Chút chít Hòa đồng, nhiệt tình, tưng tửng ^^

9 quan niệm sai lầm về thiết bị điện tử mà nhiều người vẫn tin là đúng

Đăng 6 năm trước

Độ phân giải máy ảnh càng cao, chất lượng ảnh càng tốt hay nút F5 “thần thánh” có thể khiến máy chạy nhanh hơn… là một trong số những quan niệm sai lầm mà nhiều người vẫn tin là đúng.

1. Độ phân giải máy ảnh càng cao, chất lượng ảnh càng tốt

Thực tế, độ phân giải không hề ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh mà chúng chỉ ảnh hưởng đến kích thước của ảnh mà thôi. Thường bức ảnh càng lớn thì độ chi tiết càng cao. Nhờ ưu thế này, bạn có thể phóng to hoặc cắt xén hình ảnh mà không phải lo lắng chất lượng ảnh bị giảm sút (bể hạt, mờ nhòe), nhưng điều này cũng không quyết định ảnh có đẹp hay không. 

Thay vào đó, có rất nhiều lý do để quyết định chất lượng sau cùng của ảnh, như ống kính, độ cảm biến và kỹ năng người chụp.

2. Chất lượng cuộc gọi sẽ được cải thiện khi điện thoại đầy sóng

Đây là lầm tưởng của không ít người khi sử dụng điện thoại. 

Trên thực tế, vạch sóng trên điện thoại đầy chỉ phản ánh một điều là điện thoại của bạn đang ở gần khu vực cột phát sóng mà thôi chứ không đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc gọi của bạn được tốt hơn. 

Đã có rất nhiều trường hợp hai điện thoại trong cùng một tòa nhà không thể kết nối được cuộc gọi, dù vạch sóng vẫn đầy.

3. Sạc qua đêm có thể khiến pin điện thoại bị chai

Đa số các smartphone hiện nay đều được trang bị pin lithium-ion. Do đó chúng có thể tự ngưng sạc khi đầy. 

Tuy nhiên, sạc qua đêm vẫn có thể khiến điện thoại của bạn tiêu tốn một ít năng lượng. Vì thế, bạn vẫn nên ngắt điện khi đã sạc đầy.

4. Dòng máy Mac không thể bị nhiễm virus

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì trên thực tế, chẳng có hệ điều hành nào là hoàn toàn miễn nhiễm với virus, ngay cả Mac OS. 

Tuy nhiên, do hacker phần lớn nhắm vào hệ điều hành Window - hệ thống máy tính phổ biến nhất. Bên cạnh đó, Mac OS ít có lỗ hổng hơn nên việc nhiễm virus hiếm gặp hơn.

5. Trình duyệt web ẩn danh có thể bảo vệ dữ liệu của bạn

Có rất nhiều người do không đọc kỹ về “chế độ ẩn danh” mà Google giới thiệu cho nên họ thường lầm tưởng rằng sẽ không ai lần được những thông tin mà họ đã truy cập. 

Tuy nhiên, chế độ này chỉ giúp bạn xóa dữ liệu được lưu trữ trên máy tính. Còn các trang web bạn đã truy cập và nhà cung cấp internet vẫn có thể biết bạn đã làm gì, thậm chí đánh cắp dữ liệu từ bạn.

6. Nút F5 “thần thánh” có thể khiến máy chạy nhanh hơn

Nếu bạn luôn tin tưởng rằng nút F5 có thể khiến máy chạy hơn thì bạn đã lầm to. 

Nút này chỉ có một tác dụng duy nhất là thay đổi icon mà bạn đã cài đặt lại trước đó. Chẳng hạn, bạn đã đổi tên một tập tin nhưng vẫn thấy cái tên cũ trên màn hình. Khi bạn nhấn "refresh" thì tên thư mục mới sẽ hiện lên.

Do đó, thay vì dành thời gian để nhấn nút F5 thì bạn hãy dành thời gian này để đẩy nhanh tiến độ công việc.

7. Bạn nên rút USB đúng cách

Nếu bạn cắm USB và không tiến hành sao chép một thứ gì thì bạn vẫn có thể ngắt kết nối mà không cần nhấn thêm bất kỳ nút nào và rút ra như bình thường. 

Bởi lẽ chế độ "safe remove" (rút USB an toàn) chỉ có nhiệm vụ kiểm tra xem tập tin sao chép của bạn đã được lưu chưa, cũng như có gì đang được truyền qua USB hay không?

8. Chỉ nên sạc khi máy đã cạn pin

Đối với dòng pin lithium-ion hiện nay thì điều này hoàn toàn không đúng. 

Theo lời khuyên từ những nhà nghiên cứu, bạn nên sạc khi máy còn khoảng 40 đến 80% dung lượng pin là thích hợp nhất, thay vì đợi máy cạn hết rồi mới sạc.

9. Máy quét ở sân bay có thể làm hỏng thẻ nhớ

Máy quét ở sân bay có thể làm hỏng phim của máy ảnh cơ. Tuy nhiên, điều này chẳng ảnh hưởng đến máy ảnh kỹ thuật số cũng như thẻ nhớ của người dùng. 

Do đó, bạn có thể yên tâm để thẻ nhớ của mình qua máy quét.


Nguồn: BrightSide

Chủ đề chính: #thiết_bị_điện_tử

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn