Dung

8 mẹo nhỏ đề phòng khi gặp nguy hiểm đến tính mạng bạn nên biết

Đăng 8 năm trước

8 mẹo vặt hiệu quả về cách xử lý khi bị axit bắn vào mắt, bị bỏng, bị bong gân, bị rắn cắn,... sẽ giúp bạn tránh được nguy hiểm đến tính mạng.

Có những trường hợp do bất cẩn nên vô tình bạn đã gây nguy hiếm đến tính mạng của bản thân như để axit bắn vào mắt, bị hóc xương cá, bị bỏng, bong gân,... Dưới đây là những mẹo vặt với cách xử trí nhanh chóng, hiệu quả sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng nguy hiểm mà bạn nên biết.

Axit bắn vào mắt

Bị axit bắn vào mắt là một tình huống vô cùng nguy hiểm, đặc biệt gây đau đớn và hoảng sợ cho người bị nạn và nếu không xử lý kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn, tránh tuyệt đối dụi mắt, vì dụi mắt có thể gây tổn thương thêm cho mắt. 

Một mẹo vặt hay bạn cần thực hiện sau đó là nhanh chóng lấy 1 bát nước sạch để rửa mắt liên tục trong 15-30 phút bằng cách ngâm mặt – mắt xuống nước và cố gắng chớp mắt thật nhiều lần để nước lưu thông toàn bộ bề mặt mắt, loại bỏ axit ra khỏi mắt, giảm nồng độ của hóa chất gây bỏng và hạn chế các di chứng về sau. Nên nhớ phải thay nước liên tục trong thời gian rửa mắt.

Rửa mắt liên tục trong 15-30 phút với nước sạch để loại bỏ axit ra khỏi mắt

Trong trường hợp chỉ có 1 mắt bị dính hóa chất thì không được để cho hóa chất dính sang mắt bên kia khi rửa. Nên nhớ mở rộng mí mắt khi rửa. Đặc biệt, không được nhỏ chanh vào mắt như cách dân gian truyền nhau vì trong chanh có tính axit cao càng làm vết thương nặng thêm. Sau đó, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay để có phương pháp điều trị thích hợp. Lưu ý là luôn phải chườm đá lạnh vào mắt cho đến khi được cấp cứu.

Bị hóc xương cá

Hóc xương cá là trường hợp thường gặp khi ăn uống không cẩn thận. Nó không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thực quản của bạn. Vì thế, khi bị hóc xương cá, bạn cẩn phải bình tĩnh để giải quyết và tuyệt đối không dung tay móc họng để lấy xương. Hành động này rất nguy hiểm và có thể không nhũngư không lấy xương ra được mà còn đẩy nó vào sâu hơn, đồng thời có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản.

Ngoài ra, nếu bị hóc xương cá, bạn cũng không được thực hiện mẹo vặt như nhiều người vẫn nói đó là uống nước hay ăn cơm miếng to với ý nghĩa xương sẽ chạy theo cơm hoặc nước vào trong. Cách làm này sẽ làm tang nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu. Bạn cũng không nên khạc nhổ nhiều vì nó sẽ làm tang cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.

Nhanh chóng xử lý khi bị hóc xương cá để tránh nguy hiểm đến tính mạng

Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số mẹo vặt cuộc sống như dùng 1 nhánh tỏi nhét vào mũi bên trái nếu bị hóc xương bên họng phải và ngược lại. Sau đó bịp chặt mũi bên phải hoặc trái (bị hóc xương bên họng nào thì nhét tỏi vào mũi theo bên ngược lại) rồi thở bằng miệng. Bạn giữ nguyên tư thế đó trong 1-2 phút, sau đó, hắt hơi và nôn ra, lúc đó, xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài.

Ngoài ra, cũng có thể chữa hóc xương cá bằng cách ngậm và nuốt vỏ cam. Vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt nên chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc, xương cá sẽ tự tan ra. Nếu không có vỏ cam, có thể thay bằng một viên vitamin C để ngậm vì vitamin C có tác dụng giống với vỏ cam. Sau vài phút, xương cá sẽ tan ra. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.

Bị co giật

Tình huống bị co giật có thể do yếu tố di truyền hoặc do bị sốt kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Tình trạng này rất nguy hiểm đến tính mạng và nếu không xử lý nhanh chóng sẽ khiến người bệnh cắn vào lưỡi.

Nên đưa bệnh nhân bị co giật đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời

Vì thế, khi bị co giật, nên nhanh chóng lấy khăn mềm nhét vào miệng để tránh người bệnh cắn vào lưỡi sau đó đặt bệnh nhân nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng, đặt gối xuống dưới đầu người bệnh đồng thời đưa đến bệnh viện ngay sau đó để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát.

Bị bỏng

Bị bỏng có thể do bỏng nước canh nóng, nước sôi… đổ vào người gây bỏng hoặc do trong quá trình đun nấu vô ý chạm vào lửa khiến bị bỏng hay trẻ nhỏ nghịch lửa hoặc cũng có thể là do gặp đám cháy lớn. Một mẹo nhỏ để tránh sẽ để lại sẹo hoặc di chứng sau này, dù bị bỏng nước hoặc bỏng lửa bạn cũng nên nhanh chóng ngâm vết thương vào chậu nước nguội sách hoặc xả trực tiếp dưới vòi nước chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau rát, giảm sung, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.

Xả vết bỏng trực tiếp dưới vòi nước và tra thuốc để giảm đau vết bỏng

Sau đó, thoa thuốc trị bỏng chuyên dụng lên vùng bị bỏng rồi dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng. Nếu vết bỏng nhẹ thì có thể tự chăm sóc một thời gian tại nhà. Trường hợp bỏng nặng nên, sau khi sơ cứu thì nên nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Bị bong gân

Bong gân thường xảy ra do ngã, trượt chân, sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến dây chăng bị kéo căng quá mức. Nếu không biết cách xử lý kịp thời hoặc mức độ bong gân quá nặng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để xử lý phần bị bong gân, cần phải nhanh chóng lấy khăn mát hoặc đá lạnh để chườm lên vùng bị thương ngay sau khi bị chấn thương trong khoảng 15 phút để giảm đau và bớt sưng tấy.

Nếu bị bong gân và dây chằng chỉ bị giãn dài một ít thì chỉ cần làm cho hết đau và cho khớp nghỉ ngơi vài ngày là đủ. Trong trường hợp dây chằng bị rách một phần hoặc dây chằng bị đứt hoàn toàn thì cần làm cho hết đau, đồng thời giúp dây chằng bị đứt hoặc rách liền lại, nếu không sẽ mang tật suốt đời.

Chườm đá lên vết thương khi bị bong gân để giảm đau và bớt sưng tấy

Sau khi xử lý nhanh chỗ bị bong gân mới đến bước xử lý bằng thuốc. Thuốc dùng có thể là lá ngải cứu khô 40g (hoặc tươi 100g), tẩm rượu hoặc giấm thanh hoặc đem xào cho nóng lên để còn hơi ấm ấm, bó vào nơi tổn thương. Dùng 1 lần mỗi ngày. Hay cũng có thể dùng lá tầm gửi 100g, lá gấc 30g, gách non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vào vùng tổn thương. Ngày thay 1 lần.

Bị rắn cắn

Rắn là loài động vật rất nguy hiểm và gây ra những tai nạn bất ngờ cũng như hậu quả khó lường đối với nạn nhân. Nếu không biết cách xử trí có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.

Vì thế, khi bị rắn cắn chưa xác định được là rắn độc hay rắn lành thì bạn nên nhanh chóng áp dụng mẹo nhỏ trong cuộc sống là dùng caro (nên dùng dây bản to) buộc phía trên vết thương chừng 3-5cm (thắt chặt vừa phải) trong vòng không quá 30 phút để tránh độc tố của rắn theo đường máu chạy khắp cơ thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các bước xử trí khi bị rắn cắn

Trong trường nếu phát hiện là rắn độc thì cũng buộc garô giống như trên sau đó dùng dao rạch nhẹ vết bị rắn cắn thành hình chữ thập, chú ý không nên rạch quá sâu để tránh rạch vào dây thần kinh, mạch máu hay dây chằng,… và chỉ cần rạch qua da dài khoảng 1-2 cm đến khi máu chảy là được.

Lưu ý cần sát trùng dao và vết thương trước khi rạch. Sau đó, nặn máu độc ra ngoài cho tới khi máu tươi chảy ra là được. Sau khi đã xử lý xong vết thương bị rắn cắn thì rửa sạch vết cắn và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Chảy máu cam

Chảy máu cam có thể là do những thương nhỏ như lấy tay ngoái mũi hoặc chấn thương mạnh, va đập trực tiếp vào mũi như tai nạn, ngã,…; viêm đường hô hấp trên; cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu,… Chảy máu cam cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nên cần có cách xử lý kịp thời và hiệu quả.

Bịt chặt mũi khi bị chảy máu cam để máu ngưng chảy

Khi bị chảy máu cam, một mẹo vặt hay đó là cần nhanh chóng cúi đầu về phía trước và dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi bị chảy máu và thở bằng miệng. Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷa tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa. Sau 10 phút máu sẽ ngừng chảy. Nếu máu chưa ngừng chảy thì nên bóp lại cánh mũi và làm như vậy 1 lần nữa, sau đó đưa bệnh nhân ngđến bệnh viện để kiểm tra.

Ngón tay, ngón chân bị dập

Ngón tay, ngón chân bị dập có thể là do vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình,… rơi xuống bàn chân. Trong những trường hợp này, cần nhanh chóng nâng cao ngón tay hay ngón chân bị thương lên để giảm đau và phù nề đồng thời dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hay bàn chân lên trong vòng 48 giờ đầu.

Ngón tay, ngón chân bị dập cần được xử lý kịp thời

Sau đó, dùng túi nilon đựng đá lạnh để chườm vết thương bằng cách bọc túi đá lạnh trong một chiếc khan bông mỏng rồi giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ hai. Để giảm đau vùng bị dập, nên cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen theo đúng chỉ dẫn. Tiếp đến, nên đưa người bị nạn đến bệnh viện để kiểm tra độ tổn thương bên trong và có cách xử lý kịp thời.

Trên đây là những mẹo vặt và cách xử trí hiệu quả khi gặp phải những tình huống bất ngờ nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bạn nên ghi nhớ những cách xử lý tình huống này để có thể áp dụng nếu có gặp phải.

Dung Nguyễn – CTV Ohay TV

Chủ đề chính: #mẹo_chữa_bệnh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn