Thiên Đồng Hướng tới những bài viết ưu trội về những điều trường tồn trong nhu cầu của lương tâm, trần tục và tâm linh của người Việt.

8 điểm mới trong thi THPT quốc gia trong năm 2018 - Teen 2K nên biết

Đăng 6 năm trước

Mùa thi cũ vừa qua, mùa thi tới sắp đến. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT quốc gia trong năm 2018, học sinh teen 2k nên biết các điểm mới trong kỳ thi này dưới đây:

1. Thí sinh có thể phải thi trên máy tính

Theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, về cơ bản năm 2018 sẽ duy trì kỳ thi THPT quốc gia như năm nay. Nếu có thay đổi thì có chăng sẽ chỉ thay đổi về kỹ thuật: các thí sinh thay vì làm bài thi trên giấy sẽ chuyển sang thi trên máy tính. Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy nếu thi trên máy tính ngoài nắm chắc kiến thức, chúng ta cần phải rèn thêm nhiều kỹ năng khác nữa

2. Năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT

từ năm 2018,  sẽ bao gồm cả kiến thức lớp 11. Bởi vậy, các thí sinh của năm 2018 (tức các bạn học sinh 2000) cần phải xây dựng kiến thức nền tảng vững vàng ngay từ bây giờ.

Năm 2018, theo công bố của Bộ GD&Đ, ngoài kiến thức lớp 12, các bài thi THPT quốc gia sẽ có cả kiến thức lớp 11. Tuy nhiên, thời gian ôn thi cũng chỉ có 1 năm, thậm chí nhiều thí sinh còn chưa hết "sốc" vì những thay đổi của kỳ thi năm nay, nhưng đã phải "vục mặt" vào ôn thi để chuẩn bị cho năm sau.

3. Tỷ lệ chọi sẽ tăng cao 

Năm 2000 là năm đẹp, cũng là năm chuyển giao giữa 2 thế kỷ, vì vậy số lượng trẻ em được sinh ra lớn hơn so với những năm khác. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ chọi của thí sinh trong kỳ thi và xét tuyển ĐH - CĐ 2018. Trong khi chỉ tiêu của các trường ngày càng có xu hướng giảm. Đặc biệt, mới đây Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề xuất cắt giảm chỉ tiêu hoặc dừng tuyển sinh với những ngành không đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

4. Không thể học "tủ"

 Nhìn vào đề thi THPT Quốc gia 2017, các bạn học sinh 2k có thể nhận thấy đề thi ôm trọn kiến thức lớp 12, vì vậy, ai học tủ, học lệch hay vô tình bỏ qua một phần kiến thức nào cũng có thể phải tiếc nuối khi ra khỏi phòng thi. Đặc biệt là khi đều thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ lồng ghép cả kiến thức lớp 11 đòi hỏi học sinh ngoài việc học chắc còn phải biết vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức các cấp. 

Ngoài ra việc hoàn thành bài thi trên máy tính sẽ khiến nhiều bạn học sinh cần phải rèn thêm nhiều kỹ năng và tốc độ gõ bàn phím ở tay thuần thục hơn chứ không chỉ là những kiến thức trên sách vở. 

5. Đề thi sẽ tăng độ khó 

Đề thi THPT quốc gia 2017 được đánh giá là khá dễ, chỉ phân loại được học sinh loại khá trở xuống. Còn đối với học sinh giỏi, xuất sắc đề thi chưa phát huy được thế mạnh của mình. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng hàng nghìn thí sinh được điểm 10, nhưng khi xét tuyển thì vẫn trượt nguyện vọng 1 vì điểm chuẩn quá cao.Để đáp ứng được mục đích xét ĐH - CĐ của các trường, thay vì mỗi bài thì trắc nghiệm chỉ có khoảng 4 câu hỏi khó, thì năm 2018 dự đoán sẽ có nhiều hơn. Đồng thời lượng kiến thức cơ bản có thể giảm để thay vào đó là kiến thức nâng cao nhằm phân loại thí sinh sát sao và đúng thực lực hơn.

6. Có thể sẽ giảm mức điểm ưu tiên

Bất cập từ việc cộng điểm ưu tiên năm 2017 khiến dư luận bức xúc và Bộ GD&ĐT đang tiến hành phân tích, đánh giá lại chính sách này. Có thể mức điểm ưu tiên sẽ không còn được cao như những năm trước mà bị thu hẹp lại để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và điều kiện học tập của từng địa phương.

7. Bộ GD bỏ điểm sàn chung

Từ năm 2018 trở đi Bộ giáo dục bỏ điểm sàn, điểm sàn 2018 tự do các trường quyết định. 

Từ năm 2018, các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm...

Theo quy chế, mỗi trường phải công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục trước khi thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia. 

Đề án phải cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, gồm: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo cùng một số thông tin quan trọng khác. 

Từ năm 2018 trở đi, các trường phải công bố thêm: tổng chi phí để đào tạo một sinh viên/năm, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh (theo nhóm ngành). 

Các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng (ngoài quy định tại quy chế này) đối với học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào ngành phù hợp với môn học chuyên, hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của trường.

Tổng hợp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn