Thiên Yết Quan tâm, bí ẩn, hài hước, bình tĩnh, chu đáo, thích truyện trinh thám, tâm linh...

8 bí quyết chắc chắn sẽ giúp bạn gia tăng tài chính

Đăng 7 năm trước

Nếu bạn đang ở trong số hàng triệu người ngoài kia đang tìm cách để gia tăng tài chính, thì đây là một vài bí quyết hữu ích dành cho bạn.

Tiền bạc không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống nhưng gần như là thứ để cho thế giới này tồn tại. Mặc dù tiền cũng không phải là tất cả đối với niềm hạnh phúc, nhưng nó lại gắn kết vô cùng chặt chẽ tới chất lượng sống của mỗi người.

Hầu như ai cũng đấu tranh cho quyền lợi tài chính của mình. Như một vật thể có sức mạnh vô hình, tiền bạc quyết định nên mức sống của mỗi cá nhân. Khi bạn có tiền, bạn sẽ thoải mái làm những điều mà người khác không làm được. Thế nhưng, tiền bạc còn có ý nghĩa sâu rộng hơn vậy. Đối với nhiều người, tiền bạc dư dả đồng nghĩa với việc có nhiều thời gian, quyền tự do và ít phải quan tâm tới thế giới hơn.

Vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta có thể cảm thấy khó kiểm soát được tài chính. Chúng ta cảm thấy bị “giam hãm” bởi nợ nần và bị ràng buộc bởi trách nhiệm nào đó. Và thường thì nhiều người không còn lại bao nhiêu tiền hoặc cạn túi mỗi khi tổng kết cuối tháng. 

Tất nhiên, hầu hết mọi người đều đang tìm cách để gia tăng tài chính của mình. Nhưng có quá nhiều thứ tiếp diễn hàng ngày, chúng ta dễ có khuynh hướng bị phân tâm và quên đi những giải pháp nhỏ nhặt nhưng vô cùng quan trọng có thể mang lại cho ta một cuộc sống tài chính ổn định. Vậy nên, nếu bạn đang ở trong số hàng triệu người ngoài kia đang tìm cách để gia tăng tài chính, thì đây là một vài gợi ý hữu ích cho vấn đề của bạn. 

1. Thiết lập mục tiêu tài chính rõ ràng

Đây là một trong những cách tốt nhất giúp bạn gia tăng tài chính. Điều này có nghĩa là sẽ không hề tồn tại bất kỳ một mục tiêu mơ hồ nào trong đầu bạn. Mục tiêu của bạn không thể chỉ đơn giản là có hoặc kiếm được nhiều tiền, mà phải thực tế và vừa sức. Bạn nên tạo lập mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu tài chính dài hạn nên là lý tưởng lớn của bạn. 5 hoặc 10 năm sau, bạn sẽ như thế nào? Một khi đã có trong tay mục tiêu dài hạn rõ ràng, bạn bắt đầu thiết lập những mục tiêu ngắn hạn. Vậy mục tiêu tài chính ngắn hạn trong vòng 1 năm của bạn là bao nhiêu? Viết ra một khoảng tiền thực tế cho ngày hạn định mục tiêu.

 Đừng chỉ nói rằng “mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn vào khoảng cuối năm”. Bạn sẽ kiếm được nhiều hơn bao nhiêu? Hãy đặt ra một con số cụ thể. Bạn mong muốn được thoát khỏi nợ nần? Chính xác số nợ mà bạn cần phải trả là bao nhiêu, khi nào tới kỳ hạn? Giả sử mục tiêu của bạn là “trừ khử” số nợ 10,000$ vào năm tới. Xác định rõ vấn đề đó và đặt ra ngày mà bạn đạt được mục tiêu. 

Việc thiết lập mục tiêu tài chính phải thực tế và được viết ra giấy nhằm chuẩn bị cho những thay đổi có thể xảy ra. Khi nào bạn thấy được “hình thù” rõ ràng của mục tiêu trước mắt bạn, bạn sẽ làm nhiều hơn để đạt được nó. Tiềm thức của bạn luôn tìm ra cách thú vị để đạt được những mục tiêu mà bạn tự đề ra, miễn là bạn biết rõ mục tiêu đó là gì. Mục tiêu mơ hồ dễ gây trì hoãn và rắc rối. Hãy khiến nó trở nên thực tế và vừa sức mình.

2. Tạo nên những cột mốc tài chính

Cột mốc tạo thành cầu nối cho các mục tiêu tài chính của bạn. Khi bạn đề ra mục tiêu tài chính trong một năm, thì cột mốc là những cái mà sẽ bổ sung dần vào mục tiêu trong một năm đó. 

Ví dụ: nếu bạn dự định trả món nợ 10,000$ trong vòng 12 tháng, bạn có thể chia nhỏ nó thành những “cột mốc tài chính” theo từng tháng hay từng tuần. 

Cột mốc tài chính thực sự quan trọng bởi nó nhắm tới những vấn đề nhỏ nhặt. Trên cơ sở hàng tuần, sẽ dễ hơn để bắt đầu hành động khi bạn có một “cột mốc” xác định trong đầu.

Ví dụ: trả nợ 10,000$ trong một năm nghĩa là phải trả xấp xỉ 192$ hàng tháng và đó được xem như là một “cột mốc tài chính”.

192$ mỗi tuần có vẻ dễ quản lý hơn đối với nhiều người hơn là con số 10,000$ đáng lo ngại. Khi đã có “cột mốc tài chính”, sẽ dễ dàng cho bạn để điều chỉnh thói quen tiêu xài và tiết kiệm để phù hợp với hoàn cảnh. Thói quen uống cà phê của bạn tốn bao nhiêu tiền mỗi tuần? Còn cả việc ăn trưa bên ngoài nữa? Luôn có cách để cắt giảm thói quen tiêu pha khi bạn thực sự cần thiết. 

Thậm chí bạn có thể đặt mục tiêu mỗi ngày nếu cần thiết. Trên cơ sở mỗi ngày, khi bạn chia nhỏ mục tiêu để đạt được trong một năm, thì càng dễ dàng hơn nữa để tiến gần hơn tới mục tiêu đó. Khi chúng ta không chia nhỏ thành những cột mốc, rất dễ bị sao lãng, rối trí và cuối cùng là trì hoãn mục tiêu.

3. Theo dõi kỹ tất cả các chi phí

Thường thì chúng ta để “mất dấu” trong việc tiền đã “đi đâu” hàng ngày. Vậy nên theo dõi chi phí là một thói quen hữu ích.

Khi chúng ta không kiểm soát được chi phí, sẽ rất dễ xảy ra việc tiêu xài vượt quá khả năng. Tuy nhiên, khi bạn thấy từng đồng từng cắc “ra đi” ngay trước mặt bạn, rất khó để không để tâm tới chúng. Nếu bạn không bao giờ theo dõi chi tiêu, điều đó sẽ thật sự biến đổi cuộc sống tài chính của bạn. 

Để làm theo cách này, chỉ cần tạo một bảng thống kê, tải ứng dụng, hoặc mua một cuốn sổ ghi chú nhỏ cái mà bạn có thể viết vào mỗi ngày. Sau đó, tất cả những gì bạn cần làm là ghi sơ lược những chi tiêu với một vài thông tin chi tiết nho nhỏ, bao gồm: khoảng tiền, mô tả, ngày/tháng…, lý do sử dụng tiền và phân loại chi tiêu ra.

Điều này có nghĩa là mỗi một thứ mà bạn làm ra hoặc tiêu xài trong một ngày, bạn cần ghi rõ ra. Tự hứa sẽ làm việc này trong vòng 90 ngày và nhìn lại sự thay đổi trong đời sống tài chính của bạn. Những thói quen hàng ngày như cà phê, thuốc lá và những buổi ăn trưa bên ngoài đắt tiền có thể phát sinh theo thời gian. Khi bạn theo dõi chi tiêu, bạn có thể thấy được phí tổn cho những thói quen xấu dễ dàng hơn.

4. Mở hóa đơn ra xem ngay lập tức

Một cách nữa để gia tăng tài chính của bạn chính là mở ra xem ngay lập tức những tờ hóa đơn khi bạn vừa được nhận chúng. Điều này liên quan mật thiết với việc theo dõi chi tiêu. Khi bạn nhận được hóa đơn, ghi chú và nắm được chúng, đừng phớt lờ chúng. Có như vậy bạn sẽ không bị rơi vào bẫy.

Việc mở ngay tờ hóa đơn để xem có những ảnh hưởng khác nhau. Nó tác động lên thói quen tiêu xài của bạn. Khi bạn lờ đi những hóa đơn và không dành ưu tiên xem chúng, thói tiêu xài quá mức sẽ dễ dàng bộc phát. 

Khi hóa đơn và những thông báo khác chất đống ở nhà hay trong văn phòng bạn, nó sẽ làm mờ đi đầu óc vốn đã không tỉnh táo của bạn. Từ đó xuất hiện nhiều mối băn khoăn, lo lắng và thậm chí là sự kích động. Nếu bạn không ngăn chặn việc này lại, nó sẽ khiến bạn sao lãng khỏi việc thực hiện mục tiêu tài chính.

5. Dành ra “phút tiền bạc” mỗi ngày

Vào mỗi buổi sáng, bạn cần dành ra một “phút tiền bạc”. Khái niệm đó là gì? Đó là thời gian mà bạn đăng nhập vào tài khoản ngân hàng và xem lại những giao dịch vào ngày hôm trước và tham gia vào một số kế hoạch tài chính nhẹ nhàng. Bạn cần chắc chắn rằng bao nhiêu tiền đã “đi khỏi” tài khoản của bạn và tại sao. Và nếu bạn đã theo dõi chi tiêu hàng ngày, việc kiểm tra này cũng trở nên thật dễ dàng.

“Phút tiền bạc” sẽ mang lại cho bạn những điều hữu ích. Dành thời gian này để phân tích ngắn gọn những mục tiêu. Bạn sẽ dùng tiền như thế nào để giúp bạn vượt qua mục tiêu dài hạn? Có chi phí phát sinh nào trong tương lai hay không?...

Tự hỏi bảnthân những câu hỏi này và xem xét lại toàn cảnh tình hình tài chính mỗi ngày chính là những điều nằm trong “phút tiền bạc” ấy. Thời gian đó của bạn có thể là 5 phút, 15 phút hoặc có khi cả tiếng. Điều này phụ thuộc vào việc bạn cam kết như thế nào về việc tiêu xài, tiết kiệm và mục đích đầu tư tiền.

6. Ưu tiên cho việc trả nợ

Một trong những cản trở lớn nhất trong việc phát triển vấn đề tài chính đó là món nợ “ngập mặt” mà hầu hết mọi người đối phải. Khi chúng ta đối mặt với món nợ khổng lồ, rất khó lòng mà tập trung vào những việc khác. Chúng ta làm sao có thể hy vọng vượt qua khó khăn khi mà món nợ ngày càng tăng lên ngay trước mắt?

Dễ thấy rằng,càng sớm trả được nợ, bạn càng cảm thấy thoải mái. Và cũng giống như những thứ khác, việc trả nợ sẽ tạo đà cho những lần sau. Một khi bạn đã trả nợ theo đúng mỗi kỳ, việc tiêu xài của bạn sẽ tự động được giảm bớt để dành cho việc trả nợ. Nếu mục tiêu của bạn là giải nợ, bạn không chỉ phải lên kế hoạch trả nợ mà còn phải điều chỉnh cả thói quen tiêu xài nữa. Và nếu bạn muốn một cuộc sống không chút nợ nần, hãy làm những việc như theo dõi chi tiêu hàng ngày hay dành ra mỗi ngày một “phút tiền bạc” như đã đề cập ở trên. 

7. Tiết kiệm và đầu tư trong 15% thu nhập của bạn

Hầu hết mọi người có thói quen tiết kiệm rất tệ. Họ không thể tiết kiệm được một chút nào từ thu nhập của họ. Có một sự thật theo nghiên cứu bởi BankRate.com, 76% người Mỹ đang phải sống rất chật vật. Con số đó chiếm hơn 2/3 số dân tại đất nước giàu có nhất thế giới. Cuộc nghiên cứu cũng đã kết luận rằng có ít hơn 1/4 người Mỹ có đủ tiền tiết kiệm để dành cho 6 tháng, và họ sẽ có thể mất đi khả năng kiếm thêm thu nhập.

Những con số thống kê này tại Mỹ đã khẳng định những điều rất rõ ràng. Nếu quốc gia giàu nhất thế giới đang gặp phải những vấn đề này, thì những quốc gia còn lại đang phải đối mặt với những điều tồi tệ nào nữa? Rõ ràng là hầu như cả thế giới đang cố gắng và chật vật lê bước qua từng tháng.

Vậy nên thận trọng mà nói thì tiết kiệm và đầu tư có lẽ là những việc hơi xa vời trong tâm trí của nhiều người. Tuy vậy, nhiều người đã khẳng định rằng việc tiết kiệm và đầu tư đã làm thay đổi cuộc sống của họ. Ban đầu chúng ta có thể cảm thấy thật khó khăn, tuy nhiên qua nhiều lần, hệt như những thói quen khác, việc làm này bắt đầu thân thuộc với bạn và ngày càng khiến bạn phải tiến xa hơn.

Và để có thể tiến về đích đến của mục tiêu, hãy ưu tiên việc tiết kiệm và đầu tư. Trữ lại ít nhất 15% số lương mà bạn có nếu cần thiết. Xây dựng thói quen tiết kiệm tiền không dễ, nhưng hoàn toàn có thể làm được. 

8. Tạo lập ngân sách hàng tháng

Việc tạo lập ngân sách hàng tháng có lợi cho nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Điều đó làm cho bạn phải theo dõi chi tiêu hàng ngày, giúp bạn xác định bằng cách nào để đạt được mục tiêu đề ra và có thể cung cấp một vài giải pháp cho cuộc sống vốn đã hỗn độn của bạn. Ngân sách mang lại một trật tự xác định cho tài chính đang rối rắm của bạn.

Ngày nay, việc tạo lập tài chính không còn khó khăn nữa. Có hàng trăm công cụ ngoài kia hỗtrợ cho chúng ta về việc này từ ứng dụng điện thoại thông minh cho đến bút viết và giấy. Một khi đã tìm được công cụ mà bạn yêu thích, chỉ cần đơn giản là tạo lập ngân sách cho bản thân. 

Tuy nhiên, phải nói rằng theo dõi ngân sách cũng khá phức tạp, đặc biệt đối với những thói quen đã ăn sâu vào bạn. Nếu nhận thức được những thói quen xấu cái mà khiến bạn tốn nhiều tiền, hãy ưu tiên loại bỏ chúng. Ghi nhớ rằng mục tiêu là thứ gì đó có ý nghĩa sâu sắc với bạn, và bạn sẽ phải làm tất cả để đạt được nó, bao gồm cả việc loại bỏ một vài hoặc tất cả những thói quen gây tổn hao về tài chính. 

Với những chia sẻ trên đây, mình hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công và giải quyết được những vấn đề tài chính trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ nó với mọi người nhé. 

***************

Nguồn: wanderlustworker

Sưu tầm và dịch.

Chủ đề chính: #quản_lý_tài_chính

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn