Phạm Văn Hoàng

7 thói quen giúp bạn suy nghĩ như nhà khoa học

Đăng 8 năm trước

Bạn muốn trở thành một nhà khoa học? Bạn sẽ làm được thôi, nhưng trước tiên hãy xem những thói quen nền tảng mà bạn cần để trở thành một khoa học gia thực thụ.

“Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không hoạt động.” Thomas Edison.

Nhiều người tin rằng Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện. Sự thật không phải vậy. Nó đã được khoảng nhiều năm. Trong thực tế, có hơn 20 nhà phát minh và nhà khoa học khác nhau làm việc trên các bóng đèn khi Edison bắt đầu dự án của mình. Điều tách biệt Edison với những người khác là ông ấy là người đầu tiên thành công với bóng đèn điện sau nhiều giờ kéo dài. Edison thành công bằng cách tạo ra một chân không bên trong bóng đèn và tìm ra dây tóc thích hợp để sử dụng.

Edison đã thành công vì ông lặp lại thí nghiệm cho đến khi thực sự tìm ra giải pháp đúng. Ông đã thực hiện hơn 1000 lần thất bại trước khi thành công. Với Edison, 1000 nỗ lực đó không phải là thất bại, chúng là 1000 bước tiến đến thành công. Bằng việc suy nghĩ và thực hiện thói quen giống Edison và các nhà khoa học vĩ đại khác, chúng ta có thể học cách thay đổi suy nghĩ để sáng tạo ra những ý tưởng mới. Sau đây là 7 thói quen giúp bạn suy nghĩ như nhà khoa học:

Mong đợi thất bại, sau đó học hỏi từ nó

Bạn hiếm khi đạt được gì đó hoàn hảo ngay từ lần thử đầu tiên. Khi bạn làm nó chưa đúng, hãy học hỏi từ nó. Các nhà khoa học xử lý những thất bại như một điểm dữ liệu. Như một vấn đề thực tế, họ cũng làm vậy với các kết quả tích cực. Những điểm dữ liệu cuối cùng sẽ dẫn đến một câu trả lời. Với một nhà khoa học, thất bại hay kết quả tiêu cực không phải là một điều xấu bởi chứng minh điều gì đó sai cũng hữu ích như chứng minh điều gì đó đúng, miễn là bạn học hỏi trên suốt quãng đường.

Việc cư xử với thất bại như những điểm dữ liệu sẽ chỉ dẫn bạn đến với câu trả lời chính xác.

Tiếp cận mỗi vấn đề với một mục tiêu để tìm ra giải pháp sáng tạo

Albert Einstein tin rằng để giải quyết một vấn đề, bạn phải có khả năng đứng lùi lại, quan sát và xác định vấn đề. Bước tiếp theo là diễn đạt lại nó bằng cách khác. Hãy hỏi làm cách nào để diễn giải vấn đề này để nó dễ giải quyết hơn. Ví dụ, đừng hỏi mình làm cách nào để tăng hiệu suất của bạn lên, mà hãy hỏi làm cách nào để công việc trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách sử dụng những cách nhìn đơn giản hơn vào một vấn đề, nó đột nhiên sẽ trở nên bớt khó khăn hơn.

Một khi bạn có thể thay đổi cách giải quyết vấn đề, bạn sẽ có nhiều khả năng tìm ra một giải pháp sáng tạo.

Thách thức các giả định

Từ điển định nghĩa giả định nghĩa là cái gì đó được coi là đương nhiên. Các nhà khoa học không thích coi mọi thứ là hiển nhiên. Họ thích thách thức những suy nghĩ thông thường và làm đảo lộn những ý tưởng này. Họ làm điều đó bằng cách thử nghiệm các giả định và sau đó kiểm tra xem kết quả có chứng minh được nó đúng hay không. Chúng ta nên làm điều tương tự. Nắm lấy những giả định cơ bản mà bạn có trong công việc hay đời sống cá nhân và sau đó xác định cách để kiểm tra chúng xem giả định của bạn có thực sự đúng hay không.

Ví dụ, một trong những giả định trong đàm phán kinh doanh là mô hình đối tác – đối lập ở đó mỗi bên xếp thành hàng dọc theo bàn trong phòng hội đồng và đối mặt với nhau. Tuy nhiên, giả định này đã bị thách thức và không bao lâu sau thì khái niệm về thắng – thắng trong đàm phán đã được tạo ra và các doanh nghiệp đối xử với những đối tác khác mà họ đàm phán không phải như một kẻ thù mà thay vào đó là một đối tác thực sự.

Loại bỏ thiên kiến

Khi kiểm tra một giả thiết, các nhà khoa học được dạy phải tiến hành các thí nghiệm và nghiên cứu được xây dựng lên để giảm thiểu hoặc loại bỏ bất kỳ thiên kiến nào mà họ có thể có về các giả thiết. Điều này rất quan trọng khi bạn đang tìm kiếm những giải pháp trong những vấn đề của riêng bạn. Nếu bạn có ý tưởng cho một giải pháp, và bạn muốn kiểm tra nó trước, bạn phải tìm ra cách để loại bỏ bất kỳ thiên vị nào mà bạn có hướng đến giải pháp đó trước khi có thể nhận được bất kỳ kết quả chính xác nào.

Không ngừng đặt câu hỏi

Một điều mà những đứa trẻ tò mò luôn làm với cha mẹ chúng là đặt ra các câu hỏi. “Tại sao bầu trời màu xanh? Tại sao chó sủa? Tại sao không còn khủng long nữa?” Trẻ con làm vậy vì chúng muốn tìm hiểu. Các nhà khoa học cũng thường xuyên đặt câu hỏi. Bạn phải tiếp tục hỏi bản thân nếu bạn muốn duy trì sự học hỏi. Thật bất khả thi để biết câu trả lời bạn đang tìm kiếm cho đến khi bạn biết phải hỏi gì.

Phối hợp với người khác

Các nhà khoa học hiếm khi làm việc một mình. Ngay cả những người vĩ đại nhất mọi thời đại như Einstein, Galileo, Marie Curie, Issac Newton, Charles Darwin, Stephen Hawking và Nikola Tesla đều cộng tác với những người khác trong công việc. Nếu như một trong những bộ óc xuất sắc nhất trong lịch sử sẵn lòng để vui vẻ hợp tác với người khác trong công việc, thì tại sao bạn lại không? Hợp tác chính là việc thực hành theo đó các cá nhân làm việc cùng nhau như một nhóm với mục đích chung để đạt được mục tiêu chung. Hợp tác là việc các ý tưởng được nảy ra như thế nào trong trí óc người khác để dành cho việc phản hồi và góp ý.

Trao đổi kết quả của bạn

Đối với các nhà khoa học, quan trọng là phải chia sẻ kết quả của những khám phá của họ. Các nhà khoa học thường tìm thấy giải pháp sau khi biết đến khám phá thí nghiệm khoa học của người khác. Trong kinh doanh, bằng cách chia sẻ kết quả của bạn với đồng nghiệp, bạn đang giúp tổ chức của bạn bởi vì những người khác có thể sử dụng thông tin đó để cải thiện kết quả của họ.

Nếu đó là một phát hiện mang tính đột phá, tổ chức của bạn có thể muốn phát hành một báo cáo chính thức hay một thông cáo báo chí. Dù bằng cách nào, thông tin hữu ích nhất khi nó được chia sẻ với những người cần được biết.

Chủ đề chính: #nhà_khoa_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn