Trần Thu Hằng

8 dấu hiệu không nên bỏ qua của bệnh trầm cảm

Đăng 5 năm trước

Trầm cảm đang được coi là 'bệnh dịch hạch của thế kỷ 21.' Tuy trầm cảm có thể chữa khỏi và kiểm soát được nhưng việc nhận ra sớm các dấu hiệu của mầm bệnh thì không phải ai cũng biết.

Dưới đây Ohay sẽ cung cấp cho bạn 8 dấu hiệu của bệnh giúp bạn xác định chính xác tình trạng của bản thân.Nếu bạn đang gặp phải hầu hết các dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng tìm tới sự giúp đỡ của bác sỹ nhé!

1. Bạn cảm thấy mệt mỏi


Việc thiếu năng lượng kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp mặc dù thói quen của bạn không thay đổi nhiều. Tình trạng mệt mỏi xuất hiện ngay sau khi thức dậy và kéo dài hết cả ngày khiến tâm trạng bạn luôn ở mức thấp tệ hại.

2. Bạn cảm thấy vô giá trị và không xứng đáng để được sống.

Bạn có thể bắt đầu tin rằng bạn là một kẻ vô dụng. Những ý nghĩ tự tử nảy ra liên tiếp và bạn cảm thấy muốn chết quách đi cho xong vì bạn không tìm thấy bất kỳ một mục đích sống nào.  


Theo các chuyên gia tâm lý, một trong những dấu hiệu trầm cảm chính là cảm giác tuyệt vọng. Cảm giác này có thể khiến người bệnh không muốn tìm cách điều trị chứng trầm cảm của họ. Một số chuyên gia tin rằng sự tuyệt vọng có thể góp phần làm nặng hơn bệnh trầm cảm. Ở những người mắc trầm cảm, sự tuyệt vọng này lớn lên theo thời gian thông qua những thất bại trong quá khứ.

3. Bạn có vấn đề về tập trung và bộ nhớ


Bạn bắt đầu quên đi những điều quan trng và không thể dễ dàng nhớ lại tên hoặc số điện thoại. Lắng nghe ai đó hoặc đọc sách trở thành một thách thức với bạn vì bạn không thể tập trung vào những gì đang diễn ra.

4. Bạn phát triển các vấn đề về giấc ngủ

Không thể ngủ được? Gặp khó khăn khi thức giấc vào ngày hôm sau? Hoặc tỉnh dậy vào lúc nửa đêm? Rối loạn giấc ngủ là một trong những dấu hiệu sớm nhất và phổ biến nhất của bệnh trầm cảm. 


Trong thực tế, ba phần tư bệnh nhân bị trầm cảm có triệu chứng mất ngủ, theo một đánh giá được công bố trong Đối thoi trong khoa học thần kinh lâm sàng.Khi bạn có hàng triệu suy nghĩ chạy qua tâm trí, bộ não sẽ luôn khiến bạn tỉnh táo, chính vì thế bạn không buồn ngủ và dẫn tới mệt mỏi quá mức suốt cả ngày. Hơn nữa, nó cũng khiến cho các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn.

5. Trọng lượng của bạn thay đổi. 

Bạn đột nhiên tăng cân hoặc giảm cân. Bạn cũng có thể phát triển một sự thèm ăn rất lớn và cảm thấy đói liên tục bất kể bạn ăn bao nhiêu. Hoặc bạn không cảm thấy đói và không có bất kỳ cảm giác thèm muốn gì với đồ ăn kể cả là món ưa thích của bạn.


Nghiên cứu từng công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition chứng minh rằng việc ăn các thực phẩm giàu carbohydrate có thể đẩy nhanh tạm thời quá trình tổng hợp hormone hạnh phúc serotonin trong não.Nếu bạn phát hiện mình tăng hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng thì nên sớm gặp bác sĩ để thăm khám.

6. Không có gì mang lại cho bạn niềm vui.

Bạn có thể mất hứng thú với ngay cả những thứ bạn từng yêu thích như: xem phim, nghe nhạc, đọc sách, tụ tập bạn bè, chơi thể thao, thậm chí là hẹn hò với người yêu cũng không đem lại cảm giác vui thích cho bạn.


Bạn liên tục chán nản và mệt mỏi, không có ham muốn muốn làm việc gì hay chia sẻ cảm xúc tiêu cực trong lòng với người khác.

7. Tâm trạng của bạn đang giảm.

Các triệu chứng của trầm cảm luôn đi liền với buồn bã, mệt mỏi, sụt hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân - là dấu hiệu của sự yếu đuối. Vì vậy, bạn rất dễ trở nên tức giận ai hoặc chuyện gì đó một cách khó hiểu. Bạn có thể ném mọi thứ, hoặc la lên, hoặc cố gắng làm tổn thương người khác (về thể xác hoặc tình cảm) như một cách để đối phó. 


Khi bạn bị trầm cảm, những cơn tức giận của bạn có thể bùng phát ở bất cứ đâu. Chẳng hạn như trong bữa ăn, mọi người trong gia đình đang thảo luận với nhau và đột nhiên bạn cảm thấy khó chịu, ném bát đũa và chửi rủa. Đây không chỉ là một phản ứng cảm xúc đơn thuần mà nó bắt nguồn từ bên trong cơ thể bạn.

8. Sức khỏe của bạn xấu đi.

Bạn đột nhiên bắt đầu bị những cơn đau hành hạ, thường gặp nhất ở các khớp tay, lưng hay các vấn đề về tiêu hóa.


Người trầm cảm thường có xu hướng tập trung vào yếu tố tiêu cực, họ cũng đặc biệt chú ý đến những cơn đau và vô tình khiến nó trở nên khuếch đại.

Nếu những triệu chứng này bạn hoặc gia đình hoặc bạn bè bạn thường xuyên gặp liên tục thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sỹ chuyên gia để được kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị trầm cảm là gì và nó có thể ngăn ngừa được không?


Tuỳ theo tình hình cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp nói chuyện hoặc dùng thuốc. Điều trị cũng có thể bao gồm các khuyến nghị cho hoạt động thể chất thêm, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp vật nuôi, liệu pháp sốc điện và các loại điều trị khác.

Có một số nghiên cứu cố gắng cung cấp phương pháp phòng ngừa trầm cảm. Một trong  số họ nói rằng một số hình thức trầm cảm, đặc biệt là cái gọi là trầm cảm theo mùa (tập trung xuất hiện vào những ngày lạnh và tối của năm), có thể điều trị bằng cách uống vitamin D. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến từ bác sỹ của bạn trước khi sử dụng những viên thuốc nhé.


Các chuyên gia khuyên rằng những người từ các nhóm có nguy cơ trầm cảm nên tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia thường xuyên. Bất kỳ bệnh nào nếu sớm được phát hiện ở giai đoạn đầu đều có khả năng chữa khỏi cao.


Bạn có nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu trên từ bản thân bạn hoặc những người thân yêu của bạn không? Có lẽ đã đến lúc cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu có gì thắc mắc, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian nhanh nhất.

Chủ đề chính: #bệnh_trầm_cảm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn