tt.thuylinh

8 điều có thể bạn chưa biết về nhà thiên tài Leonardo Da Vinci

Đăng 4 năm trước

Năm nay là năm kỷ niệm 500 năm ngày mất của Leonardo da Vinci. Được xem là một trong những thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, Leonardo là một nhà phát minh, nghệ sĩ, nhạc sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà giải phẫu học, nhà thực vật học, nhà địa chất học, nhà sử học và nhà vẽ bản đồ. Các học giả thế kỷ XXI tại MIT đã xếp ông là một tron 6 người nổi tiếng đã từng sống trên thế giới. Mặc dù đã rất nổi tiếng nhưng vẫn còn có những điều về Leonardo mà nhiều người ngày nay thấy ngạc nhiên.

Đứa con ngoài giá thú

Leonardo được sinh ra vào ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý. Cha của ông là một công chứng viên giàu có và mẹ là một cô gái nông dân sống ở cùng địa phương. Mặc dù hoàn cảnh ra đời vốn nghĩ sẽ đặt Leonardo vào thế bất lợi về giáo dục và quyền thừa kế, thế nhưng theo nhiều nhà sử gia, điều này lại là một sự mắn đối với ông. Thay vì được kỳ vọng trở thành một công chứng viên như cha mình, Leonardo được tự do phát triển toàn bộ thiên tài của mình. Mọi người cho rằng đây là tiền đề giúp ông thiết lập bản sắc riêng và chứng minh bản thân mình.

Vẻ đẹp hình thể

Leonardo đã tạo ra một số tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất thế giới, bao gồm "Bữa tối cuối cùng" (Last Supper) và "Mona Lisa". Vào thời của mình, anh được biết đến như một người đặc biệt hấp dẫn. Một trong những người viết tiểu sử của Leonardo mô tả ông là một người có "vẻ đẹp hình thể nổi bật, người thể hiện ân sủng vô hạn trong mọi việc ông làm". Một người đương thời mô tả ông là một "người đàn ông cân đối, duyên dáng và ưa nhìn", "mặc áo dài màu hồng" và có "mái tóc xoăn đẹp, được tạo kiểu cẩn thận, buông xuống giữa ngực". Leonardo được cho là đã có mối quan hệ lâu dài và không rõ ràng với hai học trò đều là nghệ sĩ của mình.

Tác phẩm "Bữa ăn cuối cùng" (Last Supper) của Leonardo

Sổ tay

Các bức tranh của Leonardo thường được cho rằng là ít hơn 20 bức, trong khi sổ ghi chép của ông thì lại lên đến hơn hơn 7.000 trang. Ngày nay, những quyển sổ ghi chép này được đặt tại các địa điểm như Lâu đài Windsor ở Anh, Bảo tàng Louvre ở Pháp và Thư viện Quốc gia Tây Ban Nha ở Madrid. Chúng được xem như là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp cho ta sự hiểu biết về nhà tiên tài Leonardo.

Nội dung của những quyển chi chép này rất đa dạng và được thể hiện trên các bản vẽ, ghi chú về những điều ông muốn điều tra, sơ đồ khoa học và kỹ thuật và thậm chí là danh sách mua sắm. Những quyển sổ này có lẽ là tượng đài đáng chú ý nhất đối với sự tò mò và sáng tạo của con người và được tạo ra chỉ bởi mộtngười duy nhất - Leonardo. Tuy nhiên, khi Leonardo chấp bút, chúng chỉ là những mảnh giấy với những kích cỡ và chất liệu khác nhau. Chỉ sau khi ông qua đời, bạnbè của ông mới đóng chúng lại thành những quyển sổ ghi chép như ngày nay.

Con đường học vấn

Do là một đứa con ngoài giá thú nên Leonardo chỉ nhận được mộtnền giáo dục với hình thức khá thô sơ bao gồm chủ yếu là số học kinh doanh. Ông không học đại học và đôi khi tự gọi mình là một "người đàn ông không có bản lĩnh". Tuy nhiên, việc không được đi học một cách chính thức đã vô tình giải thoát ông khỏi những ràng buộc của truyền thống, giúp ông quyết tâm đặt ra những câu hỏi cho chính quyền và đặt sự phụ thuộc lớn hơn vào kinh nghiệm của bản thân so với những kiến thức trong sách vở. Kết quả là, Leonardo trở thành mộtngười quan sát và thử nghiệm trực tiếp, không quan tâm đến việc phục vụ như một cơ quan ngôn luận cho các nhà kinh điển.

Người trì hoãn

Mặc dù tâm trí của Leonardo có khả năng phát triển phi thường, nhưng đôi khi ông cũng là một người trì hoãn và thậm chí là người bỏ cuộc. Ông thường mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để bắt đầu làm các nhiệm vụ của mình, đôi khi giữ lại những khách hàng quen của mình với những tuyên bố cao ngạo về quá trình sáng tạo của mình. Một bức tượng cưỡi ngựa khổng lồ cho Công tước Milan của ông cần đến 70 tấn đồng để đúc. Đây có thể là tác phẩm vĩ đại nhất của ông nếu như nó được hoàn thành. Tuy nhiên, thay vào đó, một thập kỷ sau năm 1482, Leonardo chỉ sản xuất ra một mô hình đất sét sau nhưng sau đó, nó đã bị phá hủy khi quân lính Pháp sử dụng nó để luyện tập bắn tỉa.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Leonardo - Mona Lisa

Động lực thúc đẩy

Cuộc sống của Leonardo bị đặt lên bàn cân với hai người khổng lồ thời Phục hưng khác là Michelangelo và Raphael. Nhưng trong đó, Michelangelo là người có cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất với Leonardo. Sự tương phản giữa hai người đàn ông này được thể hiện vô vùng rõ nét. Leonardo thanh lịch và tỏ ra ít quan tâm đến các vấn đề về tôn giáo, trong khi Michelangelo cực kỳ ngoan ngoãn nhưng lại thờ ơ với vẻ ngoài và sự gọn gàng của mình. 

Michelangelo đã tạo ra một số bức tranh vĩ đại nhất trong lịch sử, bao gồm trần nhà nguyện Sistine (nằm tại tòa thành Vatican). Đặc biệt, nhiều người coi "David" của ông là tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất từng được tạo ra, một chiến thắng mà ông dành cho đối thủ lớn của mình.

Michelangelo - Bậc thầy hội họa nước Ý

David - Tác phẩm điêu khác vĩ đại nhất của Michelangelo

7. Người hâm mộ của hoàn gia

Ngay sau khi vua Francis I của Pháp chiếm Milan năm 1516, Leonardo cũng bắt đầu sự phục vụ của mình cho hoàng thất. Ông dành những năm cuối đời sống trong một ngôi nhà gần nơi ở của hoàng gia. Khi cái chết đến với Leonardo vào ngày 2 tháng 5 năm 1519 ở độ tuổi tuổi 67, người ta nói rằng, nhà vua, người rất thích nghe Leonardo nói chuyện đến nỗi người khó có thể tách rời khỏi ông, đã cúi đầu khi ông trút hơi thở cuối cùng. 

Nhiều năm sau, khi nhắc về tình bạn của mình với người đàn ông vĩ đại Leonardo, Vua Francis nói, "Không người đàn ông nào sở hữu kiến thức về hội họa, điêu khắc hay kiếntrúc như Leonardo. Cũng như với triết học, ông là một triết gia vĩ đại".

Giá trị tăng vọt

Vào tháng 11 năm 2017, một trong những bức tranh được cho là của Leonardo, "Salvator Mundi" (Vị cứu tinh của thế giới), đã lập kỷ lục là bức tranh đắt nhất từng được bán, thu về 450 triệu đô la. Bức tranh được vẽ bằng dầu trên quả óc chó vào khoảng năm 1500, mô tả Chúa Jesus đưa ra mộtphúc lành bằng tay phải của mình trong khi cầm một quả cầu tinh thể đại diệncho vũ trụ ở bên tay trái của ông. 

Trước đây, bức tranh này được coi là tác phẩm của một trong những học trò của Leonardo. Vì thế, nó đã bị bỏ quên và phục hồi kém chất lượng. Nó được bán vào năm 2005 như một phần tài sản của một doanh nhân Baton Rouge với giá dưới 10.000 đô la. 

Tác phẩm trị giá 450 triệu đô được cho là của Leonardo - Salvator Mundi

Chỉ nửa thế kỷ sau cái chết của Leonardo, nhà  tiểu sử Vasari đã tóm tắt một cách tuyệt vời về ông: "Trong quá trình bình thường của nhiều sự kiện, nhiềungười đàn ông và phụ nữ được sinh ra với những tài năng đáng chú ý, nhưng đôi khi, theo cách vượt qua thiên nhiên, một người duy nhất được trời ban cho vẻ đẹp, sự duyên dáng và tài năng đến mức anh ta phải rời xa những người đàn ông khác, tất cả hành động của anh ta dường như được truyền cảm hứng, và thực sự mọi thứ anh ta làm rõ ràng đến từ Chúa hơn là từ kỹ năng của con người". 

Năm trăm năm sau cái chết của Leonardo, những lời này vẫn vang lên.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn