Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

9 bí quyết thành công của hoàng đế Napoleon Ponaparte

Đăng 5 năm trước

Sau cuộc Cách mạng Tư sản Pháp 1789, có một nhân vật đã làm rung chuyển châu Âu, chinh phục phần lớn lãnh thổ của lục địa này, mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước Pháp – hoàng đế Napoleon Bonaparte.

Từ một cậu bé sinh ra trên đảo Corsisa, với thời niên thiếu đầy gian truân như ông đã viết:

“Tôi sinh ra khi dân tộc suy vong. Ba mươi nghìn người Pháp đã được tung tới bờ biển chúng ta, nó nhấn chìm ngôi báu của sự tự do vào những làn sóng máu. Chính cảnh tượng đó là thứ ghê tởm đầu tiên đập vào mắt tôi” 

Napoleon đã trở thành một vị tướng lĩnh vĩ đại nhất mọi thời đại với những chiến lược độc đáo trong nghệ thuật quân sự của mình. Và có thể xem đó là những nguyên tắc cốt lõi trên đường đến thành công của người lãnh đạo.

1. Phá vỡ những nguyên tắc và mở lối đi riêng

“Người đàn ông giống như những con số. Họ chỉ đạt được giá trị bằng vị trí của họ”  (Napoleon)                                                                      

Ông đã đạt được vị trí số một nước Pháp bằng việc phá hủy những nguyên tắc cơ bản của nền Cộng hòa, tự phong mình làm hoàng đế và thâu tóm quyền hành đối với quân đội. Theo chế định của nền Cộng hòa Pháp, vai trò của người đứng đầu nhà nước phải tách biệt khỏi quân đội. Thế nhưng, Napoleon đã hợp nhất 2 quyền lực lãnh đạo cả nhà nước và quân đội.Biến các tổ chức thành một cỗ máy hoạt động nhất quán dưới sự điều hành và định hướng của ông. Qua đó, đưa nước Pháp trở thành một cường quốc về quân sự ở châu Âu theo cách của ông mà không chịu sự chi phối của bất cứ thế lực nào.

Có thể nói, người muốn thành công phải tạo ra sự khác biệt. Trên mặt trận, ông luôn làm đối phương bối rối bởi những chiến thuật biến hóa và đổi mới liên tục, táo bạo của mình. Sự đột phá, sáng tạo là điểm đặc biệt trong cách chỉ huy của Napoleon như ông viết “Trí tưởng tượng cai trị cả thế giới”.

2. Coi trọng tất cả các thành phần trong xã hội

 Phương pháp điều hành quân đội của Napoleon được xem như một nghệ thuật quân sự. Ông đã dung hòa được các nhân tố truyền thống và cải cách trong quân đội. Rất nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội được cơ hội tham gia vào hàng ngũ sĩ quan. Nhiều tướng lĩnh cũng xuất thân từ tầng lớp lao động và nô lệ.

Sự công bằng trong chiến đấu và thưởng phạt là điều được Napoleon đề cao.Quân đội coi ông như một tấm gương để phấn đấu khi ông cũng không phải xuất thân từ tầng lớp quý tộc khi bước vào hàng ngũ sĩ quan quân đội Pháp.

3. Coi trọng tư duy và giáo dục

“Một đội quân sư tử được dẫn dắt bởi một con nai sẽ không bao giờ là đội quân sư tử"  (Napoleon)                                                                                                                            

Từ bé, ông đã đọc rất nhiều tác phẩm của các vĩ nhân, cho đến khi trở thành hoàng đế ông vẫn không ngưng đọc sách và tìm cách ứng dụng kiến thức vào cuộc sống của mình.  Và điều đặc biệt là ông rất coi trọng nhân tài và tri thức. Sự thông minh và giáo dục là yếu tố quan trọng trong quân ngũ.

Napoleon kiểm soát chặt chẽ tiêu chí đề bạt và thăng tiến, đích thân lựa chọn tướng lĩnh, chỉ huy quân đội và một phần ba sĩ quan cấp đại đội. Sự dũng cảm và tuổi quân là yêu cầu trên lý thuyết. Tuy nhiên, Napoleon lại tập trung vào trình độ giáo dục và tư duy nhạy bén của các chỉ huy.

Ông xây dựng văn hóa quân đội phù hợp với tham vọng của binh sĩ, khuyến khích những hành động thông minh dũng cảm mà ông tin sẽ giúp cho quân đội mình thành công .Ông yêu cầu các sĩ quan cao cấp của ông tìm đọc những tư liệu về các chiến dịch của Alexander Đại đế, Julius Caesar, Hannibal, Frederick Đại đế,… Ông khiến họ giống như ông luôn khát khao chiến đấu và chiến thắng.

4. Xây dựng sự trung thành tuyệt đối

Cả châu Âu thấy rõ không thể đánh bại Napoleon về mặt quân sự nên đã liên minh chính trị nhằm lật đổ ông. Khi Napoleon không cảnh giác, liên quân đã tấn công và hạ thành Paris. Đến đầu năm 1814, Napoleon buộc phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một hòn đảo nhỏ ngoài khơi nước Ý).

Triều đình phong kiến Bourbon của vua Louis XVIII – em vua Louis XVI trờ về nước Pháp bắt đầu chiếm lại những đất đai đã mất trong cuộc Cách mạng Tư sản Pháp và lên ngôi vua.Tuy vậy, nước Pháp lại trở nên bạc nhược và suy yếu. Nhân dân và quân đội luôn mong đợi sự trở về của Napoleon như mơ ước quay về thời hoàng kim của Pháp quốc.

Vào một buổi tối tháng 3 năm 1915, Napoleon bí mật vượt đảo Elba, quay về Lyon. Triều đình Bourbon phái quân đến đánh nhưng hết quân đàn này đến quân đoàn khác đều tung hô “Hoàng đế vạn tuế” rồi gia nhập vào đoàn quân của Napoleon. Ông không tốn một viên đạn để trở lại ngôi vị hoàng đế nhờ vào lòng trung thành, sự mến mộ của nhân dân và quân đội.

5. Ý chí không lùi bước

Ông nói:“ Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả một cuộc chiến tranh”

Napoleon Bonaparte đã có sự phấn đấu miệt mài từ tuổi ấu thơ đầy gian truân cho đến khi đăng quang hoàng đế. Ông đã chiến đấu hết mình cho lý tưởng và nước Pháp. Ông có một câu nói bất hũ: “Chiến thắng thuộc về người bền chí nhất”.

Dù phải trải qua thất bại định mệnh Waterloo (Chủ nhật, 18-06-1815), trận đánh cuối cùng của Napoleon. Ông lại bị bắt và đày đến Saint Helena, Napoleon đã sống những ngày cuối đời (có giả thiết cho rằng ông bị đầu độc bởi thủy ngân bởi một kẻ thân cận). Vị hoàng đế Pháp uy chấn châu Âu mất ngày 5-5-1821, khi chỉ 52 tuổi. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông vẫn chiến đấu lần cuối với câu nói “Nước Pháp…Quân đội…Tiến lên ! ”

6. Đừng hài lòng với chính mình

Đừng bao giờ an phận với những thứ “vừa đủ” mà bạn cho là tốt nhất. Có thể nói, sự nghiệp lừng lẫy của Napoleon đạt được là do ông ấp ủ, nuôi dưỡng một tham vọng cùng với sự quyết tâm, nỗ lực kiên cường của mình. Từ một sĩ quan cấp thấp trong quân đội Pháp, bước lên ngai vàng bằng sự quyết đoán, mưu lược, không e dè trước các thế lực chống đối trong và ngoài nước Pháp. Và ông đã dấn thân vào một lý tưởng đưa nước Pháp trở thành một cường quốc thịnh vượng, một mình đối nghịch cùng châu Âu.

Một giấc mơ mà ít có nhà lãnh đạo nào đủ sự táo bạo và tự tin đến vậy, như cách ông nói:“Phải muốn sống và biết cách chết”Và ông gieo cho họ niềm kiêu hãnh của một đội quân bất khả chiến bại“Binh sĩ của ta phải mang trong mình lòng kiêu hãnh Pháp, biểu tượng của tôn nhiêm, quân kỷ. Đó là sức mạnh khiến mọi đối thủ phải tôn trọng, thuần phục”

7. Coi trọng kết quả của quá trình hơn là lời nói

“Nhà hùng biện lớn nhất của thế giới là sự thành công”(Napoleon)

Ông đạt được những thành quả to lớn, được quân đội và nhân dân tin tưởng là do sự quả cảm, can trường của mình trong chiến trận chứ không phải ông là một chính khách hùng biện. Ông vừa là một quân nhân, vừa là một vị vua trực tiếp tham chiến trên trận địa, đánh bại những thế lực lớn mạnh. Cái khí phách không chùn bước của Napoleon luôn theo ông từ chiến dịch vây hãm Toulon đến trận thất thủ Waterloo.

Ông sinh ra để lãnh đạo và chiến đấu. Nên ông không chỉ lãnh đạo quân đội mình chỉ bằng lời nói mà ông là một người của hành động. Như việc ông sẵn sàng xuống ngựa để hành quân cùng binh sĩ nhằm cổ động sĩ khí cho toàn quân. Và ông huấn luyện cho quân đội mình từ những việc nhỏ nhất cho đến những chiến thuật quân sự mang tầm vóc lịch sử đều là kết quả của những hành động mang tính chất thực tiễn đem đến thành công chứ không phải những học thuyết quân sự mang tính lý thuyết.

8. Cẩn trọng với lời nói

Napoleon luôn cẩn trọng với những phát ngôn của mình và luôn suy xét những điều mình nghe thấy “Bạn cần phải thấy hết, nghe hết và quên hết”Và tuyệt đối cẩn trọng với lời hứa “Cách tốt nhất để giữa lời hứa là đừng bao giờ hứa”. Đó là nguyên tắc cốt lõi mà Napoleon đã thu phục được lòng tin tưởng từ quân đội. Vì vậy, họ sẵn sằng chiến đấu trung thành đến chết cùng ông.

Hơn nữa, đối với hạ cấp, ông cũng khuyên tránh nghe những lời xu nịnh, kẻo rước họa vào thân“Người nào biết xu nịnh thì cũng biết vu khống”Lời nịnh hót còn nguy hại hơn kẻ thù trên mặt trận.Và lời nói luôn phải cất lên đúng chỗ và thời điểm, không những vậy đó phải là những lời công chính. Vì theo ông, sự im lặng của người tốt còn đáng sợ hơn việc làm của kẻ xấu “ Thế giới đã chịu nhiều tổn thất rất lớn. Không phải từ sự tàn ác của những người xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”

Dĩ nhiên, sự nịnh hót cũng là bạn đồng hành của lời dối trá:“Lời nói dối chẳng làm được trò trống gì vì nó chỉ đánh lừa được một lần”

9. Làm chủ cảm xúc

Napoleon từng viết: “Một nhà lãnh đạo luôn sai lầm nếu nói chuyện trong giận dữ”. Cơn giận dữ đôi khi sẽ bóp méo đi lý trí của bạn, làm bạn đưa đến những quyết định sai lầm. Đây là điều vô cùng nguy hại đối với một người lãnh đạo. Để cảm xúc chi phối công việc sẽ khiến bạn phân tán sự tập trung trong việc phân tích cặn kẽ vấn đề mà mình đối diện.

Lý trí là cái mà bạn có thể nhận thức được nhưng bên cạnh đó, một phần rất quan trọng quyết định đến cuộc sống của bạn đó chính là cảm xúc.

Đôi khi bạn không hành động theo lý trí mà lại theo cảm xúc. Những cảm xúc tích cực có thể giúp bạn lạc quan và hạnh phúc trong cuộc sống nhưng có những cảm xúc tiêu cực có thể dễ dàng phá hủy đi những mối quan hệ xung quanh, và đôi khi tổn thương chính bản thân bạn.

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #thành_công

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn