Thiên Vũ Mê dịch chuyển. Yêu màu xanh. Thích chơi chữ. Mê vẽ vời. Nghiện viết lách. Tính đồng bóng. Khó kiểm soát. Sống NgẪu h ứ.n g !

Ai cũng nhầm lẫn, quan trọng là biết sửa sai như Oscar!

Đăng 6 năm trước

Hẳn chúng ta ai cũng nhớ rõ khoảnh khắc bối rối không hiểu chuyện gì đang diễn ra trên sân khấu Oscar năm ngoái. Khoảnh khắc cái tên Lala Land được xướng tên giành chiến thắng trong hạng mục Phim truyện suất xắc nhất thì cũng tại nơi đó, 2 phút sau pho tượng vàng được truyền tay cho chủ nhân “chính xác” thuộc về bộ phim Moonlight.

Vì vậy không quá khó hiểu khi trước sự kiện Oscar 2018 diễn ra, người người nhà nhà đổ xô xem liệu Oscar có “ngựa quen đường cũ” và đi vào “vết xe đổ” ê chề, khi có thể nói tình huống hi hữu này là trăm năm mới có một. Ơn trời, lễ trao giải Oscar lần thứ 90 vào tối chủ nhật (giờ địa phương) tại nhà hát Dolby (Los Angeles) diễn ra suôn sẻ, tượng trao đúng tay người. Vậy đâu 3 quy tắc sửa sai “vi diệu” của Oscar, cùng điểm qua để bạn có thể khắc phục lỗi ngay và luôn nếu chẳng mai rơi vào tình huống tương tự nhé!

Năm nay, ông Tim Ryan, chủ tịch PwC, công ty kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm kê và đếm chính xác số phiếu bình chọn của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) đã rút kinh nghiệm “đợt 1”. Lần này, lập nên quy trình gồm 6 quy định khắt khe để giảm thiểu sai sót. 

1. LUÔN PHẢI KIÊN QUYẾT, KIÊN QUYẾT VÀ KIÊN QUYẾT

Cụ thể, khi nghệ sĩ lên trao giải cần phải xác nhận rằng họ đã nhận được phong bì từ phía PwC, trong đó bao bì này đã chứa ĐÚNG tên người/phim đoạt giải.

Nó cũng giống như lần bạn đánh trắc nghiệm từ đầu đến cuối, và tới giây phút nộp bài bạn quyết định sửa lại, sau đó bẽ bàng nhận ra…chuyện gì thì bạn cũng biết rồi đấy. Từ đó, bạn hứa với lòng sẽ kiểm tra kĩ câu hỏi và câu trả lời, tránh hấp tấp vội vàng vì một chút “yếu lòng” mà đổ bể. 

2. KHÔNG NÊN HỢP TÁC VỚI NGƯỜI ĐÃ “HẠI” TA

Lại là một vấn đề oái oăm khi thằng bạn ngỡ là trí cốt lại “bán đứng” ta khi mách với thầy cô là mình cho nó coi bài, trong khi chính nó là người đẩy cuốn sách qua mình lúc bị phát hiện. Tương tự, các tốt nhất PwC có thể làm để ngăn ngừa hậu quả xảy ra là thay thế hai đối tác năm ngoái trong lúc sơ sảy khi tác nghiệp đã trao nhầm phong bì. Ngoài ra, cẩn thận không bao giờ thừa, PwC đã bổ sung thêm đối tác thứ ba, người chịu trách nhiệm ngồi cùng nhà sản xuất Oscar trong phòng điều khiển chương trình nhằm bảo đảm an toàn  và tính chính xác xuyên suốt lễ trao giải.

Vì vậy để không phải lập lại lỗi xưa, bạn nên hợp tác với những con người “có tâm, có tầm”để giảm thiểu thiệt hại về người và của (?!), tránh những sai sót trớ trêu khiến ta mỗi lần nghĩ về chỉ có tức anh ách. Giống như lời thú nhận muộn màng của chính khổ chủ Tim Ryan: "Một trong những điều đáng thất vọng nhất đối với tôi là tất cả những điều tuyệt vời nhất đã được thực hiện, không chỉ trong năm ngoái mà suốt cả 83 năm qua, nhằm đảm bảo tính chính xác và sự bí mật tuyệt đối của cả quy trình bỏ phiếu. Và cuối cùng sai sót lại xảy ra trong quy trình trao phong bì".

3. TẬP DỢT CHO MỌI SỰ TRÔI CHẢY

Bạn không muốn mắc một lỗi đến 2 lần. Vậy thì cách tốt nhất là chuẩn bị mọi thứ thật hoàn hảo.Chẳng hạn ngày mai bạn thi toán, thì chắc chắn không có bí quyết nào “vi diệu”để cứu bạn mà không phải ra chút công sức, nỗ lực nào. Thế nên cứ cầm sách vở lên và ôn lại công thức, làm bài tập tới lui cho hết “ám ảnh” với con số nhé.Còn nếu bạn có buổi diễn thuyết ngày mai, vậy thì còn cách nào thuyết trình với thần thái “sang chảnh” khi bạn đã tập dượt không dưới 20 lần trước gương chứ. 

Cũng vì không ai muốn trông “ngớ ngẩn” trước toàn thể quan khách và đặc biệt là hàng trăm, hàng triệu khán giả xem đài, và bị “troll” bởi lực lượng dư luận hung hậu, ban tổ chức Oscar, PwC và phía hậu cần đã tập dượt và học cách đối phó bài bản trong mọi sự cố phát sinh. Riêng hai bên cánh gà sẽ luôn có hai nhân viên của PwC túc trực,đảm bảo thuộc lòng tên diễn viên và phim đoạt giải để đưa chính xác phong bì cho đúng đối tượng chiến thắng của 15 hạng mục.

4. KIỂM SOÁT THÔNG TIN ĐỂ TRÁNH BỊ BÊU RẾU NGAY TỨC KHẮC

Là một điều tối quan trọng trong khâu tổ chức, kiểm soát và bảo mật thông tin của Oscar năm nay được cân nhắc và thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ. Cụ thể, PwC đã cấm tất cả những người có mặt tại rạp hát Dolby sử dụng điện thoại di động hay bất kì phương tiện truyền thông xuyên suốt thời gian đêm trao giải diễn ra.

Nhưng trong đời thực, thật khó mà ngăn cấm các chiếc smartphone giương lên chụp lại những khoảnh khắc xấu hổ, những giây phút lỡ làng, những pha lộ hàng vô ý (thật). Và ngay sau đó là hàng loạt hình thức với đa dạng phương tiện truyền thông thi đua“tung” bạn lên, hình ảnh có, video có, báo đài có, mạng xã hội có, tất cả không nằm ngoại mục đích “đùa chút thôi”. Cũng như cách mà hàng loạt hình chế sau sự cố trao giải nhầm tại Oscar năm ngoái đã bị dân mạng “troll” rất khí thế, ngập tràn new feed Facebook. 

Nên vui thôi đừng vui quá, những ai cảm thấy hả hê khi cười trên lỗi lầm, sơ sẩy của người khác thì hãy nhớ lời ông bà ta đã căn dặn: Cười người hôm trước hôm sau người cười. Còn những nạn nhân ơi, hãy ngẩng mặt lên, quan trọng không phải là vấn đề to tát thế nào mà chính thái độ nhận lỗi, sửa sai và dám đối diện với tất cả mới là điều mọi người nhớ về bạn, và cũng chính là cách giải quyết lỗi lầm khôn ngoan nhất.

Chủ đề chính: #nhầm_lẫn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn