Lê Duy Mẫn Tôi hiện tại là sinh viên năm thứ 5 Khoa Y Dược của Trường ĐH Tây Nguyên . Tôi có niềm đam mê lớn với game và thể thao . Tôi hy vọng sẽ mang nhiều bài viết có chất lượng về các chủ đề game , thể thao , sức khỏe, khám phá thế giới đến đông đảo bạn đọc Ohay Tv

9 dấu hiệu cần cảnh giác trong những năm đầu đời của trẻ

Đăng 5 năm trước

Khi thiên thần nhỏ của bạn vừa chào đời thì quá trình chăm sóc sức khỏe cho bé luôn là ưu tiên số một của các bậc cha mẹ phải không nhỉ? Nhưng không phải ai cũng biết cách nhận biết các dấu hiệu bất thường gợi ý đến những bệnh lý nguy hiểm để kịp thời gặp bác sĩ. Sau đây là một vài dấu hiệu cảnh báo mà một số bà mẹ dễ bỏ qua hoặc cho là bình thường:

1. Sốt trên 38 độ

Đây là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, là biểu hiện của bệnh lí viêm đường hô hấp hoặc viêm màng não. Vì vậy các bà mẹ hãy chú ý đên thân nhiệt của trẻ để được khám chữa bệnh kịp thời.

2. Môi, niêm mạc và tay chân tím tái

Khi trẻ có tình trạng tím tái ở môi, vùng da quanh môi, lưỡi, tay chân (đặc biệt là bàn tay, bàn chân) hoặc toàn thân chứng tỏ bé của bạn đang bị thiếu dưỡng khí và cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

3. Dấu hiệu Glocom bẩm sinh

Giác mạc to: nhãn áp cao làm cho giác mạc bị giãn to. Đường kính ngang của giác mạc bình thường ở trẻ mới sinh là 9,5 đến 10,5 mm và ở trẻ 1 tuổi là 10 đến 11,5 mm. Đường kính giác mạc lớn hơn 1 mm so với bình thường là dấu hiệu gợi ý bệnh glôcôm.

Phù giác mạc: có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Giác mạc phù trở nên mờ đục. Lúc đầu phù chỉ có ở biểu mô, sau đó lan xuống cả nhu mô. Phù giác mạc có thể kèm theo những vết rạn của màng Descemet, đó là những đường theo hướng ngang hoặc đồng tâm với vùng rìa. 

Củng mạc mỏng: nhãn cầu giãn to sẽ làm cho củng mạc mỏng đi, để lộ màu xanh của hắc mạc bên dưới (lồi mắt trâu). 

Vì biểu hiện của căn bệnh này là mắt trẻ quá to, quá đẹp, trẻ sợ sáng và chảy nước mắt liên tục nên nhiều bà mẹ cho rằng mắt trẻ không có vấn đề gì. Nên bệnh rất nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

4. Bé bỏ bú, thường xuyên quấy khóc

Trung bình một ngày, em bé sơ sinh bú ít nhất là 6 lần, khi trẻ có dấu hiệu lười bú hoặc bỏ bú trong một thời gian dài mẹ chớ nên chủ quan. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ lười bú hoặc bỏ bú, tuy nhiên các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 2, em bé ít bú hoặc không muốn bú sữa mẹ có thể là do chế độ ăn của người mẹ chứa nhiều gia vị dẫn đến làm thay đổi mùi vị của sữa, hoặc do mẹ không cho bé bú đúng cách. Cũng có nguyên nhân khác là do trẻ bị bệnh trong người, còi xương hoặc gặp các vấn đề nào đó về sức khỏe…

Khi trẻ gặp các triệu chứng trên, mẹ không được chủ quan mà nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời. Trong trường hợp cần thiết các bác sĩ sẽ tư vấn thay sữa công thức cho bé. Nếu để tình trạng kéo dài trẻ sẽ bị còi xươngsuy dinh dưỡng cũng như gặp nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. 

5. Lồng ngực trẻ rút lõm bất thường

Trẻ liên tục thở nhanh và khó khăn, bạn nhìn thấy lồng ngực của trẻ phập phồng lên xuống nhiều và liên tục .

Thở khó, thở chậm, có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực.

Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít VÀO. Nhìn vào phần dưới ngực, trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực nếu phần dưới lồng ngực lõm VÀO khi trẻ hít VÀO. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện khi trẻ phải gắng hết sức nhiều hơn bình thường để hít vào. Bình thường, toàn bộ lồng ngực (phần trên và dưới) và bụng phình RA khi trẻ hít VÀO. Khi rút lõm lồng ngực, phần dưới lồng ngực lõm VÀO khi trẻ hít VÀO.

6. Da trẻ có những biến đổi bất thường

 Những nốt giống như nốt muỗi đốt hoặc mẩn ngứa bình thường cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm: 

  •  Bệnh viêm màng não nếu da trẻ có những đốm chấm đen hoặc vết sưng tấy khắp người, dùng tay ấn mạnh vào không bị xẹp xuống.  
  • Bệnh rối loạn đông máu: Trên da trẻ xuất hiện những nốt mẩn theo các xoáy tròn, có những đốm nhỏ li ti không biến mất khi ấn lên da, hoặc xuất hiện các vết bầm lớn. 
  • Bệnh mẩn ngứa dị ứng: Trên da lại xuất hiện ban lớn với nhiều hình thái khác nhau, thường hơi sưng lên và ngứa, môi bị sưng, khó thở.  
  • Bệnh ung thư da: Nốt ruồi trên cơ thể trẻ bị biến hình và sưng lên.

7. Dấu hiệu phân bất thường

Sau đây là những tính chất phân gợi ý bệnh của trẻ có thể mắc phải:

8. Ho nhiều có kèm mật xanh, nôn mửa nhiều

 Đối với trẻ nhỏ việc ho, khóc nhiều, ăn nhiều, ăn ít là những biểu hiện bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp nếu khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê là dấu hiệu thể hiện sự bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa: 

  • Khi trẻ ho ra mật xanh: Là dấu hiệu đầu tiên biều hiện trẻ bị lồng ruột, ruột bị tắc.
  • Khi trẻ nôn mửa có màu như bã cà phê: là hiện tượng xuất huyết nội hoặc nôn ra dịch màu vàng, xanh hay máu đỏ tươi.

=> Cần đưa trẻ em đến bệnh viện ngay lập tức! 

9. Dấu hiệu mất nước

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, tã lót của em bé luôn khô ráo và không phải thay nhiều lần điều này chứng tỏ em bé rất khỏe mạnh. Nhưng trên thực tế đây là một quan niệm sai lầm, theo các bác sĩ nhi khoa cho biết, trung bình một em bé sơ sinh 6 ngày tuổi, mỗi ngày phải thay 6 lần tã, bỉm. 

​Do vậy khi trẻ thay tã dưới 6 lần, kèm các triệu chứng như khô môi, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ hoặc mắt nhìn đờ đẫn thiếu tập trung điều này chứng tỏ cơ thể bé đang khát nước và thiếu nước trầm trọng.

 Nếu biểu hiện nhẹ, mẹ vẫn cho bé bú kèm uống thêm chất điện giải orezol để bù mất nước. Tuy nhiên trong trường hợp nặng cần đưa bé đi cấp cứu để được chuyền nước ngay, tránh để tình trạng kéo dài trẻ dễ bị kiệt sức vô cùng nguy hiểm.   

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn