Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Asian 2019: Việt Nam vs Nhật Bản - Tử thủ cùng Samurai xanh

Đăng 5 năm trước

Người hâm mộ Việt Nam đã từng chứng kiến cái sức mạnh ấy của những Samurai xanh trong vòng chung kết World Cup vừa qua khi mà Nhật là đại diện châu Á duy nhất vượt qua vòng bảng và chỉ chịu dừng bước trước đội tuyển Bỉ với hàng sao khủng trong một trận đấu mà Nhật đã bất ngờ vươn lên dẫn trước với 2 bàn cách biệt. Và hôm nay, những chàng trai Việt Nam đối đầu với những chiến binh Samurai xanh được xem là một thách thức lớn nhất từ khi tuyền trưởng Park dẫn dắt đội tuyển Việt Nam.

Samurai và lưỡi gươm Kantana

Người Nhật nổi tiếng với kĩ thuật làm gươm hàng đầu thế giới với món sản vật Kantana. Trên hết thanh gươm của samurai là biểu tượng cho một tinh thần thượng võ và từ samurai có nghĩa là Võ sĩ Đạo. Trong cách dùng gươm của một samu rai, họ dùng cả hai loại gươm một dài một ngắn. 

Katana là vũ khí nổi bật nhất của các Samurai với chiều dài ít nhất 60 cm và chỉ có một lưỡi. Các võ sĩ Nhật Bản sử dụng loại kiếm hình hơi cong và vô cùng sắc bén này để chém đối phương trong khi tác chiến. Chuôi kiếm Katana đủ dài để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, các Samurai sẽ đeo lưỡi kiếm quay lên phía trên.

Tanto còn có tên gọi khác là Đoản đao vì chiều dài của dao rất ngắn. Tanto kết hợp với Katana để trở thành bộ kiếm đôi gọi là Đại – Tiểu, biểu tượng cho tác phong và danh dự của Samurai. Theo nghiên cứu, loại vũ khí này được sử dụng để đâm các đối phương. Tuy nhiên, võ sĩ cũng sử dụng loại dao găm nhỏ này trong nghi thức Seppuku, tự mổ bụng, khi họ muốn khẳng định lòng trung thành hoặc danh dự của bản thân. Ngoài ra, nhiều người vợ của các samurai Nhật Bản đã dùng Tanto để bảo toàn danh tiết.

Trong cận chiến khi cần thiết một samurai có thể sử dụng cả hai loại kiếm này để đảm bảo được sực tấn công hay phong thủ, ở khoảng cách xa gần đều mang tính hiệu quả.Có thể ví von đội bóng xứ mặt trời mọc  là những chiế binh samurai xanh. Họ dùng cả hai loại gươm trên trong chiến thuật bóng đá của mình, cả Sở Trường lẫn Sở Đoản.  

Điều đó thể hiện rõ trong mùa World Cup vừa qua khi họ thi đấu với những đối thủ tầm cỡ họ vẫn dạn thi triển những pha đi bóng kĩ thuật lẫn tranh chấp thể lực với những đối phương Âu – Mỹ một cách thuần thục như Sở Trường một phong cách để lại từ thời hảo thủ Zico của Brazil dẫn dắt Nhật Bản. Có lúc người ta gọi Nhật Bản là Brazil của châu Á.Trong Asian Cup 2004, Nhật Bản với nền tảng kĩ thuật vượt trội đã chọn lối đá Lấy Tấn Công Làm Phòng Thủ của Zico. Người ta đã  chứng kiến một tuyển Nhật Bản hay nhất lịch sử, với thứ bóng đá đẹp mắt, nhưng cũng giàu sức mạnh. 

 Ấy thế mà, tại vòng chung kết Asian năm nay họ lại thi đấu một lối đá rất Sở Đoản và mưu mô thực dụng, khiến đối phương không ít khó chịu. Dĩ nhiên, trong bóng đá chiến thắng mới là yếu tố cần thiết nhất để nói về một đội tuyển. Và đây được coi là bài toán thách thức thầy trò HLV Park Hang Seo.

“Chiếc giày nhỏ” Nhật Bản đã vươn mình

Những năm 1959, 1960, bóng đá Việt Nam thuộc hạng mạnh của châu lục. Ngoài chức vô địch SEAP Games 1959, vô địch Merdeka 1966, bóng đá Việt Nam từng đứng hạng tư châu Á vào các năm 1959, 1960. Năm 1959, bóng đá Việt Nam từng thắng Hàn Quốc (khi ấy đang là đương kim vô địch châu Á) 3-2 tại Malaysia. Sau chiến thắng đấy, đội tuyển Nhật năn nỉ được sang Sài Gòn thi đấu giao hữu với bóng đá Việt Nam chỉ để học hỏi kinh nghiệm. Lần ấy đội tuyển Nhật bị thua đến ba bàn trắng. Trấn giữ khung thành đội Việt Nam là “lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng cũng là thủ môn đội tuyển châu Á. Tại bữa tiệc chiêu đãi sau trận đấu, lãnh đạo đoàn bóng đá Nhật tại Sài Gòn đã tặng cho đại diện bóng đá Việt Nam một đôi giày nhỏ và ví von: “Bóng đá Nhật ví với bóng đá Việt Nam nhỏ bé như đôi giày này. Chúng tôi mong một ngày nào đó bóng đá Nhật sẽ lớn mạnh và sánh vai cùng bóng đá Việt Nam”. 

Và chiếc giày nhỏ của châu Á năm ấy hôm nay đã vươn tầm vượt khỏi trình độ châu lục. Với những hàng danh thủ thi đấu tại châu Âu  Maya Yoshida (Southampton), Hiroki Sakai (Marseille), Gotoku Sakai (Hamburg); Gen Shoji, Naomichi Ueda (Kashima Antlers).

Đấu với Nhật bằng tinh thần Nhật

Bảng lĩnh thi đấu của các thủ trẻ nhất giải đến từ Việt Nam đã khiến giới chuyên môn châu Á khâm phục. Một một bước tiến thần tốc chỉ trong vòng một năm, Việt Nam đã khiến những cường quốc bóng đá phải nếm mùi thất bại. Đó không phải là những chiến thắng dễ dàng mà là từ tinh thần chiến đấu không biết mệt mỏi của các cầu thủ đến phut cuối cùng. Chúng ta thường thấy Việt Nam bị các đối thủ mạnh dồn ép kinh khủng, bị dẫn bàn nhưng chúng ta đã vượt qua những rào cản to lớn ấy bằng cái nghị lực không thua kém gì những Samuarai xứ Phù Tang – Một tinh thần tử thủ. 

Hơn nữa, yếu tố kỉ luật thép cũng đã được Việt Nam tổ chức tốt hơn trong từng trận đấu. Các cầu thủ đoàn kết như một gia đình dù rằng họ đến từ các câu lạc bộ khác nhau ở giải quốc nội không mấy danh giá trong khu vực, đó là thành công trong việc gắn kết họ của thầy Park, điều mà hiếm thấy trong các thế hệ cầu thủ trước đây của Việt Nam. Kỉ luật là sức mạnh của chiến thắng người Nhật hiểu rõ điều đó và chúng ta cũng thấm nhuần triết lý này.

Có thể nói đêm nay khi cả châu Á đang nghiêng cán cân về tuyển Nhật Bản chúng ta đang đối diện với một thách thức lớn, nhưng thách thức càng to thì vinh quang càng lớn lao. Chúng ta có một tâm lý thi đấu thoải mái hơn Nhật vì so ra đến đây cũng là một thành tích đối với người Việt Nam.Tuyển thủ Hồng Duy chia sẻ: “Có lẽ NHM đang quá hưng phấn khi Việt Nam lọt vào tứ kết. Nhưng chúng tôi đều biết Nhật Bản là đội tuyển rất mạnh của châu Á lẫn thế giới, nên sẽ phải nhập cuộc với sự tôn trọng lẫn thận trọng cao nhất, nhưng không vì vậy mà chúng tôi ngán ngại họ. Anh em chúng tôi đã xác định, cứ vào trận là chiến hết mình, còn kết quả thế nào là chuyện của sau 90 phút hoặc 120 phút thi đấu”. Riêng trung vệ Duy Mạnh bày tỏ: “Đá với Nhật Bản là xác định cửa rất khó, nhưng bóng chưa lăn thì cả hai đội đều có cơ hội ngang nhau mà thôi”. 

Thành công là hai từ dành cho tuyển Việt Nam trong trận đấu chiều nay bất chấp tỉ số ra sao. Họ sẽ chiến đấu mạnh mẽ hơn tinh thần tử thủ của samurai.

Hồ Hoàng Anh

Chủ đề chính: #asian_cup_2019

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn