pywritter

8 bức ảnh giả mạo nổi tiếng đánh lừa cộng đồng mạng

Đăng 8 năm trước

Tất cả những bức hình bạn nhìn thấy trên Internet đều có khả năng là sản phẩm của "Photoshop". Dưới đây là 8 bức ảnh giả mạo từng được lan truyền mạnh mẽ trên mạng với những câu chuyện khác nhau

Tất cả những bức hình bạn nhìn thấy trên Internet đều có khả năng là sản phẩm của "Photoshop". Dưới đây là 8 bức ảnh từng được lan truyền mạnh mẽ trên mạng với những câu chuyện khác nhau và đánh lừa hầu hết người xem, bài viết này sẽ "bóc mẽ" tất cả.

1. Tấm hình chụp Nhật Thực ở độ cao 10km

Được đăng tải trên mạng xã hội mỗi khi xảy ra hiện tượng Nhật Thực nhằm mục đich "câu like", bức ảnh này được giới thiệu nó được chụp cách mặt đấy 10 km. Cho đến khi trang Twitter Fake Astropix đăng tải thông tin về vấn đề này và dẫn link tới bức ảnh gốc trên trang Deviant Art, nó thực chất là sản phẩm máy tính của Nethskie đăng tải từ năm 2010. Dù sao nó vẫn là một bức ảnh đẹp và bạn có thể dùng làm Wallpaper.

Mô tả hình ảnh

2. Hình chụp John Lennon ... trượt ván?

John Lennon trượt ván ư? Một nội dung truyền thông hiệu quả đấy, và tất nhiên tấm hình này là hàng "fake". Từng xuất hiện trong bộ sưu tập "những khoảnh khắc người nổi tiếng trên ván trượt", tấm ảnh John Lennnon nhận được cực nhiều sự thu hút. Tuy nhiên, người làm giả bức ảnh này có vẻ hơi non tay khi dùng luôn một tấm hình nổi tiếng của John Lennon chụp cùng ban nhạc The Beatles trong bộ phim The Hard Day's Night năm 1964.

Mô tả hình ảnh

3. Một tù nhân đã chết trước khi chụp ảnh hồ sơ cảnh sát?

Sandra Bland, một tù nhân đã tự sát trong tù theo công bố của nhà chức trách bang Texas. Nhưng có người đã tung lên mạng internet một tấm hình được cho là bức ảnh hồ sơ cảnh sát của cô, và trông cô như ... đã chết từ trước đó.

Mô tả hình ảnh

Bức ảnh này nhanh chóng được truyền đi trên mạng, và nhiều người bắt đầu lên án chính quyền về vấn đề này. Nhưng cũng có những người khác tỉnh táo hơn, họ cho rằng đó chỉ là một tấm ảnh "photoshop non tay". dưới đây là ảnh so sánh 2 tấm hình với, một bên thật và một bên giả.

4. Một chú chó cứu sống đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi?

Nguyên văn câu chuyện trên mạng :" Một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng đã may mắn được cứu sống bởi chú chó. Chú nó này đã đưa cô bé qua một con đường rất nhiều xe cộ và một hàng rào dây thép gai tới một nhà kho, và chăm sóc cô bé cùng với những chú chó con của mình. Đã được CNN và CBS xác nhận, quả là một người bạn tuyệt vời của con người"

Mô tả hình ảnh

Logic một chút thì làm sao người ta biết rằng chú chó này đã đưa cô bé qua đường và hàng rào dây thép gai? Chú chó kể lại chăng? Rõ ràng câu chuyện trên là giả mạo với mục đích thu hút sự chú ý của những người yêu chó. Còn về bức ảnh, có lẽ nó được chụp lại bởi một phụ huynh nào đó.

5. Ứng cử viên tổng thống Mỹ bị chửi thằng mặt là "Đồ đần!"

Trong cuộc chạy đua vào nhà Trắng, bà Hilarry Clinton, một ứng cử viên đảng Dân Chủ đã đến vận động tại một điểm bỏ phiếu. Ngay sau đó trên Internet xuất hiện hình ảnh người phụ nữ chụp ảnh cùng bà Clinton mặc chiếc áo chỉ thẳng sang bà với dòng chữ "Người bên cạnh tôi là kẻ đần".

Mô tả hình ảnh

Nhưng chắc chắn chẳng một ứng cử viên Tổng Thống nào có thể phạm một lỗi truyền thông nghiêm trọng như vậy. Dưới đây là bức ảnh thật chưa qua chỉnh sửa về Hillary Clinton.

Mô tả hình ảnh

6. Elvis Presley cắt tóc cho Johny Cash

Ông vua nhạc Rock n' Roll cắt tóc cho ông vua nhạc Đồng quê ư? Dĩ nhiên là sẽ hút "view" rồi.

Mô tả hình ảnh

Trong ảnh đúng là Elvis Presley, nhưng người còn lại không phải Johny Cash, đó thực chất là người cháu của Elvis.

7. Chú voi hạnh phúc nhất hành tinh.

Chú voi trong hình nhìn thật sự hạnh phúc, nhưng thực ra đó chỉ là một Robot hình voi thôi. Hình ảnh này được chụp trong chuyến đi vào khu rừng ở công viên Disneyland và đây là một chi tiết trên đường đi.

Mô tả hình ảnh

8. Người mẹ Haiti dí dao vào cổ cảnh sát.

Nhiều người Hati sống tại Cộng Hòa Dominica như những người tị nạn, và họ thường bị áp bức bởi chính quyền nơi đây. Một bức ảnh được đăng lên mạng thể hiện điều đó, một bà mẹ dí dao vào cổ cảnh sát để bảo vệ con trai mình, xung quanh các cảnh sát khác đang hướng súng về phía bà ấy.

Mô tả hình ảnh

Nhiều người đã hình dung ra cuộc sống cơ cực của người Haiiti ở Dominica, nhưng thực chất đây chỉ hình ảnh từ bộ phim Cristo Key năm 2013.

Tham khảo Gizmodo

Chủ đề chính: #ảnh_photoshop

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn