Mạnh Cường

9000$/tháng dễ dàng với xu hướng nghề nghiệp mới: UX Researcher

Đăng 4 năm trước

Google, Airbnb hay Amazon đều có một điểm chung: đó là họ đều có đội ngũ cải tiến Trải nghiệm khách hàng vô cùng tuyệt vời (còn được biết tới với cái tên UX hay User Experience). Nguyên tắc hoạt động của những trang web này vô cùng đơn giản và thân thiện với người dùng, và đó là công sức của một đội ngũ rất hùng hậu (bao gồm cả co-founder của Airbnb Mike Gebbia). Vậy UX là gì? UX được chia ra thành những mảng nào? Và UX Researcher có phải là tương lai cho bạn? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Danh sách 100 công việc tốt nhất ở Mỹ năm 2017 của CNNMoney có chứa cả 2 cái tên UX DesignersUX Researchers. Thứ hạng của danh sách  này được sắp xếp dựa theo tốc độ tăng trưởng, lương bổng và mức độ hài lòng với công việc. UX Researchers - Nghiên cứu Trải nghiệm khách hàng đứng thứ 39,  với mức lương trung bình là $106.000/năm, vậy tức là gần $9000/tháng, và nếu đổi ra VND thì sẽ tương ứng với hơn 205 triệu đồng/tháng - một con số trong mơ của nhiều người Việt Nam hiện nay. Chưa hết, mức độ tăng trưởng của ngành này trong 10 năm sau được dự đoán ở mức 19%, góp mặt trong top 5 công việc mức tăng trưởng cao nhất. UX Designers - Thiết kế Trải nghiệm khách hàng thì kém cạnh hơn khá nhiều khi đứng ở vị trí áp chót, thứ 99, với mức lương trung bình là $85.900/năm và ước tính tốc độ phát triển là 13%. Vậy sự khác nhau giữa một UX Researchers và UX Designers là gì ? 

 Đầu tiên, hãy lùi lại một bước. UX được định nghĩa là “trải nghiệm của người dùng trong quá trình tương tác và sử dụng sản phẩm” và UX Design thì là “Quá trình mà một designer - Thiết kế viên, (cố gắng) để xác định được trải nghiệm đó là như thế nào và cải thiện nó”.Công việc chính của  một UX Designer là khiến cho những trang web, những ứng dụng và những công cụ công nghệ khác trở nên dễ sử dụng hơn bao giờ hết. Và để có thể làm vậy, họ phải hiểu được thị trường mục tiêu: Người tiêu dùng muốn gì, thứ gì thúc đẩy họ sử dụng, và thức gì khiến họ thấy khó chịu. Và đây chính là trách nhiệm của một UX Researcher.

Nghề UX Researcher gần giống như một nhà phân tích dữ liệu (data): thay vì tự giả định và dự đoán những gì người tiêu dùng nghĩ, họ thực sự phân tích những cử chỉ hành vi của người dùng và xây dựng nên những “suy nghĩ thầm kín” (insights) từ những dữ liệu đó và tạo ra một danh sách “nhu cầu” của người tiêu dùng. UX Researcher thay thế những phỏng đoán vô căn cứ bằng những insights được tìm hiểu ra một cách cẩn thận và rồi họ làm việc với UX Designers, kỹ sư tin học, và Product Manager để giải quyết những “insights” đó một cách triệt để, thỏa mãn được người dùng. Khi được hỏi về sự khác nhau giữa UX Researcher và UX Designer, nhà nghiên cứu George Kalyvas nói những người ở vị trí của ông là “bạn nên có khả năng thực hiện những cuộc nghiên cứu đào sâu và cực kỳ tỉ mỉ với những phương pháp hiệu quả cả về chất (qualitative) và cả về lượng (quantitative). Có một việc rất quan trọng đó là cần phải có khả năng thấu hiểu mục tiêu nghiên cứu và loại nghiên cứu hay những sự kết hợp của những phương pháp tiếp cấp mà bạn sẽ sử dụng.”

Ông kê ra những công việc chính của một UX Researchers như là “lên kế hoạch, thực hiện nghiên cứu, phân tích dữ liệu và làm báo cáo về nghiên cứu thiết kế trải nghiệm khách hàng hay là thực hiện Bài kiểm tra tính khả dụng (usability testing). Trách nhiệm chính sẽ gồm cả việc nhận định nhu cầu và mục tiêu của người tiêu dùng, cả nhiệm vụ và mạch sử dụng cũng như là usability testing và những bài kiểm tra sâu nữa. Cá nhân tôi đã thực hiện usability testing cả online lẫn trực tiếp và chúng đều cho tôi những gợi ý cho việc cải tiến sản phẩm.”

Sự khác biệt cơ bản giữa một UX Researcher và một UX Designer, theo như Kalyvas, là mục đích của một UX Researcher là “thực hiện những cuộc nghiên cứu và xây dựng những góc nhìn mới dựa trên mục tiêu của cuộc Research. Kết quả của những cuộc nghiên cứu lại được áp dụng vào trong thiết kế. UX Designer thường thiết kế theo quy tắc và vẫn phải nhớ trong đầu về … mô hình tư duy mà người dùng sử dụng. 

TalentLyft, một phần mềm tuyển dụng chuyên cung cấp templates cho các đơn miêu tả công việc (job description), liệt kê ra những nhiệm vụ chính của một UX Researcher:

  • Quản lý và tiến hành nghiên cứu và đề xuất cải tiến.
  • Nghiên cứu hình mẫu khách hàng tiêu chuẩn (customer personas) và nghiên cứu hành vi của họ.
  • Dẫn dắt người dùng qua các bước: đề xuất, làm wireframe và thực thi những cải tiến UX.
  • Làm việc rất nhiều cùng với đội quản lý marketing và quản lý sản phẩm để xác định ra mục tiêu nghiên cứu.
  • Làm việc với nhiều phòng ban, từ thiết kế, quản lý sản phẩm, phòng lên kế hoạch triển khai ý tưởng, kỹ sư và marketing.
  • Tham gia vào những hoạt động nghiên cứu hành vi khách  hàng.Lên kế hoạch  và chiến lược nghiên cứu người dùng tổng quan và những phương pháp nghiên cứu. 

    Một UX Researcher nên có hiểu biết vững chắc về phân tích dữ liệu và quy trình thiết kế tổng quát, và đồng thời họ cần có cả những kỹ năng mềm như khả năng thích nghi, sự thấu hiểu hành vi con người và sự sẵn sàng hợp tác. Vì một tấm bằng cử nhân UX Researcher không hề tồn tại, chính vì vậy cách tốt nhất để theo ngành này là tự “hòa mình” vào trong nó. Đọc sách nhiều nhất có thể, kết nối với những người trong nghề, trong ngành và dù và hoặc tham gia vào những dự án nhỏ để xây dựng portfolio để  bạn có thể trở thành những UX Researcher tuyệt vời nhất.

Chủ đề chính: #xu_hướng_nghề_nghiệp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn