TV Nguyễn

7 vị tướng tình báo anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam

Đăng 8 năm trước

Những chiến công thầm lặng, đôi khi không ai biết đến! Nhưng chiến công của họ góp một phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc!

Những chiến công thầm lặng, đôi khi không ai biết đến! Nhưng chiến công của họ góp một phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc!

I. Phó chính uỷ phòng Tình báo thuộc Bộ Tham Mưu B2 Trần Văn Quang (Tư Cang) Và Cụm H63, bí quyết của một điệp viên chiến lược, dấu hỏi về những kế hoạch bị tiết lộ * Lấy bản khai của kẻ phản bội, dấu ấn của ngày “tháo chạy tán loạn”.Mô tả hình ảnh

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (tức Trần Văn Quang, Tư Cang) sinh năm 1928 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, từng giữ vị trí cụm trưởng Cụm tình báo H.63 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với những điệp viên nổi danh như Phạm Xuân Ẩn, Tám Thảo, Hoàng Nam Sơn… Cụm H.63 đã được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1971. Ông đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Nhì, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006...

II. Tình Báo Yến Thảo, đối mặt với CIA, thẩm vấn bằng “máy đo sự thật”

Mô tả hình ảnh

Một buổi sáng, ngồi sau lưng Tư Cang, cô mỉm cười nói: “Nghĩ đời em cũng hay! Sáng thiếu tá Việt Cộng đưa đi làm, chiều thiếu tá Mỹ đưa về, sĩ quan Việt Cộng đưa đi bằng Honda, sĩ quan Mỹ đưa về bằng xe jeep”. Ông “thiếu tá Việt Cộng” nghe đau thắt lòng trước câu nói đùa của Tám Thảo. Với vẻ đẹp sang trọng, đài các, tiểu thư Mỹ Nhung làm công tác liên lạc, mang tài liệu của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn từ chiến khu vào nội thành Sài Gòn và ngược lại một cách dễ dàng.

III. Thiếu Tướng Vũ Ngọc Nhạ Và Cụm Điệp Báo A22, Thâm nhập vào dinh Độc lập, "ông cố vấn" cho 3 đời tổng thống của chính quyền Sài Gòn mà vẫn hướng tâm mình về với cách  mạng, Chỉ cần thay đổi sắc mặt là bị lộ

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: "Sống với kẻ thù, ngồi cùng bàn làm việc, ăn cùng mâm, suốt ngày nghe chúng chửi Cách mạng, chửi Cộng sản, chỉ cần thay đổi sắc mặt một chút là có thể bị lộ. Thực tế mấy chục năm hoạt động trong lòng địch, tôi đã phải đổi tên đổi họ, mai danh ẩn tích. Đến nỗi gia đình anh em họ hàng làng xóm quê hương tôi tin chắc là tôi đã chết từ lâu. Nhưng cũng có người thì lại nghi ngờ tôi đi theo địch".

IV. Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên hoàn hảo, ông đưa đi học tình báo trước khi Mỹ xâm lược Việt Nam “Việt Nam hóa chiến tranh” - Hà Nội biết trước Nguyễn Văn Thiệu, Tin tức tối quan trọng, giữa những cuộc săn đón của tình báo quốc tế

Mô tả hình ảnhMô tả hình ảnh

Ở Mỹ, hình như Phạm Xuân Ẩn có một mối tình, tất nhiên với một cô gái Mỹ. Trong cuốn sách đã đăng ở kỳ trước, tác giả Ngọc Hải kể, có lần một nhà báo Mỹ bạn ông hỏi "Có bao giờ ông buồn và ân hận vì đi làm cách mạng không?". Trả lời: "Có buồn chứ. Buồn nhất là lúc đó cấp trên không cho lấy vợ Mỹ”

V. Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Đặng Trần Đức (Ba Quốc), “Xúi” Nguyễn Cao Kỳ đảo chính lật Nguyễn Văn Thiệu, Giải cứu Nguyễn Văn Linh sau này là Tổng Bí Thư, “Tóm gọn” 35 ổ gián điệp, “Tài liệu của Bộ Tổng tham mưu, Tổng tham mưu trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc rồi”Mô tả hình ảnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, rất nhiều điệp viên của ta đã chui sâu, leo cao vào hàng ngũ kẻ thù để khai thác tin tức, phục vụ kháng chiến. Thiếu tướng Đặng Trần Đức cũng là một điệp viên như thế, nhưng vị trí công tác của ông rất đặc biệt: Ông hoạt động ngay trong sào huyệt cơ quan tình báo của địch – Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo ngụy.

Đặng Trần Đức (Bí danh: Ba Quốc) sinh năm 1922, quê ở Thanh Trì (Hà Nội), nhập ngũ tháng 5-1949.

Tham gia cách mạng từ ngày đầu giành chính quyền ở Hà Nội năm 1945, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời xã Thanh Trì, rồi công an huyện Thanh Trì. Năm 1950, theo yêu cầu của Đảng và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, ông được tổ chức bố trí vào hoạt động trong hàng ngũ địch. Ông đã cung cấp nhiều tin tức, tài liệu về địch có giá trị, phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

VI. Tình báo Nguyễn Thị Mỹ Nhung, giữa lòng địch để tang Bác Hồ, “Nghệ thuật ẩn mình” của một điệp viên, mỹ nhân của cố vấn Hải quân Mỹ

Viên Thiếu tá Mỹ đặc biệt tin tưởng Mỹ Nhung. Có người thấy hắn chiều Mỹ Nhung quá bèn nói: “Không sợ cô nàng là Việt cộng hay sao”. Hắn cười: “Tiểu thư Mỹ Nhung mà là V.C thì tất cả nhân viên ở đây đều là V.C”.

Năm 1964, Nhà tình báo Tư Cang từ miền Bắc vào đến miền Nam, được giao nhiệm vụ làm cụm trưởng cụm tình báo H63 thay cho ông Mười Nho phải ra Bắc chữa bệnh. Kể từ đây, Phạm Xuân Ẩn, Tư Cang và tiểu thư Mỹ Nhung cùng sát cánh hoạt động bên nhau trong nội thành, cùng trải qua những nguy hiểm, những giờ phút cận kề sinh tử. Là người phụ nữ bản lĩnh hiếm thấy, tiểu thư Mỹ Nhung đã âm thầm thi tuyển vào Bộ Tư lệnh Hải quân địch và hoạt động tình báo ngay trong cơ quan đầu não này.

VII. Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Thương

Những “cuộc chiến” trong thời bình, Đối mặt và làm vật thí nghiệm của CIA, bị cưa chân 6 lần vẫn không khai.

Mô tả hình ảnh

Chủ đề chính: #tình_báo_việt_nam

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn