lamtrieu

8 hành vi kỳ quặc của kiến

Đăng 6 năm trước

Hầu hết chúng ta không quan tâm đến kiến và nếu có quan tâm thì cũng chỉ là vì chúng làm hỏng đồ ăn hoặc phá hoại nhà cửa. Tuy nhiên những con vật nhỏ bé này lại có rất nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa biết, hãy cùng chúng tôi khám phá!

1. Làm nông nghiệp

Kiến Attine làm nông nghiệp bằng cách trồng nấm. Các con kiến thậm chí còn sử dụng các loại "thuốc trừ sâu" đặc biệt của chúng để chống ký sinh trùng làm ảnh hưởng đến vụ mùa. Các nhà khoa học đã khám phá ra 5 hệ thống nông nghiệp khác nhau được kiến sử dụng. Tất cả loài kiến làm nông nghiệp đều có chung một số thói quen trong vườn nấm, chứng tỏ rằng chúng có thể đã chia sẻ cho nhau các bí quyết khi làm nông nghiệp.

2. Chăn nuôi

Các loài côn trùng được kiến nuôi như rệp, rệp sáp, sâu bướm tiết ra một chất lỏng có vị ngọt như mật. Kiến canh chừng những kẻ thù săn "gia súc" của chúng, thậm chí kiến còn đưa "gia súc" của mình đi ăn ở những nơi khác nhau. Giống như việc con người đi chăn bò, đến thời điểm thu hoạch "sữa", kiến sử dụng râu của mình để "vắt sữa". Kiến cũng mang theo các “gia súc” của mình khi chuyển đến các khu vực mới.

3. Cách dự trữ thức ăn khác thường của kiến mật

Kiến mật là các loài kiến thuộc họ Formicidae. Chúng sinh sống ở những vùng khí hậu nóng và khô trên toàn thế giới. Một số cá thể thậm chí còn được ghi nhận là sống tại những sa mạc với sức nóng khủng khiếp. Những con kiến mật "chính hiệu" chỉ việc ăn những thức ăn từ kiến thợ mang về. Cứ như thế, bụng kiến mật đạt đến kích thước một quả nho. Trong trường hợp khan hiếm thức ăn không đủ duy trì tổ kiến, kiến mật sẽ hy sinh thân mình để làm mồi cho những con kiến khác hoặc phun chất dữ trự ra ngoài dưới sự hỗ trợ của kiến thợ bằng cách chọc râu vào bụng nó thúc đẩy nôn.

4. Làm bè tránh lũ

Kiến lửa sống trong rừng nhiệt đới Nam Mỹ và làm tổ của chúng dưới đất, chiến lược có cố gắng để đảm bảo cho một cái tổ an toàn. Tuy nhiên, tổ của chúng thường bị ngập khi những trận mưa lớn làm cho nước sông dâng lên. Vì vậy, để ngăn chặn việc đàn của mình bị quét sạch, kiến ​​lửa ghép với nhau tạo ra một cái bè không thấm nước, trong đó phần còn lại của quần thể có thể trôi nổi một cách an toàn qua rừng ngập lũ. Chúng có thể giữ như thế này trong nhiều tuần và có thể mang hàng trăm ngàn "người tị nạn" trên lưng của chúng.

5. Sử dụng đầu làm cánh cửa

Kiến ​​Cephalotes được biết đến nhiều hơn với cái tên door-head. Đầu của loài kiến này khá khớp với các đường hầm còn sót lại bởi bọ cánh cứng tạo ra trong thân cây. Với những đường hầm như vậy, các loài kiến khác ​​và ký sinh trùng sẽ tìm cách xâm nhập, do đó các con kiến door-head ​​phải dùng đầu của mình để chặn miệng lỗ.

6. Dịch vụ an táng trong tổ kiến

Nếu trong đàn kiến có con kiến bị chết, các con kiến khác sẽ mang xác con kiến đã chết ra khỏi tổ để đảm bảo tổ luôn được sạch sẽ, tránh lây lan bệnh và tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên nhiêm vụ này sẽ giao cho một con kiến chuyên trách đảm nhận.

7. Kiến cảm tử

Là một loài côn trùng ở Đông nam Á, kiến cảm tử thường sinh sống nhiều tại Malaysia. Chúng có một kỹ năng gọi là autothysis – tiếng Hy Lạp là tự hy sinh. Khi đàn kiến bị uy hiếp, kiến cảm tử sẽ tự làm nổ thân mình để phun chất độc vào kẻ thù.

8. Chế độ nô dịch

Trên thế giới có một vài loài kiến ​​làm việc này, thậm chí một số có lực lượng đặc biệt đi ra ngoài và bắt nô lệ từ các thuộc địa khác. Để thu nạp nô lệ, các con kiến tiến hành các cuộc chiến tranh để cướp đoạt những bầy nhộng và nô lệ hóa chúng khi mới nở. Những nô lệ làm mọi thứ, từ việc thu thập thức ăn đến dọn dẹp và bảo vệ đàn kiến chủ.

Tổng hợp

Chủ đề chính: #loài_kiến

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn