Bảo Thanh Lương

Ảnh hưởng của tảo trong ao nuôi thủy sản và các biện pháp hạn chế hiện tượng nở hoa

Đăng 5 năm trước

Tảo có vai trò rất quang trọng trong nuôi trồng thủy sản. Trong các thủy vực nước ngọt, tảo cung cấp ôxy và hầu hết thức ăn sơ cấp cho cá và các động vật thủy sinh khác, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nuôi bằng cách tiêu thụ bớt lượng muối khoáng dư thừa. Tuy nhiên, khi tảo 'nở hoa' sẽ tạo nhiều chất độc trong ao nuôi, gây thiếu hụt oxi, làm ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi thủy sản.

Ảnh hưởng của tảo trong ao nuôi thủy sản

Tảo là nhóm thực vậtsống lơ lửng trong nước, phân tán hay tập trung trên mặt nước tạo thành váng tảo.Trong đó có những loài có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng làm thức ăn chođộng vật thủy sinh, nhưng cũng có loài có độc tính đối với cơ thể động vật. 

Trongcác thủy vực nước ngọt tảo cung cấp ôxy và hầu hết thức ăn sơ cấp cho cá và cácđộng vật thủy sinh khác. Tảo góp phần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bằng cáchtiêu thụ bớt lượng muối khoáng dư thừa. Tảo là nguồnthức ăn giàu dinh dưỡng chứa protein (50% trọng lượng khô), carbon (45%) và cácthành phần khác như glucid, lipid, một số acid amin và vitamin. 

Tuy nhiên, khi tảo phát triển quá mức sẽ gây nên hiện tượng nởhoa trong thủy vực. Trong nước ngọt cũngnhư nước lợ đều có thể xuất hiện tượng nở hoa. Sự nở hoa gia tăng nhanh chóngtrong hệ thống nước ô nhiễm. Trong thủy vực có hiện tượng nở hoa có thể tậptrung hàng trăm đến hàng ngàn tế bào trên 1 ml, một số nơi có thể đạt hàngtriệu tế bào trên ml (tùy theo loài). 

Hiện tượng nở hoa thườngđưa đến hậu quả làm cho môi trường xấu đi, hàm lượng oxy hòa tan suy giảm nhanhchóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật. Tảo chết và chìmxuống đáy thủy vực và bị phân hủy bởi các vi sinh vật khác đặc biệt là vikhuẩn. Kết quả gây nên hiện tượng thiếu ôxy trong các tầng nước làm chết cácloài thủy sản. Quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học trong nước, gâytăng các khí độc. 

Các biện pháp hạn chế hiện tượng nở hoa

1. Biện pháp vật lý 

Dùng cào hoặc lưới kéo nền đáy đểloại bỏ tảo đáy và vật chất hữu cơ dư thừa lắng đọng ở đáy ao. Nguyên tắc của biện pháp này loại bỏdinh dưỡng và ánh sáng trong ao để hạn chế sự phát triển của tảo. Khi cào hoặckéo đáy ao, ngoài việc hạn chế sự quá trình phân hủy của tảo chết (gây thiếuoxi và thải chất độc vào môi trường nước) còn loại bỏ bớt hàm lượng dinh dưỡng(đạm, lân) sẽ giảm mật độ tảo. 

Ngoài ra, thao tác cào, kéo còn làm đục nước vàao sâu hơn sẽ ngăn cản sự xâm nhập của ánh sáng vào các tầng nước hạn chế sựphát triển của tảo, đặc biệc là tảo đáy.

2. Biện pháp sinh học

Dùng các loài thực vật thủy sinhthượng đẳng như bèo, lục bình, sen, súng… hạn chế sự phát triển của tảo. Giốngnhư biện pháp vật lý, biện pháp sinh học cũng dựa trên nguyên tắc loại bỏ dinhdưỡng và ánh sáng trong ao để hạn chế sự phát triển của tảo. Các loài thực vậtthủy sinh thượng đẳng che ánh sáng trên mặt nước, ngăn chặn ánh sáng xâm nhậpvào ao hạn chế sự phát triển của tảo. Mặc khác, chúng còn tiêu thụ chất dinhdưỡng (đặc biệt là lân) ở đáy ao và trong môi trường nước nên sẽ cạnh tranhdinh dưỡng với tảo, góp phần hạn chế sự phát triển của tảo. 

Một biện pháp sinh học khác là dùng cá ăn lọc (như cárô phi, cá mè…) để hạn chế tảo phát triển. Vì thức ăn của nhóm cá này là tảo,động vật phù du và các chất hữu cơ lơ lững, nên khi chúng ăn sẽ giảm mật độ tảovà dinh dưỡng trong ao, giúp ổn đinh quần thể tảo trong ao nuôi.

3. Biện pháp hoá học

3.1. Các chất kết tủa phosphorus

Nguyên tắc của phương pháp này làdùng các chất hoá học như Aluminium sulfate và vôi để kết tủa phosphorus, giảm lượng phosphorustrong nước nhằm hạn chế sự phát triển của tảo. Vôi sử dụng hạn chế tảo ở môi trường nước cứng hiệu quả hơn nước mền.

3.2. Các chất diệt tảo

Các chất diệt tảo có xu hướng gắnphân tử vào bề mặt của phospholipid, sau đó tiêu diệt cấu trúc và chức năng củahầu hết các cấu hình màng tế bào, gây chết tế bào. Tảo có thể bị tiêudiệt bởi các chất có tính oxi hóa cao. 

Một số loạihoá chất sử dụng để khử trùng và diệt tảo trong ao nuôi thủy sản bao gồm Chlorine,Formaldehyde, thuốc tím (KMnO4), Iodinevà BKC (Benzalkonium Chloride).

3.2.1. Chlorine

Chlorine là một chất oxi hóa mạnh, có tác dụngkhử trùng rất mạnh. Nguồn chlorine thương mại gồm chlorine,hypochlorite canxi hay hypochlorite natri (NaOCl) và chất tẩytrắng. 

Khả năng diệt trùng của Clo phụ thuộcvào sự tồn tại của HOCl, nhưng sự phân ly của HOCl lại phụ thuộc vào nồng độion H+ có trong nước (pH của nước). 

Quá trình thủy phân của Clo xảyra hoàn toàn khi pH>4.Khi trong nước có ammoniac, các muốiamoni hay các hợp chất hữu cơ có chứa nhóm amoni, thì Clo, axit hypoclorit, ionhypoclorit tham gia vào phản ứng với chúng tạo thành monocloramin vàdicloramin. 

Nồng độ dùng trong ao cá là 0,1 ppmvà trong ao tôm đến 3ppm.

3.2.2. Formaldehyde

Hợp chất hữu cơ formaldehyde là mộtchất khí rất dễ hòa tan trong nước và chủ yếu được bán ra dưới dạng dung dịch37%, tênthương phẩm là foocmalin hay foocmon. 

Trong ao nuôi foocmalin đượcsử dụng từ 10 - 25 ppm. Tuy nhiên khi sử dụng foocmalin phảicó nước dự phòng để thay đổi nước nhằm loại bỏ chất hữu cơ và nó cũng là nguyênnhân làm giảm hàm lượng oxi trong ao nuôi. 

3.2.3. Thuốc tím (Kali manganate)

Thuốc tím là chất oxi hoá mạnh, khisử dụng làm giảm lượng tảo rất đáng kể. Trong nước, KMnO4 oxi hoánhanh các chất hữu cơ và vô cơ. Thuốc tím được sử dụng với nồng độ 1-2 ppm cótác dụng tăng DO và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi (hàm lượng COD cũng giảmnhẹ).

3.2.4. Iodine (Povidone – Iodine,Polyvinyl Pyrrolidone Iodide) 

Iodinegiống Chlorine là một chất oxy hóa mạnh có thể diệt các vi sinh vật. Dung dịchPolyvinyl Pyrrolidone Iodide 10% có tác dụng diệt khuẩn khi trong môi trường cónhiều chất hữu cơ (không bị bất hoạt).

3.2.5. Benzalkonium chloride – BKC (alkyldimethyl benzyl ammonium chloride) 

BKC là hợp chất củaalkylbenzyl dimethylammonium chloride. Tương tự chlorine, BKC là chất độc đối với vi sinh vật, liềudùng từ 0,6 – 1 ppm và 0,3 – 0,6 ppm, 7 – 10 ngày/lần.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn