Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

8 mẹo hiệu quả giúp quần áo không bị nhăn sau khi giặt

Đăng 6 năm trước

Làm thế nào để quần áo không bị nhăn sau khi giặt là điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm. Bài viết dưới đây tổng hợp 8 mẹo hiệu quả giúp bạn giải quyết được tình trạng này. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

1. Chọn mua quần áo có chất liệu ít nhăn

Bạn nên lựa chọn quần áo được may từ chất liệu vải không nhăn hoặc ít nhăn, tránh mua những loại vải dễ nhăn. Thường thì chất liệu cotton và lanh là những chất liệu dễ bị nhăn sau khi giặt bằng máy. Chính vì vậy, nếu không muốn là ủi quần áo thường xuyên bạn có thể chọn một chất liệu khác ít bị nhăn hơn. 

2. Phân loại quần áo trước khi giặt

Khi mua quần áo bạn nên lựa chọn kĩ chất liệu vải. Không nên chọn mua những loại quần áo làm từ chất liệu vải dễ nhăn. Nhưng nếu đã lỡ mua rồi thì bạn nên phân loại và giặt riêng theo từng chất liệu khác nhau. Việc phân loại quần áo nhăn với không nhăn, quần áo màu với không màu và giặt từng loại chất liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian giặt ủi đấy!

Ví dụ: Các quần áo làm từ chất liệu vải thun mềm, vải cotton thì không nên giặt chung với vải jean, vải kaki. Nếu không chúng sẽ quấn vào nhau khiến cho đồ của bạn sẽ rất nhăn nhúm. 

3. Chỉnh tốc độ vắt của máy giặt phù hợp

Sau khi đã phân loại chất liệu vải xong, bạn nên chọn các chế độ giặt dành riêng cho từng loại vải (nếu chúng có sẵn trên máy giặt của bạn) và chọn tốc độ vắt vừa phải, tốt nhất nên chọn chế độ vắt đồ len. Vải dễ nhăn thì nên chọn tốc độ quay thấp vì càng quay nhanh, quần áo càng bị xoắn vào nhau chặt hơn làm chúng nhăn nhiều hơn. 

4. Sử dụng túi giặt quần áo

Túi giặt là loại túi để bỏ quần áo giặt vào trong. Túi giặt được làm bằng vải lưới mỏng, dệt thưa và có những lỗ thủng, đủ to để cho nước, bột giặt và xà phòng có thể vào một cách dễ dàng, nhưng lại đủ nhỏ để ngăn không cho quần áo trong túi bị cuốn vào trong lồng máy. Nó đảm bảo cho quần áo bạn được giặt sạch mà không bị rối vào những đồ khác trong máy.

Bạn nên cho quần áo vào trong túi lưới trước khi giặt bằng máy để quần áo tránh bị cọ xát nhiều trong lồng giặt. Việc cọ xát không những dễ làm giãn và xơ sợi ở các mép vải gần đường may mà còn dễ làm nhăn quần áo.

Bạn có thể sử dụng túi giặt cho máy giặt để bảo vệ bất cứ loại quần áo nào. Thông thường, chúng ta sử dụng túi giặt cho những loại quần áo dễ bị hỏng như các loại vải thêu, có tua khuy, khóa kéo và khuy móc hoặc bạn có thể sử dụng để giặt đồ lót, áo ngực, tất hoặc quần áo của trẻ em, giúp tránh tình trạng quần áo bị méo mó, biến dạng cũng như bị quấn lại do tác dụng của cánh lồng giặt. 

5. Phơi quần áo ngay khi giặt xong

Sau khi giặt xong và máy đã hoàn thành chế độ vắt khô, hãy phơi quần áo lên ngay chứ đừng để quần áo trong máy giặt quá lâu. Tương tự với máy sấy quần áo cũng vậy. Nếu bạn để quần áo nằm trong máy giặt quá lâu thì điều này sẽ khiến các nếp nhăn xuất hiện trên quần áo của bạn nhiều hơn. Vì vậy, ngay sau khi máy giặt hay máy sấy quần áo hoàn thành chế độ giặt và sấy thì hãy phơi hoặc gấp quần áo thật ngay ngắn. 

Tuy nhiên, khi phơi quần áo bạn nên giũ thật mạnh để quần áo được phẳng phiu hoặc có thể trải áo quần ra rồi dùng tay miết lên để giảm bớt các nếp nhăn. Làm như vậy, khi quần áo khô chúng sẽ dễ thẳng hơn mà không cần phải trải qua quá trình ủi đồ. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên phơi quần áo ra ánh sáng mặt trời để quần áo luôn thơm tho và diệt vi khuẩn.

6. Giặt cùng với bóng tennis

Nếu bạn phải sử dụng máy sấy, hãy đặt một quả bóng tennis vào bên trong máy, điều này sẽ giúp quần áo trở nên mềm mại hơn. Đặc biệt là đối với ruột gối, ruột chăn, hay áo gió, khăn lông, quả bóng tennis sẽ giúp chúng trở nên êm ái, căng phồng và tránh bị mất dáng nhờ không bị nhiễm tình trạng tĩnh điện.

7. Sử dụng máy giặt lồng ngang

Máy giặt cửa trên thường thiết kế lồng giặt quay theo chiều thẳng đứng nên quần áo khi vắt sẽ dễ bị nhăn hơn. Còn máy giặt cửa trước thì lại thiết kế theo lồng ngang nên khi vắt quần áo sẽ hạn chế được tình trạng quần áo bị xoắn rối vào nhau. Ngoài ra, việc sử dụng máy giặt lồng ngang còn giúp tiết kiệm lượng nước lên đến 40% so với sử dụng máy giặt lồng đứng.

Với công nghệ ngày càng hiện đại, một số dòng máy giặt lồng ngang đã được thiết kế cải tiến đó là có tính năng giặt hơi nước. Tính năng này giúp giảm thiểu hiệu quả các vết nhăn trên quần áo.

  • Tính năng Refesh cottons (làm mới vải bông): Chương trình sẽ kết hợp với chế độ giặt hơi nước dành cho vải bông trắng, nhuộm màu. Chu kì này loại bỏ mùi hôi, giúp làm giảm vết nhăn đồ giặt. 
  • Tính năng Refesh mixed (làm mới hỗn hợp): Chương trình giặt hơi nước đối với sợi tổng hợp hoặc hỗn hợp. Chu kì này cũng loại bỏ mùi hôi và giúp làm giảm vết nhăn đồ giặt. 
  • Tính năng giặt hơi nước Vapour Refresh: Đảm bảo rằng những chiếc áo sơ mi, những loại vải dễ nhăn được chăm sóc tốt nhất. Công nghệ Vapour Refresh giúp làm mềm và giảm đến 99,9% tác nhân gây dị ứng trên quần áo. Đặc biệt nó giúp xóa đi các vết nhăn bằng cách dùng một lượng hơi nước nhỏ tác động trực tiếp vào từng sợi vải trong quá trình hấp nóng áo quần.

8. Treo quần áo thay vì gấp

Cuối cùng, khi quần áo đã khô, hãy treo chúng lên thay vì gấp lại để tránh hình thành nếp nhăn. Đặc biệt, bạn nên chú ý về khoảng cách treo đồ trong tủ. Nếu bạn treo quần áo sát vào nhau và khiến tủ đồ của mình chật cứng quần áo thì điều này cũng dễ khiến quần áo của bạn bị các nếp nhăn. Hãy treo đồ một cách thoáng và thưa, luôn tạo khoảng cách để quần áo không bị chạm vào nhau bạn nhé!

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #giặt_quần_áo

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn