Vũ Thị Thanh Loan

9 Tầng Địa Ngục trong Thần Khúc của Dante

Đăng 8 năm trước

Dưới đây là thông tin về 9 tầng Địa Ngục trong tác phẩm Thần Khúc của Dante. Thần Khúc được xem là Kinh Thánh thời Trung cổ.

Dưới đây là thông tin về 9 tầng Địa Ngục trong tác phẩm Thần Khúc của Dante. Thần Khúc được xem là Kinh Thánh thời Trung cổ.

Dante Alighieri hay Durante degli Alighieri sinh khoảng giữa 14 tháng 5 và 13 tháng 6 năm 1265 tại Firenze và mất năm 1321 tại Ravenna là nhà thần học người Ý, tác giả của hai kiệt tác La Divina Commedia (Thần Khúc) và La Vita Nuova (Cuộc đời mới).

Tác phẩm La Vita Nouva (Cuộc đời mới) bao gồm thơ và văn xuôi viết về tình yêu của Dante đối với Beatrice Portinari.

Mô tả hình ảnh

Dante và nàng Beatrice Portinari

Dante gặp Beatrice lần đầu khi ông lên 9 tuổi, lúc đó Beatrice 8 tuổi. “Linh hồn của cuộc sống” đã bao trùm tâm hồn của cậu bé Dante. Beatrice chỉ khẽ nghiêng mái đầu cúi chào mà đã làm cho chàng trai Dante lâng lậng khôn tả. Chàng vội vàng đi về phòng riêng viết bài thơ đầu tiên.

Chín năm sau hai người gặp lại nhau. Hễ nhìn thấy Bentrice là Dante lại luống cuống, xúc động, không làm chủ được bản thân và tự nhủ lòng sẽ không bao giờ tìm gặp Beatrice nữa.

Sau khi Beatrice đi lấy chồng tình yêu của Dante dành cho nàng vẫn không suy giảm.

Beatrice mất năm 1290 năm nàng mới 24 tuổi. Dante khóc ròng suốt một năm và những người đương thời kể rằng họ không còn nhìn thấy Dante cười nữa.

Tình yêu của Dante dành cho Beatrice rất thiêng liêng khó tả.

Dante đã mô tả Beatrice “Rất nhiều lần tình ra lệnh cho tôi tìm gặp thiên thần trẻ trung ấy, và rằng thời thơ ấu tôi vẫn đi tìm nàng, và tôi để ý thấy rằng hình dáng và phong thái của nàng rất cao thượng, quả là có thể dùng lời của nhà thơ Homer để nói về nàng rằng Nàng có vẻ như không phải người trần mà là thần thánh.”

“Thời gian trôi qua đã bấy nhiêu ngày Người con gái cao thượng nhất đời tôi xuất hiện. Người đẹp tuyệt vời hiện ra trước mắt tôi trong bộ quần áo màu trắng. Khi đi trên đường nàng nhìn về nơi tôi đứng một cách rụt rè với thái độ nhã nhặn nàng cúi chào tôi.”

Tác phẩm La Divina Commedia có 3 phần: Địa ngục hay Hoả ngục, Luyện ngục và Thiên đường. Mỗi phần có 33 khúc, cộng một khúc mở đầu, tất cả là 100 khúc với hơn 14 288 câu thơ.

Khác với những nhả triết học theo trường phái Epicurus, Dante không khuyên người đời quyên đi cái chết. Hay như những nàh triết học của thế kỷ ánh sáng, khẳng định rằng địa ngục là do các cha Đạo nghĩ ra, Dante tin rằng địa ngục là có thật.

Thần khúc mở đầu bằng những lời cay đắng về cái chết của Beatrice nhưng Dante bỗng nhiên hiểu rằng nàng là con người cao thượng và nàng không thể chết.

Linh hồn của Beatrice và với sự giúp đỡ của Virgil –nhà thơ lớn của La Mã cổ đại, một nhà văn, nhà triết học, ông được tôn sùng là nhà hiền triết, một bậc tiên tri- dẫn Dante và cùng với Dante đi hết các tầng địa ngục, chứng kiến hết nỗi sợ kinh hoàng của địa ngục.

Bài thơ được viết sử dụng ngôi thứ nhất: tôi, kể lại cuộc du hành của Dante qua thế giới bên kia.

Phần thứ Nhất: Địa ngục

Ngày thứ 6 tốt lành, 8 tháng 4 năm 1300, khi đó Dante 35 tuổi, bị lạc trong khu rừng tối tăm (mang ẩn dụ về toan tính tự vẫn), bị ba con mãnh thú tấn công một con sư tử, một con báo, một con sói cái (tượng trự cho sự cám dỗ vào vòng tội lỗi).

Ông hoảng sợ, nhưng không chạy trốn được, và cũng không tìm được con đường đúng đắn. Ý thức được là ông đang tự đánh mất bản thân mình và ông đang rơi vào một nơi sâu thẳm, nơi mặt trời cũng câm lặng.

Dante may mắn được nhà thơ cổ La Mã Virgil do nàng Bentrice từ thiên đường phái xuống, cứu thoát và hai người bắt đầu cuộc hành trình về thế giới bên kia.

Tại Địa ngục, mỗi người phải chịu sự trừng trị tương ứng thích đáng.

Trước khi bước qua cửa địa ngục, Dante và người bạn đường nhìn thấy những kẻ cơ hội. Những linh hồn không ở trong cũng không ở ngoài địa ngục, họ phải ngụ tại bờ song Achenron là con song mà các linh hồn phải vược qua trước khi tiến vào địa ngục, chịu trừng phạt bằng việc đuổi theo một lá cờ, trong khi bản thân bị ong bắp cày đuổi theo đốt, cùng với giòi bọ và các loại côn trùng khác hút máu mủ, hình ảnh này tượng trưng cho sự châm đốt lương tâm và ghệ tởm tội lỗi.

Tiếp đó, Dante và Virgil dừng chân bên con song Acheron nơi họ phải vượt song trước khi tiến vào địa ngục. Người lái đò Charon, ông không muốn chở Dante qua song vì Dante vẫn là người dương thế, nhưng Virgil buộc Charon phải đưa họ qua sông bằng câu nói nổi tiếng Dante đang thự hiện cuộc du hành trên vùng đất thiêng.

Cuộc vượt sông không được kể lại vì Dante bị ngất và chỉ tỉnh lại khi họ đã cập bờ bên kia.

Các tầng địa ngục

Virgil dắt Dante qua 9 tầng địa ngục, qua các vòm ngục đồng tâm trượng trưng cho sự gia tăng của tội lỗi và sự đồi bại. Tại mỗi tầng, những kẻ phạm tội bị trừng phạt bằng hình thức tương ứng với tội lỗi họ gây ra.

Dante đã gặp nhiều nhân vật cổ kim danh tiếng dưới Địa ngục, từ những vị Giáo Hoàng can tội ăn cắp đồ lễ đến những kẻ tham nhũng; những cha cố, tu sĩ dâm ô, các quan chức địa phương truỵ lạc,...Có cả Điđông, Paris của Troia, Helen của Troia, Ulysses từ thời Hy Lạp cổ đại đến đôi trai gái, Paolo Malatesta và Francesca da Rimini, phạm tội tư thông bị giết ở Ý năm 1289.

Tầng Một (U Minh)

Tầng Một (U Minh)

Những người có đức hạnh tức những người không phạm tội lỗi gì khi họ còn sống –tội lỗi này cũng được đặt tên cho những tầng địa ngục. Họ không tin chúa trời, chưa được rửa tội tuy không bị đoạ đày nhưng cũng không được lên thiên đường. Ở đây có những cánh đồng xanh tốt và một toà lâu đài, nơi ở của những bậc hiền triết cổ đại, cũng như các nhà triết học Hồi giáo như Homer, Socrates, Aristotle, Ovid, Horace,...

Bên ngoài tầng thứ nhất, tất cả những người có tội phải bị xét xử bởi vua Minos, người phán quyết linh hồn xuống tầng địa ngục tương ứng với tội của họ.

Tầng hai - Nhục Dục

Những người bị chi phối bởi những ham muốn, những người không thể vượt qua được các dục vọng bản thân. Họ bị trừng phạt để những cơn bão mạnh dữ dội cuốn đi cuốn lại, không hy vọng ngừng nghỉ. Những cơn gió mạnh tượng trưng cho sức mạnh ham muốn, nó lôi kéo con người một cách không cần thiết, tình trạng bồn chồn của một người bị dẫn dắt bởi những mong muốn thú vui xác thịt đồi bại, những kẻ đam mê dục vọng. Dante đã gặp nhiều người bao gồm Cleopatra, Tristan, Helen của thành Troy, những người đã ngoại tình tình, quan hệ ngoài luồng hôn nhân được cho phép.

Tầng thứ ba – Phàm tục ăn uống

Phàm Tục ăn uống

Khi đến ngục thứ ba, Dante và Virgil nhìn thấy linh hồn của những kẻ phàm tục ăn uống bị chó ngao ba đầu Cerberus canh giữ những kẻ phàm tục ăn uống, buộc họ phải nằm trên đống bùn ghê tởm tạo thành những trận mưa lạnh buốt, tuyết đen bẩn thỉu và mưa bang giá. Mớ bùn loãng tượng trưng cho sự biến chất của những kẻ khi còn sống làm nô lệ cho thức ăn và cái dạ dày của mình, thích ăn những thứ ngon của lạ, săn bắt những sinh vật vô tội từ trên rừng đến xuống biển để thoả mãn đam mê ăn uống của mình. Thức ăn ngon thì muốn ăn thật nhiều, thức ăn cho là không ngon thì lãng phí bỏ đi, dùng lời chê bai thậm chí cho là rác rưởi và không nhìn thấy những người khác đại diện cho sự ích kỷ và lạnh lùng của những người này.

Tầng thứ tư – Tham Lam

Tầng thứ tư – Tham Lam

Trong tầng địa ngục thứ tư này Dante và Virgil thấy những linh hồn bị trừng phạt do quá tham lam, những kẻ tích trữ tài sản, tham lam tài sản, ích kỷ không hề giúp đỡ những người nghèo khó thậm chí một đồng cắt nào. Những người tham lam ích kỷ về tài sản trong suốt cuộc đời họ phải đẩy những bọc tiền lớn va vào nhau với những người hoang tàn, tiêu pha gia sản, ăn xài phung phí. Xong rồi họ lại phải làm lại từ đầu.

Tầng thứ năm – Giận dữ

Tầng thứ năm – Giận dữ

Tầng thứ năm của địa ngục là nơi mà sự phẫn nộ, giận dữ bị trừng phạt với tội lỗi của họ. Trong làn nước lầy lội như đầm lầy của con sộng Styx. Dante và Virgil được Phlegyas đưa qua sông, Dante thấy linh hồn những người phẫn nộ đánh nhau trên sông còn những người ủ rũ ở dưới dòng nước.

Tầng thứ sáu – Dị giáo

Tầng thứ sáu – Dị giáo

Khi đến tầng thứ sáu của địa ngục, Dante và Virgil thấy những kẻ dị giáo đang bị kết án trong những ngôi mộ rực lửa.

Tầng Thứ bảy – Bạo lực

Tầng Thứ bảy – Bạo lực

Tầng thứ bảy được chia thành ba vòng, vòng ngoài là những kẻ giết người và những kẻ hung bạo với người khác bị chìm xuống sông sôi máu và lửa. Ở vòng giữa nhà thơ thấy những người tự sát bị biến thành cây và bụi cây dùng nuôi dưỡng những Harpy (nữ yêu quái mình người, cánh chim). Ông cũng nhìn thấy những kẻ phóng đãng bị chó đuổi theo và xé nát ra từng mảnh. Vòng trong cùng là những kẻ ăn nói bang bổ những kẻ thú dâm (giao hợp với động vật cái), sống tại một sa mạc cát cháy và mưa đốt rơi xuống từ bầu trời.

Tầng thứ 8 – Gian trá

Tầng thứ 8 – Gian trá

Dante và Virgil đến đó trên lưng của quái vật bay Geryon bãn chất khác nhau giống như sự lừa lọc.Tầng này được chia thành 10 Bolgias hay những mương đá có cầu nối giữa chúng. Trong Bolgia 1, Dante thấy những kẻ dắt gái và những kẻ cám dỗ, trong Bolgia 2, ông thấy bọn bợ đỡ, Bolgia 3 là những kẻ buôn thần bán thánh, Bolgia 4 là những phù thuỷ và nhà tiên tri giả mạo, Bongia 5 là những chính trị gia tham nhũng, Bolgia 6 là những kẻ đạo đức giả, còn những Bolgia còn lại là những kẻ giả nhân giả nghĩa, những cố vấn tham vấn viên tội lỗi, những kẻ gây chia rẽ những kẻ nguỵ tạo khác như những kẻ phản bội lời thề, khai man trước toà, những kẻ làm hàng giả. Có một con quỷ sẽ chẻ họ làm hai mảnh từ đầu xuống chân.

Tầng thứ 9 – Phản bội

Tầng thứ 9 – Phản bội

Tầng thứ chín được chia thành 4 vòng tuỳ theo mức độ phạm tội nghiêm trọng hơn sẽ nằm sâu hơn. Mỗi vòng được đặt theo tên của những hiện thân tội lỗi. Tất cả bị đóng băng trong cái hồ băng .

Nguồn Wiki, Epochtime.

Chủ đề chính: #9_tầng_địa_ngục

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn