PeachRun Enjoy your life ❤

9 cách xử sự khôn ngoan đối với những người đang giận dữ

Đăng 6 năm trước

Đôi khi chúng ta không biết làm thế nào đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Đó là lý do tại sao nhiều người sống trong tình trạng căng thẳng với sự xâm chiếm của những cơn giận giữ. Dưới đây là một số cách xử sự khôn ngoan chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Hãy tử tế và chu đáo trong một cuộc tranh cãi.

Khi một người nổi giận, đó không phải lỗi của họ - trạng thái cảm xúc mới chính là nguồn của những cơn giận giữ.

Thay vào đó, hãy cố gắng đối xử với người đang tức giận một cách nhẹ nhàng và thể hiện mong muốn giúp họ giải quyết vấn đề và đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Đừng nói cụm từ "Tôi muốn giúp bạn." Trông có vẻ như bạn đang " diễn" hơn là thật sự muốn giúp họ. Sẽ tốt hơn nếu bạn không đặt tầm quan trọng của bản thân lên hàng đầu và thay vào đó, tập trung vấn đề chung mà bạn đang muốn giải quyết.

Điều khiển suy nghĩ của bạn

Bạn bất khả chiến bại trong khi đang trải qua những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, bạn lại trở nên dễ bị tổn thương ngay sau khi bạn cho phép cơn giận giữ xâm chiếm mình. Hãy cố hết sức mình để không bị cơn giận dữ xâm chiếm và giữ cho tâm trí luôn được thoải mái. Chỉ có cách này bạn mới có thể thoát ra khỏi những cuộc xung đột và không bị ảnh hưởng bởi nó.

Hiểu được vấn đề đang xảy ra

Thông thường, một người dễ bị kích động về mặt cảm xúc không thể xác định nguyên nhân của những cơn phẫn nộ của chính họ. Họ nói những thứ không cần thiết, bối rối, và bị lạc đề.

Để giải quyết vấn đề này, tốt nhất là hãy đặt câu hỏi cụ thể và kể lại rõ ràng câu trả lời mà người đó đã nói, chỉ lặp lại những phần quan trọng nhất để tránh rườm rà.

Không bào chữa

Bất cứ điều gì bạn nói với những người đang tức giận, họ sẽ không thông cảm cho bạn. Hãy đợi tới khi họ bình tĩnh lại vì mục tiêu cuối cùng của chúng ta là giải phóng tất cả các cơn giận dữ chứ không phải là thêm dầu vô lửa.

Mục đích chính là hướng tới giải quyết một vấn đề chung.

Khi ai đó tức giận với bạn, mọi vấn đề thuộc về bạn và người đó. Mục tiêu chính của bạn là giải quyết vấn đề chung này. Hãy tìm ra nguyên nhân của cuộc xung đột. Bằng cách này bạn sẽ có thể giúp người đối thoại hiểu rõ hơn về bản thân họ. Làm rõ từng điểm. Chính xác là vấn đề gì đang xảy ra?

Đừng sợ sai

Đừng nghĩ rằng bạn phải đúng chỉ vì bạn không chống lại cảm xúc của bạn. Có thể là vào cuối cuộc trò chuyện bạn sẽ trở thành sai, và không có gì sai với điều đó. Hãy sẵn sàng cho thực tế là niềm tự hào của bạn có thể bị tổn thương và có thể bạn là người kết thúc xin lỗi và điều chỉnh sai lầm của bạn, ngay cả khi bắt đầu lập luận bạn tự tin vào bản thân mình. Hãy chuẩn bị cho bất kỳ kết quả nào - sau đó bạn sẽ có thể xem xét vấn đề một cách bình tĩnh, với đôi mắt mở ra.

Đừng " chống lại cảm xúc" thật

Đừng cố giả vờ rằng bạn không quan tâm. Đó là nếu bạn thực sự giữ được bình tĩnh và kiểm soát được tình hình thì thật tuyệt vời. Nhưng đó là một câu chuyện hoàn toàn khác nếu bạn đã bị tổn thương và tức giận. Tự tách bản thân ra khỏi cuộc xung đột sẽ chỉ làm mọi việc thêm rối thêm mà thôi

Thẳng thắn hỏi rõ vấn đề

Câu hỏi "Tôi có thể làm gì?" là tín hiệu tin cậy, chân thành và thể hiện mong muốn giải quyết vấn đề. Điều này thực sự giúp hiểu vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và hợp lý nhất có thể.

Đừng cố giải thích khi đối phương không chịu lắng nghe

Nếu người đối phương tức giận đến mức họ không thể cảm nhận được sự chân thành của bạn, thì hãy lùi lại và chờ họ nguôi giận. Nếu bạn chưa sẵn sàng thừa nhận sai lầm của bạn. Một lần nữa, hãy cho nhau một ít thời gian để suy nghĩ. Đừng cố gắng gọi điện hoặc nhắn tin trong khi đối phương không chịu trả lời. Cố gắng giải quyết vấn đề khi cả hai vẫn chưa sẵn sàng là một ý tưởng tồi.

Chủ đề chính: #tâm_lý_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn