kinkilogistics2024

AFS là gì? Lợi ích mà AFS mang lại trong xuất nhập khẩu

Đăng 3 tháng trước
AFS là gì? Lợi ích mà AFS mang lại trong xuất nhập khẩu

Để tìm hiểu kỹ hơn về phụ phí AFS là gì và các trường hợp phải áp dụng loại phụ phí này, cùng Kin Kin Logistics tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu AFS là gì?

Phí AFS (viết tắt của Advance Filing Surcharge) là khoản phí bổ sung để giải quyết vấn đề liên quan đến việc thu thập thông tin hàng hóa và đăng ký thông tin với cảng đến. AFS là khoản phí tạm thời và có thể được hoàn trả nếu thông tin đăng ký được cập nhật đúng lúc. Hiện chỉ có hàng nhập khẩu vào Trung Quốc thì mới phải chịu phí AFS.

AFS là phụ phí bổ sung khi nhập hàng vào Trung Quốc

Khi một container được gửi từ cảng xuất khẩu, nhà vận chuyển sẽ yêu cầu thông tin về hàng hóa đi trong container và đăng ký thông tin này với cảng đến. Nếu thông tin không được cung cấp trước thời hạn quy định hoặc không chính xác, nhà vận chuyển có thể áp dụng AFS. AFS là quy định chung của Hải quan Trung Quốc đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu nên việc nộp phí này là bắt buộc. Đến đây bạn đã hiểu được khái niệm phí AFS là gì rồi phải không nào?

2. Lợi ích của phí AFS trong hoạt động xuất nhập khẩu

Ở phần trên bạn đã hiểu được AFS là gì. Vậy loại phí này có ý nghĩa gì và mang lại lợi ích gì cho các bên liên quan đến loại phí này? Cùng tìm hiểu nội dung này ở phần sau đây nhé.

  • Tuân thủ các quy định hải quan

AFS giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định và yêu cầu của cơ quan hải quan liên quan đến việc khai báo hàng hóa trước thời hạn quy định. Điều này giúp tránh trường hợp vi phạm pháp luật và xử lý nhanh chóng các thủ tục hải quan.

  • Đảm bảo an toàn hàng hóa

AFS yêu cầu việc khai báo hàng hóa trước khi xuất hoặc nhập khẩu. Nó giúp cơ quan chức năng có thông tin đầy đủ về các loại hàng hóa. Điều này tăng khả năng kiểm soát và đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Những lợi ích mà phí AFS mang lại cho doanh nghiệp

  • Tăng tính minh bạch, độ tin cậy

AFS giúp tăng tính minh bạch trong việc khai báo hàng, thu phí và quản lý tài chính. Việc áp dụng phí AFS giúp xác định rõ ràng những khoản phí phát sinh và nguồn gốc của chúng. Từ đó nó tạo sự đáng tin cậy và tin tưởng cho khách hàng, đối tác kinh doanh.

  • Quản lý tài chính hiệu quả

AFS giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận chuyển và quản lý tài chính. Việc tiến hành khai báo hàng hóa trước thời hạn giúp dự đoán và tính toán chi phí vận chuyển chính xác. Từ đó, nó giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả và tránh các chi phí phát sinh không đáng có.

  • Giảm rủi ro

AFS đảm bảo thông tin khai báo hàng hóa được cập nhật trước thời hạn. Phí AFS giúp các bên liên quan nắm bắt thông tin kịp thời và đưa ra quyết định quản lý phù hợp. Điều này giúp tăng hiệu quả quản lý và giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển.

3. Đối tượng thu phí và trả phí AFS là gì?

Tìm hiểu AFS là gì chắc chắn không thể không tìm hiểu về đối tượng nộp và thu trả phí AFS. AFS là quy định chung và quy trình bắt buộc của Hải quan Trung Quốc đối với mọi hàng hóa nhập cảnh vào Trung Quốc. Đối tượng thu phí AFS thường là các hãng tàu có dịch vụ vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc. Đối tượng chịu phí là forwarder hoặc chủ hàng. Việc ai bị thu phí AFS sẽ phụ thuộc vào việc chủ hàng thuê tàu qua forwarder hay chủ hàng trực tiếp làm việc với hãng tàu.

Các hãng tàu cung cấp dịch vụ chuyển hàng Trung Quốc là người thu phí

Đối tượng thu và trả phí là vấn đề mà bạn cần đặc biệt chú ý. Bởi để đảm bảo lô hàng xuất khẩu thành công thì bạn cần phải nộp phí AFS đúng người. Việc hiểu rõ về AFS là gì và nộp cho ai cũng sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có.

Trong thực tế, đối tượng thu phí AFS là gì? Đối tượng thu phí được chia làm 2 nhóm:

  • Các forwarder: Nếu bạn là chủ hàng muốn xuất khẩu nhưng book hàng qua các forwarder thì gọi là phí AFS địa phương. Sau khi thu phí xong, các forwarder sẽ đóng cho người quản lý cuối của hãng tàu vận chuyển.
  • Nhóm còn lại là hãng tàu vận chuyển hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây mới chính là đơn vị cuối cùng nhận phí AFS. Vậy nên nếu bạn book hàng trực tiếp với hãng tàu thì sẽ phải đóng luôn phí AFS cho hãng tàu đó.

Bạn đọc tham khảo thêm:

AMS là gì? Giải đáp những câu hỏi liên quan đến phí AMS

Phí CIC là phí gì? Giải đáp tất tần tật về phí CIC trong xuất nhập khẩu

Chủ đề chính: #logistics

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn