Stars Thao

7 phần lễ trong lễ hội Thánh Gióng có thể bạn chưa biết

Đăng 5 năm trước

Bạn có biết hàng năm vào mồng 6 tết tại Đền Thượng nơi thờ Thánh Gióng bắt đầu cử hành lễ hội. Nghi lễ được bắt đầu vào đúng giờ tý (00:00) đèn, nến được thắp lên sáng rực khắp đền. Chủ tế và các chức sắc thực hiện lễ khai quang ( tắm tượng Thánh Gióng). Vậy trong Lễ hội Đền Gióng được tổ chức như thế nào bạn đã biết chưa? nó gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Dưới đây bạn sẽ được tìm hiểu về phần lễ trong lễ hội Thánh Gióng này bạn nhé

 . Chúng ta có thể thấy Đền Thánh Gióng cũng như nhiều đền chùa khác, song tìm hiểu về giá trị văn hóa của Lễ hội Đền Gióng thì phần lễ trong lễ hội Đền Gióng có nét rất đặc biệt mà chúng ta thường bỏ qua, hoặc chưa biết đến.

   . Phần lễ gồm: Lễ rước nước; lễ mộc dục; lễ tế gia quan ; đám rước; tế đại tế; lễ túc trực; lễ hèm

Lễ rước kiệu đền Thánh Gióng

Lễ rước nước:

Lễ rước nước: Thường thì người dân tổ chức Lễ rước nước vào ngày mồng 5 trước khi vào hội một ngày. Dân làng ở đây cử hành lấy nước ở giữa sông, giếng sau đó rước về đình hoặc về đền và được đựng bằng chóe sứ ( bình sứ ) đã được chuẩn bị từ trước đó. Dân làng múc nước bằng gáo đồng trên miệng bình chứa nước có mảnh vải đỏ,  khi đổ nước vào bình phải qua miếng vải đỏ, sau đó bình nước sẽ được đưa lên kiệu rước về nơi thần linh ngự trị.

Lễ mộc dục:

Lễ mộc dục: Đây là việc được giao cho những người có uy tín trong đình làm, đảm nhiệm. Trước tiên là thắp hương dâng lễ rồi mới bắt đầu vào công việc. Thời gian thần được tắm là 2 lần: Lần đầu thần sẽ được tắm bằng nước dân làng vừa tổ chức rước nước về; Lần hai thần được tắm bằng nước ngũ vị. nước này được giữ lại một ít để các vị hương lão nhúng tay xoa mặt đây là hình thức hưởng ân thánh. Còn mảnh vải đỏ sẽ được xé nhỏ chia cho dân làng đeo vào tay để “lấy khước” 

Lễ tế gia quan:

Lễ tế gia quan: Đây là lễ khoác áo cho tượng thần, bài vị, mũ do triều đình ban cho theo chức tước, phẩm hàm lúc đương thời, mũ áo cũng có thể là hàng mã được đặt làm thờ ở nơi thần an ngự . Những thứ này đến ngày hội được phong gói cẩn thận đặt lên kiệu rước về đình. Khi mọi việc đã xong dân làng vào tế một tuần trước long kiệu.

Đám rước:

Đám rước: Đây là biểu trưng sức mạnh cộng đồng đang vận động trước mắt mọi người là cảnh tráng lệ, là hình ảnh tập trung đẹp nhất của lễ hội. Đám rước được rước đón vị thần từ nơi đài ngự ( đền, miếu) về đình để ngài xem hội và dự hưởng các lễ vật được dâng lên từ tấm lòng thành kính nhất của dân làng. 

Vật phẩm tế lễ

Lễ túc trực; Lễ hèm:

Lễ túc  trực: dân làng cử sẵn 4 người trông coi kiệu . Khi kiệu được rước về đình đặt ở giữa sân thì 4 người này sẽ ra trông coi kiệu. 

 Lễ hèm: Là nghi lễ được mô phỏng lại những hành động tiêu biểu nhất của người được tổchức thờ cúng và trong buổi lễ này lễ hèm mô phỏng một trò chơi dân gian của dân làng.

Đó chính là phần nghi lễ rất nghiêm túc, linh thiêng, trọng thể để mở đầu ngày hội theo thời gian , không gian. Nghi lễ này mang tính tưởng niệm về lịch sử, hướng về sự kiện trọng đại của vị anh hùng lỗi lạc nó có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước và xã hội. Đây thực sự là yếu tố văn hóa thiêng liêng, giá trị thẩm mỹ của lễ hội Thánh Gióng đối với mọi người. Nghi lễ là phần đạo chi phối mọi hành động suy nghĩ của con người, của toàn thể nhân dân trong làng.

Lễ rước của các ông hiệu tại đền thánh Gióng

Lễ rước voi tại đền Gióng

Thánh Gióng cưỡi ngựa tại Đền 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn