế quốc Tây ban Nha nổi lên khắp Nam Mỹ. Từ khi còn trẻ, La Pola đã xác định được mục tiêu sống của mình. Trong vai trò là một thợ may khiêm tốn cũng như 1 người hầu gái, cô đã làm việc cho những gia đình quyền quý của Hoàng gia, nơi cô có thể thu thập thông tin tình báo và chuyển cho các du kích. Ngoài ra, cô còn giả vờ tán tỉnh với những người lính trong quân đội Hoàng gia và kêu gọi họ tham gia vào quân khởi nghĩa. Cô còn là người tự tay may toàn bộ trang phục cho không quân của quân nổi dậy



Pola và mạng lưới của những người giúp đỡ mình (những phụ nữ giống như cô) cuối cùng đã bị phát hiện. Và cô nhất quyết không khai ra những đồng đội của mình để rồi bị kết án tử hình bằng xử bắn vào tháng năm 1817. Xác cô bị trao ra quảng trường chính của thành phố để răn đe bất cứ ai có tư tưởng nổi loạn. Dù đã chết khi chưa hoàn thành xong đại nghiệp nhưng Pola tiếp tục truyền cảm hứng cho các lực lượng cách mạng lâu này.

Mô tả hình ảnh

4. Trịnh Thị - Nữ hải tặc mạnh mẽ của Trung Hoa

Trịnh thị xuất thân là một kỹ nữ có nhan sắc. Năm 1801 bà cưới tướng cướp Trịnh Nhất. Trong 6 năm đầu tiên chung sống, hai vợ chồng cướp biển họ Trịnh đã cùng nhau gây dựng lên đế chế hải tặc thao túng toàn bộ vùng biển từ phía Nam Trung Quốc sang đến Malaysia.

Năm 1807, Trịnh Nhất chết, góa phụ Trịnh Thị thâu tóm mọi quyền lực về tay mình và trao chức thuyền trưởng hạm đội cho Phó tổng tư lệnh Trương Bảo. Khi Trương Bảo thống lĩnh đội quân cướp thì Trịnh Thị tập trung vào việc kinh doanh, thiết lập chiến lược quân sự. Trên các chiến thuyền Cờ Đỏ của nữ tướng cướp này ngày càng đông nghịt những tên lưu manh vô lại. Đội quân với hơn 1.500 chiến thuyền và 50.000 thủy thủ có thể còn lớn mạnh hơn gấp nhiều lần lực lượng hải quân của nhiều quốc gia thời đó (kể cả Mỹ).

Công việc cướp biển cũng được mở rộng nhiều về quy mô và hình thức: cướp bóc giờ đây chỉ là phần thứ yếu bên cạnh những hoạt động khác như bắt cóc, tống tiền, bảo kê… Trịnh Thị còn vươn cả vào Trung Hoa lục địa nơi bà đã thiết lập hẳn một mạng lưới gián điệp rộng khắp và liên minh với địa chủ, chúa đất để đảm bảo nguồn cung thực phẩm.

Không thể bắt bà quy hàng, năm 1810 triều đình buộc phải chuyển sang chiến thuật đề nghị bà buông tha đế chế thống trị để đổi lấy tự do. Bà chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng. Kết quả: trong đội quân cướp biển với quân số lên tới 80.000 người, chỉ có 126 tên bị xử trảm, chưa đến 400 tên bị lưu đày, số còn lại hoặc được trả tự do hoặc sung vào quân ngũ.

Năm 1810, các nước Anh, Bồ Đào Nha và Trung Quốc tập hợp nhau lại tấn công đội quân cướp biển của Trịnh Thị. Để tránh đổ máu, Trịnh Thị một mình đàm phán với Tổng đốc Quảng Đông, cuối cùng bà cùng 17.000 người đàn ông nữa hạ vũ khí và rời tàu nhưng được phép giữ lại của cải. Trịnh Thị hoàn lương bằng nghề làm chủ sòng bạc và nhà chứa, bà ta sống thêm 30 năm nữa.

Mô tả hình ảnh

5. Gertrude Bell, nữ thám hiểm "bá đạo" hơn cả nam giới

Có thể có bất cứ điều gì mà người phụ nữ này chưa từng làm qua? Tại các thời điểm khác nhau trong sự nghiệp của mình, Bell là một khách du lịch, nhà văn, điệp viên, nhà ngoại giao, nhà khảo cổ học và ngôn ngữ học, và đôi khi đảm nhiệm tất cả cùng một lúc.

Xuất thân từ trường Oxford, bà đã trở thành một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Anh về Ả Rập và đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên quốc gia Iraq hiện đại - nơi bà được chôn cất.

Trong các hành trình du lịch của mình, Bell đã rong ruổi khắp nơi, đến những vùng sa mạc của Ả Rập trên lưng lạc đà, kết bạn mới, tham gia khai quật khảo cổ học, tích cực tìm tòi, khai phá các nền văn hóa khác nhau.

Bà đã lập Bảo tàng Khảo cổ học Baghdad để bảo tồn nền văn hóa Arab. Ngoài ra, bà còn viết văn, ghi lại những cảm nhận thú vị ở những nơi mình đi qua.

Mô tả hình ảnh

6. Những "phù thủy bóng đêm" đã oanh tặc làm phát xít Đức kinh sợ

Đó là vào năm 1941, khi phát xít Đức bắt đầu nhắm đến Liên Xô, Moskva đã kêu gọi nữ giới tham gia lực lượng không quân. Rất nhiều cô gái trong độ tuổi 19, 20 đã tình nguyện xin được đứng trong hàng ngũ nữ phi công. Cũng trong năm đó, nhà lãnh đạo Josef Stalin đã ký sắc lệnh thành lập ba trung đoàn không quân gồm toàn nữ giới.

Các nữ phi công trẻ này điều khiển những chiếc máy bay gỗ và vải bạt mỏng manh Polikarpov PO - 2 để đối chọi lại với quân địch được trang bị đầy đủ trong chiến trận được coi là khốc liệt nhất Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bị trúng đạn, chiếc máy bay của họ sẽ bốc cháy như tờ giấy.

Trong những nữ phi công đầu tiên đó có cô gái Nadezhda Popova 19 tuổi, người sau này trở thành một trong những anh hùng lực lượng Xô viết được ca ngợi nhiều nhất. “Phù thủy bóng đêm” Popova sau này tuy tóc đã bạc, mắt đã mờ nhưng vẫn không hề đánh mất ý chí sắt thép khi kể lại quãng thời gian chiến đấu oai hùng: “Đó là cuộc chiến nguy hiểm nhưng chúng tôi không có thời gian để sợ hãi”.

Nhiệm vụ của các “phù thủy bóng đêm” luôn đầy rẫy hiểm nguy và nhiều áp lực. Tổng thể 40 chiếc máy bay, mỗi chiếc có 2 nữ phi công, sẽ bay 8 lần hoặc nhiều hơn trong một đêm. Bà Popova thậm chí có thời điểm đã xuất kích đến 18 lần một đêm (vào thời điểm đó mỗi chiếc máy bay chỉ có thể thả 2 quả bom trong một lần xuất kích).

Mô tả hình ảnh

7. Hedy Lamarr - Nữ minh tinh phát triển ngư lôi

Lamarr là người con gái duy nhất trong một gia đình gốc Do Thái về sau cải đạo theo Công giáo, sinh ra tại Vienna, Áo. Mẹ là nghệ sĩ dương cầm, còn cha là một giám đốc ngân hàng. Nhưng sau đó cha cô đã mất trong một vụ thảm sát.

Cô theo học múa ba lê và piano từ năm 10 tuổi. cô đã tiếp xúc với nền điện ảnh từ khá sớm. Năm 19 tuổi, cô kết hôn với Friedrich Mandl, một trùm sản xuất vũ khí có trụ sở tại Vienna. Chồng cô thường làm ăn với các nhà độc tài phát xít Đức Quốc xã và Ý như Adolf Hitler và Benito Mussolini. Người chồng này là 1 người đáng sợ và có tính sở hữu rất lớn, luôn ngăn cản cô đến với niềm đam mê nghệ thuật của mình, sau đó cô đã bỏ trốn qua Mỹ và ký hợp đồng và trở thành một ngôi sao Hollywood có tầm cỡ trong thời đại hoàng kim của hãng điện ảnh MGM và tham gia vai diễn trong nhiều bộ phim cực kỳ ăn khách. 

Trong những lần đi cùng với Friedrich Mandl, qua những lần nghe trao đổi về buôn bán vũ khí, Hedy Lamarr đã đặc biệt quan tâm tới ngư lôi, nhất là việc điều khiển ngư lôi. Hedy Lamarr đã trao đổi ý tưởng của mình với một người bạn là nhà soạn nhạc George Antheil, đồng thời là hàng xóm của Hedy.

Sau khi George Antheil phát hiện ra cách chơi nhiều đàn Piano cùng một lúc, Hedy Lamarr đã cùng với ông vận dụng kỹ thuật chơi đàn sang điều khiển ngư lôi. Thay vì thay đổi phím đàn, giờ đây cùng lúc thay đổi tần số vô tuyến của hệ thống điều khiển, như vậy quân địch không thể phong tỏa, và cùng một lúc có thể điều khiển nhiều ngư lôi từ xa.

Hedy Lamarr và Antheil bắt đầu tìm cách cụ thể hóa ý tưởng của mình và nộp bằng sáng chế về ý tưởng của mình. Sáng chế đã được Hải quân Mỹ sử dụng cho đến năm 1962, khi dùng các tàu quân phong tỏa Cuba.

Đặc biệt, sáng chế Hedy Lamarr và Antheil dựa trên sự thay đổi tần số để điều khiển ngư lôi còn làm tiền đề để phát triển thông tin liên lạc và công nghệ viễn thông được sử dụng cho điện thoại di động, GPS, Wi-Fi ngày nay.

Mô tả hình ảnh

Miss WTF - Ohay TV

Theo globalpost.com

Chủ đề chính: #bản_lĩnh_nhất_lịch_sử

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn