Đà Điểu

8 sai lầm khi sơ cứu mà hầu như ai cũng mắc phải

Đăng 6 năm trước

Đa số chúng ta đều mắc phải những sai lầm trong công tác sơ cứu khi gặp phải những tình huống bất ngờ về sức khỏe mà bản thân chúng ta không hề hay biết.

Sơ cứu sai cách có thể dẫn tới những di chứng sau này hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của người gặp nạn. Bởi vậy hãy cùng Ohay TV tìm hiểu 8 lỗi sơ cứu thường gặp dưới đây để đảm bảo có cách xử trí đúng đắn trong những tình huống bất ngờ không may xảy ra bạn nhé! 

Sai lầm # 1: Chườm đá trực tiếp lên vết bầm tím.

Đa số chúng ta có thói quen chườm đá lạnh vào khu vực bị vết thâm và bầm tím với hy vọng đá lạnh sẽ giúp tan tụ máu và giảm bầm tím. Dẫu vậy, việc chườm đá trực tiếp vào vết bầm tím sẽ gây phản tác dụng vì nhiệt độ của đá thường rất lạnh sẽ khiến da bị đông cứng và gây ra tổn thương. 

Cách làm đúng: Đặt một miếng vải gạc giữa da và túi đá, sau đó chườm đá trong vòng 20 phút và lại để nghỉ 30 phút – sau đó lại tiếp tục chườm và nghỉ như vậy thêm một vài lần nữa. 

Sai lầm # 2: Đưa cho người bị mất nước một lon soda

Một cách nhanh chóng, chúng ta thường có xu hướng đưa cho những người bị mất nước một lon soda chẳng hạn coca, pepsi hay bia với mong muốn giúp người đó mau chóng thoát khỏi trạng thái mất nước trong người. Tuy nhiên điều này tuyệt đối là sai lầm. Tại sao ư? Vì chính caffeine và nồng độ cồn trong các thức uống đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất nước. 

Bởi vậy mà đó cũng sẽ không phải là một lựa chọn thông minh cho các gia đình khi dùng Coca, pepsi hay bia trong các bữa tiệc nướng BBQ đầy hấp dẫn. 

Cách làm đúng: Chỉ có nước lọc hoặc đồ uống có chất điện giải mới là một lựa chọn hoàn hảo cho một người đang ở trong tình trạng mất nước cơ thể.Đưa cho họ một ly nước và cho họ nghỉ ngơi ở một nơi mát mẻ sẽ là giải pháp tốt để xử lý tình huống này. Nếu sau khoảng 30 phút, người đó vẫn không có dấu hiệu tốt hơn thì hãy gọi 115 vì khi ấy người đó đã ở trong tình trạng bị mất nước nghiêm trọng và thực sự cần sự trợ giúp từ các bác sỹ.  

Sai lầm # 3: Ngả người về phía sau khi bị chảy máu cam

Quan niệm về việc ngửa người về phía sau và bịt mũi lại mỗi khi bị chảy máu cam là một trong những sai lầm thường mắc phải, vì với việc ngả người về sau như vậy dễ dẫn tới việc máu chảy xuống khí quản của người đó và gây nên hiện tượng khó thở hoặc dẫn tới tình trạng nuốt máu và dễ dẫn tới nôn mửa.

Cách làm đúng: Bạn nên nghiêng đầu về phía trước và chụm mũi ngay dưới phần sống mũi để đảm bảo hơi thở vẫn được duy trì rõ ràng. Nếu chặn dưới sống mũi tốt với một lực vừa phải và ổn định, việc chảy máu sẽ nhanh chóng bị ngừng lại trong vòng chưa đầy 5 phút. 

Sai lầm # 4: Sử dụng nhiệt trong trường hợp bong gân.

Mọi người nghĩ rằng họ nên sử dụng một miếng vải ấm và chuyển đổi giữa chườm nóng và chườm lạnh để xử trí trong trường hợp bong gân. Nhưng nhiệt độ từ một miếng vải ấm có thể làm giãn mạch máu khiến máu chảy vào khu vực đó nhiều hơn và làm tăng sưng. 

Cách làm đúng: Hãy chườm một miếng gạc lạnh trong 20 phút vào chỗ vết thương, sau đó lại nghỉ 20 phút, trong vòng một giờ quanh khu vực bị bong gân.Nếu tình hình vẫn không được cải thiện, thì chúng ta cần nhờ tới sự trợ giúp của bác sỹ. Đôi khi bong gân còn nguy hiểm hơn cả việc gãy xương thực sự, bởi vì nó có liên quan tới hoạt động của dây chằng. Và cũng đừng cố gắng để nhấc chân cao lên. Việc đó không hề có tác dụng giúp cho tình trạng bong gân trở nên tốt hơn.Chỉ đơn giản ngồi bất động sẽ là giải pháp tốt nhất trong trường hợp này. 

Sai lầm # 5: Cho người bị ngất uống cà phê hoặc nước tăng lực

Nếu bạn đưa một ly cà phê hoặc nước tăng lực cho một người vừa ốm dậy hoặc một người vừa tỉnh sau cơn choáng ngất nhằm giúp người đó tỉnh táo thì đây là một quan niệm vô cùng sai lầm và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Giống như mất nước, caffeine ở trong cà phê và các chất kích thích trong nước tăng lực sẽ làm cho tình hình người bệnh trở nên xấu hơn,làm huyết áp tụt nhanh chóng và nhiều khả năng sẽ làm cho cơn ngã quỵ hoặc ngất xỉu lặp lại.

Cách làm đúng: Hãy cho người bị ốm ngồi xuống. Nếu có thể thì cho cô ấy nằm và giơ chân lên. Chuyên gia giải thích rằng tư thế đó sẽ giúp máu chảy lên não nhiều hơn và sẽ tốt hơn cho việc hồi phục. 

Sai lầm #6: Sơ cứu cho người bị nghẹt thở

Nghẹt thở xảy ra khi có dị vật kẹt trong cổ họng hay khí quản,làm nghẽn đường lưu thông của không khí . Trước đây phương pháp thường được sử dụng và kéo người đó nhảy lên kết hợp ép bụng để vật bị kẹt rơi ra ngoài, tuy nhiên đến nay phương pháp này không còn được Hội chữ thập đỏ khuyến nghị sử dụng nữa. 

Cách làm đúng: Thay vào đó, Hội Chữ Thập Đỏ đã cập nhật một bản hướng dẫn mới và khuyến nghị sơ cứu theo cách “Năm-Năm”: 

  •  Vỗ lưng 5 lần: Đầu tiên, thực hiện vỗ lưng giữa 2 bả vai nạn nhân bằng phần đệm thịt nằm phía trên cổ tay. 
  •  Ép bụng 5 lần: Thực hiện 5 lần ép bụng, còn gọi là thủ thuật Heimlich. 
  •  Lặp lại các động tác trên, 5 lần vỗ lưng và 5 lần ép bụng cho đến khi vật gây tắc nghẽn văng ra.

Sai lầm # 7: Tạo dây xoắn băng chặt vết thương

Trong các bộ phim bom tấn mà người người đều mê mẩn, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các siêu anh hùng sơ cứu cho những nạn nhân bị cá mập cắn hoặc gặp tai nạn có vết thương sâu nơi cánh tay hoặc bắp chân bằng cách sử dụng một mảnh vải hoặc một đai thắt lưng dài xoắn chặt tạo hình và bó chặt vết thương. Tuy nhiên, trên thực tế, tuyệt đối ngưng việc chặn dòng chảy của máu vì nó còn có thể gây tổn thương nhiều hơn là giúp nạn nhân hồi phục.

Cách làm đúng: Để ngăn ngừa tổn thương cho cánh tay, bắp chân hoặc thậm chí là ngón tay bằng cách tác dụng một lực vừa phải trực tiếp lên phía trên hoặc bên cạnh vết thương bằng gạc. Khi lượng máu giảm bớt, băng quanh khu vực bị thương bằng một tấm gạc mới và đẩy nó lên. 

Sai lầm # 8: Hà hơi thổi ngạt là cách duy nhất để sơ cứu cho người bị đau tim

Mọi người thường vẫn biết là nên hà hơi thổi ngạt để sơ cứu cho người bệnh sau một cơn đau tim để giúp người đó thở dễ hơn và lưu thông khí huyết. Dẫu vậy đây không phải là một lựa chọn hoànhảo vì sự bất tiện cho người sơ cứu khi phải “miệng kề miệng". Tuy nhiên hà hơi thổi ngạt không phải là giải pháp duy nhất, các chuyên gia đã chỉ ra sơ cứu cho người lên cơn đau tim có thể sử dụng các biện pháp “chỉ sử dụng tay”. 

Cách làm đúng: Rất đơn giản, bạn chỉ cần đẩy mạnh và nhanh ở giữa ngực của người đau tim bị mất ý thức tới khi có bác sỹ và những người chuyên môn tới cấp cứu. Phương pháp này được đánh giá là có tác dụng ngang với phương pháp hà hơi thổi ngạt nếu được áp dụng đúng cách trong năm phút đầu sau khi bệnh nhân gặp sự cố (Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì vẫn nên sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt để đảm bảo tính an toàn cho trẻ). Theo nghiên cứu, nếu các biện pháp sơ cứu cho người lên cơn đau tim không chính xác và kịp thời thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên 7% cứ sau mỗi phút trôi qua. Bởi vậy, hãy nằm lòng biện pháp sơ cứu cần thiết này để đảm bảo chúng ta có thể vận dụng chính xác trong những trường hợp khẩn cấp để hạn chế tối đa những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Việc sơ cứu tưởng chừng có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế lại không phải vậy. Nếu bạn không sơ cứu đúng cách, nhiều khả năng người bị nạn sẽ bị biến chứng về sau hoặc thậm chí có khi nguy hiểm tới tính mạng. Chính bởi vậy việc nằm lòng những nguyên tắc sơ cứu trên đây để áp dụng nhuần nhuyễn trong những trường hợp cụ thể trong cuộc sống là điều không thể bỏ qua. Nhớ thật kỹ và áp dụng đúng cách để bảo vệ chính bản thân và những người thân yêu ở bên cạnh mình bạn nhé!

Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè của mình nhé! 

Bạn có thể xem thêm các bài viết hữu ích về sơ cứu tại đây

 Nguồn: Good House Keeping 

Dịch: HLT - Ohay TV

Chủ đề chính: #sơ_cứu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn