Chút chít Hòa đồng, nhiệt tình, tưng tửng ^^

9 thói quen gây hại cho sức khỏe mà nhiều người mắc phải

Đăng 6 năm trước

Ngồi bắt chéo chân, ăn uống tại bàn làm việc…. là một số ít trong những thói quen gây hại cho sức khỏe mà nhiều người mắc phải.

1. Ăn uống tại bàn làm việc

Bạn tin rằng bàn làm việc của mình sạch sẽ nhưng trên thực tế nó chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn bồn cầu gấp 400 lần. Trong đó, bàn phím máy tính chứa khoảng 70%. Ngoài ra, việc ăn tại bàn làm việc cũng làm tăng nguy mắc các bệnh về tim mạch bởi việc ngồi một chỗ trong thời gian dài. 

Lời khuyên: 

  • Vệ sinh bàn làm việc hàng ngày. 
  • Nên ăn ở bếp ăn tập thể hay căn tin. 
  • Nếu phải ăn ở bàn làm việc thì nên lau sạch trước khi ăn và đảm bảo thực phẩm không rơi vãi lên bàn.

2. Kem chống nắng

Hiện nay, có hai loại kem chống nắng là kem chống nắng vật lý (kẽm và titanium dioxide) và kem chống nắng hóa học. Trong đó, chỉ có kem chống nắng dạng vật lý mới có tác dụng ngăn chặn tia cực tím tác động lên da. Còn loại kem chống nắng hóa học lại tạo ra phản ứng hóa học ngăn ngừa tác hại do tia UVA và tia UVB gây ra cho da. Mộtsố chuyên gia về độc tính cho rằng Oxybenzone trong nó có thể gây rối loạn hormon dẫn đến tổn thương tế bào, ung thư da. 

Lời khuyên: Nếu không muốn bất kỳ một loại hóa chất độc hại nào trên da thì bạn nên chọn loại kem chống nắng vật lý. Và nên sử dụng các loại kem xoa thay vì kem xịt.

3. Đi dép bịt ngón bằng cao su

Theo các bác sĩ, thói quen đi dép bịt ngón bằng cao su có thể khiến gót chân không chắc chắn. Khi đó, các ngón chân của bạn phải chịu nhiều lực hơn, dẫn tới ngón chân bị biến dạng hoặc các vấn đề về móng khác. 

Mặt khác, cao su là chất liệu không thấm nước. Vì thế, vào mùa hè, nó là một môi trường lý tưởng cho nấm phát triển, gây nên các bệnh về da do chân bị ẩm ướt vì không thể thoát mồ hôi. 

Lời khuyên: Bạn nên hạn chế sử dụng nó nhiều nhất có thể. 

4. Thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt được xếp vào danh sách các yếu tố có thể gây hại cho sức khỏe. Loại thuốc này chứa các hợp chất giúp mắt thư giãn và co mạch máu. Chúng vô hại khi được nhỏ trực tiếp vào mắt. Tuy nhiên, nếu thuốc nhỏ mắt chảy vào miệng, nó có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, buồn nôn và chấn động. 

Lời khuyên: Đừng bao giờ để thuốc nhỏ mắt trong tầm với của trẻ em để đề phòng trẻ có thể uống chúng.

Xem thêm

5. Ngồi bắt chéo chân

Tư thế ngồi này có thể khiến mạch máu bị chèn ép ở đầu gối, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đồng thời, nó cũng gây áp lực lên khớp hông và dẫn tới tụ máu ở chân khi các mạch máu bị chèn ép. Bác sĩ khuyên bạn không ngồi bắt chéo chân quá 10 đến 15 phút. 

Lời khuyên: Bạn nên sử dụng ghế tựa lưng và để chân thoải mái tạo với mặt sàn một góc 90 độ. Nếu bạn ngồi bắt chéo chân thì nên đứng dậy và đi lại mỗi giờ một lần.

6. Bỏng ngô

Các túi đựng bỏng ngô chứa một lớp hóa chất có thể chuyển hóa thành acid PFOA (perfluorooctanoic)  ở nhiệt độ cao và acid này có thể gây ra bệnh ung thư. Một loại hóa chất khác tên diacetyl cũng được tìm thấy trong hương bơ và nó có thể gây ra các bệnh về hô hấp. 

Lời khuyên: Nếu bạn thích bỏng ngô, hãy làm món ăn này tại nhà. Bạn chỉ cần nồi, chảo hay lò vi sóng. Cho hạt ngô vào nồi, đậy nắp lại trong vòng vài phút là đã có món bỏng ngô vừa thơm giòn vừa an toàn cho sức khỏe để thưởng thức.

7. Đồ ăn nhanh

Hiện nay, hầu hết các loại thức ăn nhanh đều được đựng trong hộp hoặc túi có lớp chống hóa dầu rất độc hại. Các loại hộp này có chứa hợp chất fluorin, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và thai nhi. Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ, chất này cũng có thể làm suy giảm khả năng sinh sản, tăng cholesterol và bệnh ung thư. Mức độ chất flo đi vào cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ thực phẩm, loại thực phẩm và khoảng thời gian đóng gói dài hay ngắn. 

Lời khuyên: Nếu bạn không thể bỏ thức ăn nhanh, hãy lựa chọn cửa hàng phục vụ các món ăn mà bạn yêu thích bằng đĩa

8. Nước ép trái cây và hoa quả khô

Nước ép trái cây là một loại thức uống không tốt cho sức khỏe vì nó chứa quá nhiều đường và hóa chất tổng hợp. Và các loại hạt khô cũng vậy, người ta sử dụng sulfur dioxide để bảo quản nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng. Những người bị hen suyễn hoặc nhạy cảm với sulfite thì nên tránh xa các loại thực phẩm này. Chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng từ khó thở cho tới dị ứng hay thậm chí là tử vong. 

Lời khuyên: Để tốt cho sức khỏe, bạn nên chọn các loại trái cây hữu cơ, không có chất bảo quản. Trái cây không chứa chất bảo quản, thời gian sử dụng sẽ không lâu. Nhưng nếu đông lạnh thì có thể kéo dài được thời gian sử dụng. Và nhớ đi gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu bị dị ứng, khó thở khi ăn trái cây sấy khô.

9. Bình đựng nước

Phần lớn chai đựng nước chúng ta sử dụng hằng ngày được làm từ nhựa Polycarbonate (PC). Nó có chứa một thành phần hóa chất công nghiệp độc hại là bisphenol-A (BPA). Khi đi vào cơ thể, chất này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình tái tạo tế bào, khả năng tăng trưởng và sinh sản của cơ thể. Nước càng nóng thì nồng độ chất BPA giải phóng càng cao. 

Lời khuyên: Nếu cần mang nước nóng đi làm hãy dùng bình thủy tinh chất liệu bên ngoài là thép không gỉ để hoặc các loại bình được làm từ nhựa polyethylene để đảm bảo sức khỏe.

Nguồn: BrightSide

Chủ đề chính: #thói_quen_xấu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn