Nguyễn Thanh Tâm

8 lý do khiến bạn luôn thấy mệt mỏi

Đăng 6 năm trước

Tại sao bạn luôn cảm thấy bản thân mình mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống? Hãy tìm hiểu các nguyên nhân sau đây để thay đổi các thói quen cũng như sớm phát hiện và điều trị một số bệnh gây nên tình trạng trên.

1. Ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ làm cho cơ thể luôn mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung, dễ bị kích động. Một giấc ngủ đủ khoảng từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm đóng vai trò quan trọng để các cơ quan trong cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng và phục hồi hiệu quả cho ngày hôm sau. Thông thường khoảng 1 giờ sau khi bạn bắt đầu ngủ, hoóc môn tăng trưởng sẽ hoạt động mạnh mẽ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoóc môn tăng trưởng do tuyến yên tiết ra làm cho cơ bắp khỏe mạnh, xương rắn chắc, cân bằng tỷ lệ cholesterol tốt và xấu, giúp duy trì cân nặng, tăng cường năng lượng. Vì vậy lời khuyên của các chuyên gia đối với bạn hãy ngủ đủ giấc từ 7 tiếng rưỡi đến 8 tiếng một đêm để tránh tăng cân và tăng cường năng lượng cho cơ thể. 

Xem thêm: Làm sao để tỉnh táo khi buồn ngủ và mệt mỏi

2. Ăn quá nhiều đường

Khi cơ thể mệt mỏi, stress hay đói bụng, đường là sự lựa chọn lý tưởng trong tình huống này. Vì đường trong thực phẩm cung cấp năng lượng cho các tế bào, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đồ ngọt trong thời gian dài sẽ làm lượng đường trong máu tăng, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, kém hoạt bát. Do đó, hãy lên thực đơn hàng ngày với các thành phần dinh dưỡng cân đối, hợp lý để giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng.

3. Không uống đủ nước

Mất nước là nguyên nhân gây cho bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như đau đầu, mất tập trung...Lúc này, một ly nước lớn trở nên cần thiết với bạn hơn bao giờ hết. Muốn kiểm tra mình đã uống đủ nước hay chưa? Bạn chú ý quan sát nước tiểu, nếu nó có màu vàng nhạt đó là dấu hiệu tốt cho thấy lượng nước đủ cho hoạt động của cơ thể. Nếu nó không màu tức là bạn đã đưa vào cơ thể một lượng nước quá lớn, nên hạn chế uống nước để cơ thể hoạt động bình thường và màu vàng sẫm của nước tiểu chứng tỏ rằng bạn đang bị thiếu nước.

4. Bạn ít tập thể dục, hãy luyện tập nhiều hơn

Bạncó thể khởi đầu ngày mới bằng bài tập thể dục đơn giản như đi bộ. Đó là cách tuyệt vời giúp bạn tăng cường năng lượng. Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp lượng máu lưu thông mạnh, kích thích nội mạc tạo ra Oxit Nitric. Khi đó Oxit Nitric có tác dụng trong việc mở rộng các mạch máu, tăng dòng chảy, đưa oxy và các chất dinh dưỡng tới nuôi tế bào, điều chỉnh lưu lượng máu đến từng phần của cơ thể. Nhờ đó khiến các cơ bắp săn chắc, làm cho việc chuyển hóa năng lượng ổn định hơn.

5. Bạn thiếu vitamin B

Vitamin B đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể, cung cấp ôxy trong máu và năng lượng cho cơ thể. Ngoài chế độ ăn uống cân đối đầy đủ vitamin nhóm B, nếu cần bạn có thể uống thêm vitamin B vào buổi sáng hoặc buổi tối. Điều này giúp bạn luôn duy trì đủ vitamin B, làm cơ thể khỏe mạnh.

6. Cơ thể bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm

Nhiễm trùng và viêm là hai tình trạng khiến cơ thể bạn mệt mỏi. Vậy bạn sẽ làm gì để cải thiện những điều tồi tệ trên? Một vài phương pháp hữu ích sau đây giúp bạn phòng tránh, chữa trị một số bệnh mang lại hiệu quả nhé! Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh răng lợi. Dùng lợi khuẩn probiotic để điều trị viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, viêm ruột. Trong trường hợp bạn đang bị bệnh nhiễm trùng do virut, bạn cần năng rửa tay, tránh dùng các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và đường.

7. Suy tuyến giáp

Triệu chứng suy tuyến giáp thường có các biểu hiện như tăng cân đột ngột, mệt mỏi, táo bón, trầm cảm, khó tập trung, da khô…Tuyến giáp điều khiển sự trao đổi chất, tốc độ chuyển hoá năng lượng của cơ thể. Trường hợp tuyến giáp hoạt động kém, sự chuyển hoá năng lượng bị giảm sút, bạn sẽ thấy mệt mỏi, uể oải. Trong lúc này, bạn cần sử dụng thuốc bổ sung hoóc môn tuyến giáp.

8. Mắc bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, đường thay vì đi vào tế bào và chuyển hoá thành năng lượng, nó tích luỹ lại ở trong máu và làm tăng đường huyết. Kết quả là các tế bào bị bỏ đói, cơ thể thiếu năng lượng. Đây là một trong những lý do chính khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mọi lúc, mọi nơi. Nếu nghi ngờ mình bị tiểu đường, bạn hãy sớm đến cơ sở y tế khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm

Chủ đề chính: #cơ_thể_mệt_mỏi

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn