Yến Nhi

Tạp chí TIME “bật mí” 8 bí quyết để có một bài thuyết trình xuất sắc

Đăng 8 năm trước

8 bí quyết để có được một bài thuyết trình xuất sắc đến từ chuyên gia của Prezi- một trong những phần mềm thuyết trình nổi tiếng trên thế giới

Theo một bài báo đăng gần đây của tờ tạp chí danh tiếng của Mĩ, trong thời đại công nghệ thông tin được thúc đẩy mạnh mẽ một cách tối ưu để nâng cao hiệu suất làm việc của con người thì thuyết trình đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất cứ lớp học hay công ty đa quốc gia nào trên thế giới. PowerPoint- phần mềm thuyết trình chạy trên nền hệ điều hành Microsoft là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay nhưng tùy theo cách bạn muốn cấu trúc bài thuyết trình của mình và phương thức tiếp cận mà bạn có thể chọn lựa những phần mềm thuyết trình phù hợp. Nếu bạn đang làm việc nhóm để cùng tạo ra một bài thuyết trình hoàn chỉnh, thì Google Slide Drive là một lựa chọn rất lý tưởng bởi mọi thao tác chỉnh sửa sẽ được sao lưu ngay lập tức nên bạn hay người khác có thể truy cập ngay tức thì với phiên bản được chỉnh sửa gần nhất. Còn nếu bạn là người chuyên dùng sản phẩm của Apple thì Keynote cũng là một ứng dụng thật sự hữu ích trừ việc Keynote được thiết kế khá phức tạp, nghiêng về những bài thuyết trình chú trọng về chi tiết.

Mô tả hình ảnh

Và cuối cùng, Prezi chính là một luồng gió mới đối với những công cụ hỗ trợ thuyết trình. Không chỉ người xem thấy nội dung bên trong sản phẩm mà còn hình dung một cách trực quan mối quan hệ giữa các thành phần thông qua các chuyển động phóng to và thu nhỏ.

Dù lựa chọn của bạn là gì thì kĩ năng thuyết trình mới là yếu tố đóng vai trò then chốt. Việc nắm được các bí quyết từ những chuyên gia là rất quan trọng để mài giũa kĩ năng và sau đây là danh sách 8 tuyệt kĩ để khiến bài thuyết trình của bạn được chú ý và thực sự thuyết phục của các chuyên gia của Prezi được công ty này tổng hợp suốt 6 năm ròng qua trải nghiệm của hơn 50 triệu người dùng trên toàn thế giới

1. Nghiên cứu kĩ càng đối tượng sẽ lắng nghe bài thuyết trình của bạn

Thành ngữ có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nếu bạn muốn tác động đến những người này thì không nghi ngờ gì bước đầu tiên bạn phải nắm được điều họ quan tâm và truyền cảm hứng cho họ.

2. Không điều gì sâu sắc và nhẹ nhàng bằng một câu chuyện cho phần mở đầu và kết thúc bài thuyết trình của bạn

Đây chính là chiến thuật mà những nhà thuyết trình hàng đầu thế giới của TED Talks dùng trong hầu hết bài giảng thuyết của họ. Câu chuyện mở đầu của bạn không chỉ cần mang nội dung cốt lõi của bài thuyết trình của bạn mà cũng cần súc tích và đủ gần gũi để tiếp cận với mọi đối tượng người nghe. Còn câu chuyện để đóng lại bài thuyết trình không chỉ cần đảm bảo các tiêu chí trên mà hãy nói bằng cả trái tim để tạo nên điểm nhấn lan tỏa cho bài thuyết trình của bạn.

3. Bạn muốn truyền một thông điệp qua bài thuyết trình- hãy tập trung nhấn mạnh nó!

Nói cách khác, bắt đầu bài thuyết trình bằng cách giới thiệu vấn đề chính bạn muốn đề cập, phần lớn thời gian để phân tích hóa vấn đề đó và phần cuối cùng không quên nhấn lại điều bạn muốn nói một lần nữa. Vậy bạn cần cơ bạn 3 lần để thực sự khắc sâu vấn đề bạn muốn nói với người nghe

4. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Chuẩn bị trước một cách thật kĩ càng sẽ giúp bạn nắm được chắc chắn điều bạn phải nói và lúc để đưa ra những lí lẽ đó mà không rơi vào tình trạng “dò dẫm” kiếm ý hay quên sạch hướng đi của bài thuyết trình. Đọc to bài thuyết trình của bạn nhiều lần cũng sẽ giúp bạn nhận ra những chỗ dài dòng không đáng có và khiến nó trở nên mạch lạc hơn bao giờ hết. Một bài thuyết trình trôi chảy là một điểm cộng lớn đối với người nghe đấy!

5. Ghi nhớ điều bạn sẽ trình bày đúng cách

Hành động liếc vào mảnh giấy nhỏ khi đang thuyết trình không chỉ làm loãng sự tập trung của người nghe mà còn là dấu hiệu ngầm chỉ ra rằng bạn đang thiếu tự tin khi thuyết trình. Đừng cố gắng ghi nhớ hết từng chữ trong bài trình bày của bạn, tốt nhất chỉ nên nắm nội dung và thứ tự của những luận điểm chính và ví dụ mà bạn sẽ triển khai để hỗ trợ lí lẽ. Blog của Prezi sẽ chỉ bạn phương thức để ghi nhớ bất kì bài thuyết trình nào trong thời gian dưới 60 phút.

6. Đừng quên việc giao tiếp bằng mắt trong khi thuyết trình

Việc giao tiếp bằng mắt thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với khán giả, từ đó mới tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa người trình bày và người nghe và đó là cơ sở để bạn có thể thuyết phục họ. Thực hiện việc này bằng cách lướt một vòng quanh phòng và không dừng lại một hướng quá lâu.

7. Đừng “tham” chữ trên slide trình chiếu

Việc dồn hết bài nói của bạn lên slide là một lựa chọn không hề thông minh chút nào bởi nó sẽ phân tán tư tưởng của người nghe. Slide trình chiếu thực ra chỉ nên là công cụ để người xem cô đọng lại những gì bạn đã, đang và sắp trình bài. Thay vào đó tìm cách thêm vào mỗi slide những hình ảnh sinh động sẽ giúp tăng sức hấp dẫn cho điều bài thuyết trình của bạn đấy

8. Tận dụng tối đa ngôn ngữ cơ thể

Mô tả hình ảnh

Bạn muốn thổi sức sống vào bài thuyết trình của mình? Bạn muốn người nghe tập trung 100% vào bài giảng của mình? Vậy thì đừng đứng yên một chỗ, hãy di chuyển nhịp nhàng và làm chủ không gian bằng cách thể hiện điều bạn muốn nói không chỉ qua giọng nói mà bắng cả cơ thể.

Kĩ năng thuyết trình chính là một trong những tiêu chí sáng giá các nhà tuyển dụng đang thực sự tìm kiếm. Luyện tập không ngừng nghỉ chính là cách duy nhất để mỗi người có thể làm chủ bài thuyết trình của mình. Chris Hadfield, người truyền cảm hứng trên các phương tiện truyền thông, đã từng chia sẻ: "Tôi đã thuyết trình trong suốt khoảng 25 năm qua". Không ai sinh ra mà có thể diễn thuyết một cách trôi chảy được cả, bởi vậy bạn đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân mình mà phải không ngừng cố gắng. Thành công sẽ đợi chờ bạn!


Chủ đề chính: #kĩ_năng_thuyết_trình

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn