Châu Adela Mình là người theo chủ nghĩa tự lập, thích bay bỏng, cực thích nhiếp ảnh và du lịch, thích đến những nơi gần gũi với thiên nhiên cùng bạn bè.

Ai đang chuẩn bị hoặc sắp làm mẹ thì hãy thử suy nghĩ về việc có nên lưu trữ ' tế bào gốc cuống rốn' hay không.

Đăng 5 năm trước

Trích máu cuống rốn hay còn gọi là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là một trong những phương pháp sử dụng tế bào gốc để tái tạo lại các mô để chữa bệnh cho trẻ sau này. Hãy cùng tìm hiểu những mặc tích cực và tiêu cực của phương pháp này nhé.

1) Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào còn non trẻ, có khả năng biến thành các mô khác nhau thay thế cho các mô và cơ quan đã bị hư hỏng, bị bệnh, bị chết do già hoặc do tự nhiên và một số khả năng khác.

2) Tế bào gốc từ cuống rốn của trẻ sơ sinh:

  • Máu cuống rốn hay còn gọi là máu dây rốn hoặc máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn thai nhi, là cơ quan cung cấp chất dinh dưỡng cho đứa trẻ trong suốt cả quá trình thai nhi. Đây là phần còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé.
  • Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa rất nhiều tế bào gốc nên có thể dùng để thay thế nhiều loại tế bào khác. Phương pháp lưu trữ tế bào này giống như một hình thức của " bảo hiểm sinh học"

3) Có nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn không:

Ưu điểm:

  • Việc lưu trữ tế bào gốc có thể giúp điều trị hơn 80 bệnh lí cho chính đứa trẻ và cả người thân trong gia đình nếu thích hợp. Giống trường hợp năm 1988 của một bé trai 5 tuổi bị bệnh thiếu máu Fanconi nhưng nhờ tế bào gốc từ cuống rốn của người em sơ sinh nên đã được cứu sống.

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao: khoảng 25 triệu cho việc trích tế bào gốc, và tốn khoảng 2,2 đến 2,5 triệu/năm cho việc lưu trữ, chưa kể đến chi phí khi cấy ghép lại.
  • Tỉ lệ một đứa trẻ sử dụng lại tế bào gốc của chính mình chỉ chiếm 1/2.700 vì ta chỉ cấy tế bào gốc khi gặp các căn bệnh hiểm nghèo. Và việc cấy tế bào cho người thân cũng chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ khoảng 25%, còn 75% thì phải nhờ các tế bào khác.
  • Việc hạn chế về số lượng tế bào gốc ở dây rốn khi lượng máu trong dây rốn chỉ chiếm 100-150ml nên đa số các tế bào gốc chỉ cấy ghép đủ cho trẻ em.
  • Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn chỉ tốt trong vòng 10 năm đầu và không phải trị được bách bệnh. Nếu đứa trẻ bị bệnh về gene thì coi như bó tay

Cảm ơn mọi người đã xem hết. Hãy suy nghĩ kĩ xem coi mình có cân sử dụng phương pháp này không nhé.

Chủ đề chính: #tế_bào_gốc

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn