Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

8 quy tắc ăn uống mà bạn cần tuân thủ khi đi du lịch nước ngoài

Đăng 5 năm trước

Bạn có biết rằng một số hình thức ăn uống truyền thống mà chúng ta coi là bình thường lại có thể bị cấm ở một số quốc gia không? Điển hình như chúng ta thường có thói quen rắc muối hoặc tiêu vào thức ăn mà không hề nhận ra rằng nó được coi là hành vi phạm tội ở một số quốc gia. Đừng lo! Bài viết dưới đây chia sẻ về 8 quy tắc ăn uống mà tất cả chúng ta nên lưu ý khi đi du lịch nước ngoài. Mời bạn đọc Ohay TV cùng xem!

1. Ở Dubai và Kazakhstan, khách được đón tiếp ân cần bằng một nửa tách trà

DubaiKazakhstan, trà được rót thêm một nửa tách hoặc ít hơn, sao cho các vị khách không cảm thấy như người chủ nhà đang chờ đợi họ rời khỏi. Bằng cách rót nửa tách trà, chủ nhà muốn cho bạn biết rằng họ muốn kéo dài cuộc trò chuyện thú vị của bạn. Nếu bạn nhận được một tách trà đầy thì đó chính là một gợi ý nhỏ rằng đã đến lúc bạn phải về nhà.

2. Ở Trung Quốc, ấm trà sạch là ấm trà không có "linh hồn"

Trung Quốc, người ta không rửa ấm trà bằng nước rửa bát đĩa thông thường. Thay vào đó, nó chỉ được rửa sạch bằng nước hoặc một loại cát đặc biệt. Chất liệu làm nên ấm trà được coi là "linh hồn" của ấm trà đó - đây cũng là lý do tại sao nó bị cấm rửa bằng các loại hóa chất khác nhau.

3. Ở Ý, bạn sẽ xúc phạm đầu bếp nếu bạn yêu cầu thêm phô mai

Việc xin thêm phô mai khi ăn pizza hoặc mì ống (pasta) là điều không thể thiếu. Mặc dù nhiều người rất thích sản phẩm này nhưng tốt hơn là bạn không nên yêu cầu thêm phô mai. Nó có thể bị xem là hành động xúc phạm người đầu bếp bởi vì điều này đồng nghĩa với việc rằng bạn không thích món ăn mà họ đã nấu nên bạn muốn thay đổi khẩu vị của nó.

4. Ở Bồ Đào Nha hoặc Ai Cập, đừng xin muối hoặc tiêu

Nếu bạn xin muối hoặc tiêu ở Ai Cập hoặc Bồ Đào Nha, bạn có thể làm tổn thương cảm xúc của người đầu bếp. Bởi vì nó chính là một thông điệp ngầm gửi đến người đã nấu món ăn biết rằng thức ăn của họ không đủ ngon và bạn cần phải "hoàn thành" món ăn đó của họ.

5. Không sử dụng nĩa ở Thái Lan

Nĩa là một đồ dùng phổ biến mà chúng ta thường sử dụng để ăn các món ăn khác nhau. Nhưng ở Thái Lan, việc sử dụng nĩa trong bữa ăn được coi là hình thức xấu. Bạn chỉ được phép dùng nĩa để lấy thức ăn lên muỗng và ăn (tuyệt đối không ăn trực tiếp bằng nĩa!).

6. Ở Trung Quốc, đừng ăn hết mọi thứ trên dĩa của bạn

Khi chúng ta thích một món ăn nào đó, chúng ta thường ăn sạch sẽ mọi thứ để chứng tỏ rằng chúng rất ngon. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, thật bất lịch sự khi bạn ăn hết mọi thứ trên dĩa của bạn. 

Các dĩa trống được hiểu rằng người chủ nhà hoặc đầu bếp không phục vụ đủ thức ăn và các vị khách vẫn đói. Vì vậy, nếu bạn muốn khen một đầu bếp hoặc người chủ nhà, bạn nên để lại một số thức ăn thừa trên dĩa của bạn cho dù chúng có ngon đến mức nào đi nữa!

7. Nghi thức trà ở Vương quốc Anh

Hầu hết mọi người đều biết rằng truyền thống ở Anh là uống trà lúc 5 giờ chiều. Nhưng thực tế, không nhiều người biết người Anh thực sự uống trà như thế nào?

Người Anh chú trọng sự tinh tế. Họ sử dụng những chiếc ấm sứ có hoa văn cổ điển. Chén và đĩa lót được làm từ gốm sứ trắng và phải đi theo bộ. Hơn nữa, họ còn chú trọng độ tinh khiết của nước và độ tươi của lá trà. 

Những lá trà thường được sử dụng là lá Assam, Darjeeling hay Earl Grey. Kỹ thuật pha trà thể hiện ở màu nước và mùi vị trà. Sau khi pha trà, họ sẽ cho thêm một lượng sữa hoặc đường tùy theo khẩu vị và sở thích.

8. Hãy cẩn thận khi sử dụng đũa ở Nhật Bản

Nhật Bản, bạn không nên dựng đứng đũa theo chiều dọc trên món ăn. Theo truyền thống, người ta thường đặt đũa theo chiều dọc trong các đám tang. 

Trong nhà hàng, hành động này có thể gây xúc phạm người đầu bếp. Đó cũng là lý do tại sao bạn không được phép cắm đũa trên thức ăn. Tại đám tang, đũa còn được sử dụng để di chuyển xương khi hỏa táng.

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Nguồn: Brightside

Chủ đề chính: #du_lịch_nước_ngoài

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn